La Liga dưới bóng "người khổng lồ" Barca

Có quá nhiều bất ngờ xảy ra ở bóng đá xứ sở đấu bò, nào là sự vượt trội của Barca, sự thiếu ổn định của nhóm ƯCV ngôi VĐ, hiện tượng bùng nổ bàn thắng… và cuối cùng là chẳng thấy nổi bóng dáng chú “ngựa ô” nào như mọi năm.


Barca vô địch mùa Đông

Guardiola đã đi vào lịch sử khi làm nên khởi đầu tốt nhất cho Barcelona với 13 chiến thắng, 2 hòa và chỉ phải chịu 1 trận thua. Đó là thất bại ở ngay trận mở màn trên sân tân binh Numancia. Nhưng có lẽ cũng nhờ cú ngã đau ấy mà thầy trò Pep thêm động lực để bứt phá đầy ngoạn mục ở giai đoạn sau.

Nên nhớ, sau mùa bóng 1995/96 không một đội bóng nào ở La Liga có thể vươn tới cột mốc 41 điểm sau 16 vòng đấu. Ngay cả giai đoạn đỉnh cao dưới thời người tiền nhiệm Frank Rijkaard (2004/05), Barca cũng chỉ đạt tới ngưỡng 39 điểm sau 19 vòng đấu. Thành tích tốt nhất của Real cũng chỉ có 38 điểm trong 2 mùa bóng 1996/97 và 2007/08.

Sức mạnh của Barca dưới triều đại Guardiola đã được thừa nhận sau khi đội quân xứ Catalan đánh bại cả 5 kình địch lớn nhất tại La Liga. Đầu tiên là cơn địa chấn 6-1 trước Atletico, tiếp đến là 3-0 Sevilla, 4-0 Valencia, 2-1 Villarreal và đặc biệt là chiến thắng nghẹt thở 2-0 trước Real Madrid.

Chủ tịch Laporta tự hào mà rằng: “Barca giống như một chiếc xe F1 với 5 bánh”. Ở những năm đầu năm 2000, Barca chỉ có 3 chiếc là “thể thao”, “kinh tế” và “xã hội” nhưng đến thời điểm này, chiếc F1 ấy đã được bổ sung thêm “lòng đoàn kết, tự tôn dân tộc” và “tinh thần quốc tế”.

Như đã biết, “més que un club” (tạm dịch: còn hơn cả một CLB) đã trở thành slogan của FC Barcelona trong hơn 100 năm qua. Điều đó cũng có nghĩa, mỗi cầu thủ Barca không chỉ thi đấu cho bản thân, cho đội bóng mà còn cho cả xứ sở và đế chế Catalonya rộng lớn.

Pep Guardiola đã đúng khi nhất quyết xây dựng một Barca của người Catalan với nòng cốt là những ngôi sao trưởng thành từ lò đạo tạo La Masia như Xavi, Messi, Iniesta, Puyol… Riêng ý tưởng đó thôi, dù chưa biết sẽ thành công đến đâu nhưng nó đã thành danh vì chiếm được niềm tin và tình yêu của các CLB.

Chẳng phải CLB nào cũng đủ tiềm lực tài chính và có thừa lòng hảo tâm để từ chối mọi đề nghị quảng cáo, nhưng lại đi khuyếch trương từ thiện cho tổ chức UNICEF ngay trên ngực áo như chủ sân Camp Nou.

Ứng cử viên thất thế

Người hâm mộ xứ sở đấu bò đã kỳ vọng quá nhiều vào những đội bóng tiềm năng vô địch như Sevilla, Atletico hay Villarreal để rồi phải thất vọng trước sự thất thường của những ƯCV này. Bên cạnh sự vươn lên mạnh mẽ của Barca đã lấn át họ. Một nguyên nhân chính khác đó là vấn nạn chấn thương cũng khiến rất nhiều ông lớn ở La Liga lao đao và trượt dốc.

Điển hình như Real Madrid, mất quá nửa đội hình chính. Diarra, Nistelrooy và De la Red phải nghỉ thi đấu hết mùa, trong khi đó sự trở lại của những ngôi sao như Sneijder, Pepe, Heinze …vẫn còn bỏ ngỏ. Hay Sevilla, có giai đoạn đội bóng xứ Andalusia không còn nổi một tiền đạo nào, phải đẩy tiền vệ lên làm nhiệm vụ săn bàn.

Bùng nổ bàn thắng

Giải đấu cao nhất Tây Ban Nha năm nay bỗng dưng bùng phát những "cơn mưa" gôn. Thống kê sau 16 vòng đấu, La Liga đã có 493 lần lập công, trung bình 3,08 bàn/trận. Có thể đem so sánh với các giải đấu hàng đầu khác để thấy sẽ vượt trội của bóng đá xứ sở đấu bò.

Trong 4 giải còn lại chỉ có Đức xứng đáng sánh với Tây Ban Nha. Bundesliga đã có 462 bàn thắng trung bình 3,02 bàn/trận nhưng lại đá nhiều hơn La Liga 1 vòng (17). Ligue 1 dù chơi hơn 3 vòng (19) song mới có 423 bàn (2,23).

Serie A sau 17 vòng đấu mới có 413 bàn (2,4 bàn/trận). Ngay cả khi so sánh với Premier League, một giải đấu có truyền thống tấn công đẹp mắt và nhiều bàn thắng cũng mới có 452 bàn sau 18 vòng, tức chỉ đạt 2,5 bàn/trận. Thế mới biết, sức hấp dẫn của La Liga lớn đến mức nào.

Mùa này, 3 đội bóng phòng ngự kém nhất là Mallorca, Numancia và Sporting Gijon lần lượt phải nhận 29, 33 và 35 bàn thua. 3 đội, tấn công kém nhất là Almeria, Espanyol và Recreativo lần lượt chỉ có 16, 14 và 11 lần làm rung lưới đối phương. Trong khi đó, 3 đội bét BXH lại mang tên Espanyol, Recreativo và Osasuna.

Qua đó để thấy rằng 3 đội phòng ngự dở nhất chưa bị đẩy xuống nhóm “cầm đèn đỏ”, trong khi 2/3 đội tấn công kém nhất lại phải đối mặt với nguy cơ bị trả về Segunda (hạng 2). Và thật khó tin khi một đội bóng có hàng phòng ngự tệ hại nhất như Sporting Gijon vẫn đứng thứ 11 trên BXH. Phải chăng ở xứ sở đấu bò này, đội nào “bắn chậm thì chết”?!

Mất bóng “ngựa ô”

Mùa bóng năm ngoái, Almeria từng khiến những ông lớn phải ngạc nhiên trước sự khó chịu của đội bóng xứ Andalusia dưới thời HLV Unai Emery. Mùa trước nữa, Recreativo cũng khiến khối “ông kẹ” phải té nhào ở thành Huelva. Song đến mùa bóng năm nay, những Malaga, Numancia hay Sporting Gijon đều chưa thể hiện được gì nhiều.

Numancia, sau chiến thắng gây chấn động ngay trận mở màn trước Barca (1-0) lập tức lộ nguyên hình một đội bóng thiếu sức sống và chiều sâu đội hình. Sporing Gijon trở thành “rổ đựng trứng” cho Real và Barca với 2 thất bại kỷ lục 0-6 và 1-7.

Nói chung, La Liga năm nay có quá nhiều biến động. Đương cử như trường hợp của Getafe, đội bóng nổi tiếng với lối chơi đầy khó chịu, sau những trận thắng cực kỳ ấn tượng và hòa trong thế ngẩng cao đầu (3-1 Real, 4-1 Mallorca, Barca 1-1, Villarreal 3-3) lại thua dễ trước Osasuna, đội bóng ở đáy BXH với tỷ số đậm 2-5 ngay tại vòng 16 vừa qua.

Bình Minh (vietnamnet)

 

Khi những các cặp đấu của vòng 1/16 Champions League được xướng lên trong đêm Nyon, Thuỵ Sỹ vừa qua, giới chuyên môn cũng như người hâm mộ “xứ sở đấu bò” đang mơ về một mùa bóng toàn Tây Ban Nha. Thế nhưng, để biến giấc mơ thành hiện thực, con người ta cần phải vượt qua những thách thức đầy khắc nghiệt. Và những Barca, Real, Atletico hay Villareal có đem về giấc mơ ấy cho bóng đá Tây Ban Nha?

Josep Guardiola Sala gia nhập Barcelona ngày 28 tháng 6 năm 1984 từ Gimnàstic de Manresa sau kết quả từ sự nỗ lực của Oriol Tort. Chàng cầu thủ có biệt danh 'the lad from Santpedor' đến với Barça từ khi còn là một cậu bé, và đã thi đấu cho tất cả các đội trẻ của Barça cho đến khi được đưa lên đội hình chính.


Johan Cruyff đã cho Guardiola cơ hội thử sức đầu tiên trong 1 trận đấu của Barça tại Liga trên sân Camp Nou vào ngày 16 tháng 12 năm 1990. Ở tuổi 20, anh là một trong những cầu thủ góp công lớn nhất trong việc làm nên Dream Team.

Guardiola chiếm 1 vị trí quan trọng nhất trong đội hình lúc đó, anh là thủ lĩnh khu vực giữa sân, là cầu nối giữa hàng phòng ngự và tuyến trên, là người lãnh đạo, người cầm nhịp cho đội bóng. Cùng với Dream Team, Guardiola đã làm mưa làm gió trên đấu trường châu Âu, bảng vàng thành tích của anh chẳng còn thiếu chiếc cúp danh giá nào. Guardiola chơi giữa hàng phòng ngự và hàng tiền vệ, là cầu thủ phát động hầu như tất cả các đợt tấn công của Barça. Anh là người phân phối bóng, người điều khiển nhịp độ trận đấu. Cầm và giữ bóng, giữ vai trò quan trọng trong lối chơi của Barça, thậm chí điều khiển cả lối chơi của đồng đội. Có thể nói không ngoa rằng Guardiola chính là chìa khoá để cỗ máy Barcelona vận hành một cách hoàn hảo.

Chàng tiền vệ đến từ Santpedor đã được nhận băng đội trưởng từ Bakero. Anh là cầu thủ được hâm mộ nhất trong đội hình Barça thời đó, tình yêu của anh với CLB đã chinh phục tất cả các cổ động viên, và anh từ lâu đã là một biểu tượng của Barça, cái bóng của anh bao trùm khắp cả sân Camp Nou, anh là một tấm gương để các cầu thủ tại La Masia noi theo.

Mùa giải 97-98 thực sự là một cơn ác mộng của Guardiola bởi chấn thương gân kheo, chấn thương này đã làm anh phải nghỉ thi đấu trong gần 1 năm, cầu thủ đội trưởng của Barça có những lúc thưởng chừng như phải chấm dứt sự nghiệp cầu thủ khi đang ở đỉnh cao phong độ. Nhưng sau cuộc phẫu thuật, cùng với 1 thời gian dài bình phục, anh đã lại có thể tiếp tục thi đấu. Nhưng vết chấn thương đó đã khiến Guardiola không thể tham dự WC 98 cùng với đội TBN, và TBN đã không thể vượt qua vòng 1, do thiếu vắng vị thủ lĩnh này. Sau một thời gian dài bình phục, anh đã trở lại và tiếp tục cùng với Barça chinh phục những đỉnh cao mới.

Guardiola ăn mừng chức VĐ cùng các đồng độiTừ khi đến với Barça, the 'lad from Santpedor' đã cùng CLB giành được 6 danh hiệu vô địch Liga, một lỷ lục mà cho đến bây giờ chỉ chịu thua Ramallets huyền thoại.

Trong danh sách những chiếc cúp mà người đội trưởng Dream Team đã giành được còn có cúp C1, C2.... một thành tích mà bất kỳ cầu thủ nào đều mong ước. Những thành tích đó đã đưa Guardiola trở thành một người hùng của sân Nou Camp, chắc chắn các CĐV sẽ còn nhắc nhiều đến tên anh, cái tên gắn liền với giai đoạn thành công nhất trong lịch sử CLB.
Dù rằng đã giành được mọi vinh quang với Barça, nhưng sự nghiệp của Guardiola tại đội tuyển TBN lại rất khiêm tốn, hầu như không có gì. Anh thi đấu 46 trận cho đội TBN và ghi được 5 bàn thắng.

Sau khi rời sân Camp Nou, Guardiola đã sang thi đấu tại Serie A trong màu áo của Brescia và A.S Roma.

Cuối mùa giải 2006 - 2007, sau khi Barça B bị rớt xuống hạng Tư, Guardiola đã được ban lãnh đạo câu lạc bộ mời làm HLV của Barça B bắt đầu từ mùa bóng 2007 - 2008.
Và hiện tại
 
Mùa giải 2008-2009, Laporta gạt bỏ ngoài tai những lời ong ve các vị trí ứng cử chiếc ghế huấn luyện viên trưởng cho Barça đồng thời vững vàng trước cơn sóng tín nhiệm của ban lãnh đạo để đặt bút ký với Pep bản hợp đồng được coi là phiêu lưu. Pep chính thức dẫn dắt Barça với vốn huấn luyện ít ỏi. Trao chiếc ghế đội trẻ cho L.Enrique, Pep xắn tay xây dựng lại một Barça đang rệu rã với các ngôi sao tìm cách bỏ đội bóng.

Thông điệp của Laporta sau cuộc bầu cử bất tín nhiệm là rất rõ ràng: danh dự và trách nhiệm.

Barça đang bay cao trên đôi cánh thiên thần với khoảng cách quá xa với các đối thủ. Tập thể của Pep đã ghi nhiều kỷ lục trong mùa bóng và có lẽ nó vẫn chưa dừng lại. Tất cả đều lấy làm lạ khi một huấn luyện viên trẻ và ít kinh nghiệm như Pep có thể vực dậy một người khổng lồ đang lún sâu vào khủng hoảng như Barça. Nhưng chắc chắn Laporta không lấy làm lạ. Ông biết Guardiola là người Mohican cuối cùng.
Cái bắt tay trao quyền thành công

Châu Âu dưới chân những "đại pháo hai nòng"

Mùa giải ở châu Âu đã hoặc sắp đi qua 1/2 chặng đường với những sắc thái và cảm xúc khác nhau. Bàn thắng tất nhiên vẫn là điều quan trọng nhất trong từng trận đấu, để từ đó người ta tìm ra những cỗ "đại pháo hai nòng" đang "nổ vang" ở lục địa già.


Từ Tây Ban Nha - nơi La Liga đang diễn ra tình trạng "lạm phát" bàn thắng, đến Italia - nơi mà Serie A nổi tiếng khô khan; từ nước Anh - với sự hào nhoáng của Premier League, đến Ukraina lạnh giá - với Premier-Liha đang ngày một hấp dẫn... người ta luôn được chứng kiến sắc màu khác nhau của các bàn thắng.

Trong bóng đá hiện đại, sự thực dụng được đề cao hơn rất nhiều so với nửa thế kỷ trước. Chính vì thế, những bàn thắng được ghi luôn mang nhiều cảm xúc đặc biệt hơn. Có nhiều chiến thuật khác nhau, nhiều cách tiếp cận khung thành khác nhau, nhưng điểm chung là phần lớn các CLB đều sử dụng bộ đôi trên hàng tấn công.

Barça là "vua"

Ở xứ Cataluna, những người yêu mến Barcelona đang phát cuồng với phong độ ấn tượng của đội bóng có tuổi đời 109 năm này. Sau 15 vòng đấu, không chỉ tạo khoảng cách an toàn 8 điểm với đối thủ xếp phía sau, Barca của Pep Guardiola còn đang thể hiện sức công phá cực kỳ ấn tượng, với 46 bàn thắng.

Sức công phá mà Barca đang thể hiện có sự đóng góp rất lớn của cặp tấn công Samuel Eto'o - Lionel Messi. Cỗ "đại pháo hai nòng" ở Camp Nou đã "bắn" tổng cộng 25 trong số 46 bàn thắng của Barca, với 15 của tiền đạo người Cameroon và 10 của người đồng đội mang quốc tịch Argentina (chưa kể Henry cũng có 7 bàn).

Có thể nói, tình trạng "lạm phát" bàn thắng ở La Liga mùa này có một nguyên nhân rất lớn từ Barca. Kể từ đầu mùa, với phong độ ấn tượng của bộ đôi Eto'o - Messi, có đến 6 lần "Culés" ghi vào lưới đối thủ của mình từ 4 bàn thắng trở lên, một thành tích mà không đội bóng châu Âu nào sánh kịp.

Không bằng Barca, nhưng Atletico Madrid cũng đang sở hữu một trong những cặp tấn công nguy hiểm nhất ở Liga mùa này, khi Diego Forlan (10) - Kun Aguero (8) đã có đến 18 bàn, chiếm hơn một nửa số bàn thắng của đại diện thủ đô.

Tại Serie A, những CĐV thành Florence cũng đang ngất ngây trong các bữa tiệc bàn thắng, cho dù đội nhà không thể giành vé dự vòng knock-out Champions League. Fiorentina có thể không cạnh tranh được với các đại gia trong cuộc đua Scudetto, nhưng các đối thủ luôn phải dè chừng đội bóng áo Tím với cặp bài trùng Alberto Gilardino - Adriano Mutu.

Tính đến trước giai đoạn nghỉ Đông, Gilardino đã có đến 12 bàn và không phải nhờ đến quả penalty nào như các đồng nghiệp Di Vaio và Milito. Trong khi đó, được bố trí thấp hơn nhưng Mutu cũng đã 6 lần "nổ súng".

Tổng cộng bộ đôi Gila - Mutu đã ghi đến 2/3 số bàn thắng cho Fio (18 trong số 24 bàn). Cặp Milito - Sculli của Genoa còn ảnh hưởng mạnh hơn lên CLB của mình. Tính đến sau vòng 16 Serie A, chỉ có 5/23 bàn thắng của Genoa không do bộ đôi Milito và Sculli thực hiện.

Chelsea cũng đang sở hữu cặp bài trùng hay nhất Premier League tính đến thời điểm này, Nicolas Anelka - Frank Lampard. Dù một trong số này đá tiền đạo, và người còn lại hoạt động ở giữa sân, nhưng họ đã đóng góp cho Chelsea 19 bàn, nhiều hơn bất kỳ bộ đôi nào khác trên phạm vi nước Anh.

"Cổ tích" ở Hoffenheim

Trong số những cái tên kể trên, không một ai còn xa lạ trên phạm vi toàn thế giới, khi mà bóng đá là môn thể thao vua và cũng là nghề mang tính thương mại cao. Thế nên, sẽ không bất ngờ khi họ có mặt trong hàng ngũ những chân sút tốt nhất châu Âu trong giai đoạn lượt đi của mùa giải 2008/09.

Nhưng việc một tân binh của Bundesliga bất ngờ giành ngôi quán quân mùa Đông - Hoffenhiem - đang sở hữu cặp tấn công ngang ngửa với Eto'o - Messi, có thể xem là điều bất ngờ. Nửa năm trước, không mấy người biết đến Vedad Ibisevic - Demba Ba sau khi đã đánh vần đi đánh vần lại, nhưng giờ thì khác.

Sau giai đoạn lượt đi, một mình Ibisevic đã ghi đến 18 bàn cho Hoffenhiem, dẫn đầu trong cuộc đua giành "Chiếc giày vàng" châu Âu mùa 2008/09 (tiền đạo người Bosnia-Herzegovina còn có 7 đường chuyền thành bàn). Người đá cặp với Ibisevic, Demba Ba, cũng đã kịp bổ sung vào bảng thành tích sự nghiệp của mình 7 bàn ở Bundesliga.

Hoffenhiem như một câu chuyện cổ tích lãng mạn nhất châu Âu mùa này, và Ibisevic - Ba là những nhân vật chính trong câu chuyện ấy. Họ khiến Patrick Helmes - Stefan Kiessling (20 bàn, Leverkusen) hay Toni - Klose (15 bàn, Bayern Munich) hoàn toàn bị lu mờ. Với những người mơ mộng, tất cả đều hy vọng "đại pháo hai nòng" Ibisevic - Ba sẽ giúp Hoffenhiem làm nên điều thần kỳ vào cuối mùa.

Những giải đấu thấp hơn cũng không thiếu các "khẩu pháo hai nòng" đang gây ấn tượng mạnh. Tại CH Czech, Tomas Necid và Tijani Belaid đang giúp Slavia Prague bay cao trên ngôi đầu bảng Gambrinus Liga (19 bàn). Kris Boyd và Kenny Miller (22 bàn) giúp Rangers nỗ lực bám đuổi Celtic trên bảng xếp hạng Scottish Premier League.

Ở Hà Lan, AZ Alkmaar đang tiến gần đến ngôi VĐ mùa Đông với sự đóng góp không nhỏ từ phía Mounir El Hamdaoui (14 bàn) và Ari (7 bàn). Ismael Bangoura và Artem Milevsky, với tổng cộng 20 bàn, đang giúp Dinamo Kiev làm mưa làm gió ở Premier-Liha (Ukrainian Premier League) với 6 điểm nhiều hơn đội nhì bảng Metalist Kharkiv...

Những gì đang diễn ra ở châu Âu mới chỉ là giai đoạn lượt đi. Vẫn còn một chặng đường rất dài ở phía trước, và khi mùa giải khép lại vào tháng 5/2009, chắc chắn sẽ có thêm những "khẩu thần công" khác "nổ vang" trên bầu trời lục địa già...

Những "khẩu pháo hai nòng" xuất sắc nhất châu Âu
STT Cầu thủ CLB Giải VĐQG Tổng
1 Eto'o 15 Messi 10 Barcelona TBN 25
  Ibisevic 18 Demba Ba 7 Hoffenhiem Đức 25
2 Kris Boyd 15 Miller 7 Ranges Scotland 22
3 El Hamdaoui 14 Ari 7 AZ Hà Lan 21
4 Helmes 12 Kiessling 8 Leverkusen Đức 20
  Bangoura 12 Milevsky 8 Dinamo Kiev Ukraina 20
5 Anelka 14 Lampard 5 Chelsea Anh 19
  Necid 11 Tijani Belaid 8 Slavia Prague CH Czech 19
6 Forlan 10 Aguero 8 Atletico TBN 18
  Gilardino 12 Mutu 6 Fiorentina Italia 18
  David Villa 12 Mata 6 Valencia TBN 18
  Pizarro 10 Diego 8 Bremen Đức 18
  Milito 12 Sculli 6 Genoa Italia 18
  Milan Baros 11 Lincoln 7 Galatasaray Thổ Nhĩ Kỳ 18
* Số liệu chỉ tính trong 15 giải VĐQG dẫn đầu bảng xếp hạng 5 năm của UEFA, với mỗi giải đấu được cử ít nhất 2 CLB tham dự Champions League. Riêng giải VĐ Nga thi đấu trong 1 năm và đã kết thúc.
Kim Ngân (vietnamnet)

Các bài khác …