Nghệ thuật phòng ngự kiểu Ý và gót chân Asin của nó

Champions League
Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Là một người biết lắng nghe thì ai cũng quá rõ danh tiếng của nghệ thuật phòng ngự kiểu Ý Catenacio rất giỏi trong việc bảo vệ mành lưới suốt 90 phút của trận đấu. Nhưng là một người tinh mắt thì có thể nhận ra Milan không phải là đội bóng phòng ngự kiểu Ý đạt hiệu quả cao nhất khi phải vào lưới nhặt bóng đến ba lần.

Bóng đá ngày nay đã bỏ vị trí hậu vệ quét đá vị trí thấp nhất vì sự tiến bộ về thể lực của các hậu vệ và quan trọng nhất là việc áp dụng luật việt vị vào cuộc chơi. Người ta nói Juventus sinh ra để chinh phục Seria A và Milan là tay săn cúp châu Âu. Nhưng ở đấu trường châu năm nay, Milan đã để lộ gót chân Asin của lối chơi Ý.

Gặp một đối thủ như Barca, không một đội bóng nào tự tin đá với lối chơi thường thấy của mình trong suốt trận đấu vì lý do đơn giản nhất là họ không có nhiều thời gian chơi với bóng như thường lệ. Lẽ tự nhiên là đối thủ nào cũng phải phòng ngự để giảm thiểu sức tấn công của Barca. Người Ý luôn tôn sùng một thứ bóng đá phòng ngự kèm chết tay đôi hay phong toả khu vực nhằm chia cắt các tiền đạo của đối phương. Về mặt chiến thuật, việc bịt các hướng tấn công một cách có bài bản giúp hệ thống buộc đối phương phải chuyển sang đá cá nhân và đây là lúc các hậu vệ to khoẻ và thông minh thể hiện mình. Nếu bạn nhanh, chỉ cần qua họ nửa bước chân, bạn sẽ bị họ chuồi bóng rất chính xác. Nếu bạn kỹ thuật, bạn sẽ gặp phải sự dẻo dai trong đeo bám cho đến khi bước chạy xảy ra sai lầm. Nếu bạn đi qua người này sẽ rơi vào khu vực bị phong toả mà không thể nhìn thấy đồng đội mà bạn chỉ thấy tiếp một hậu vệ khác chắn trước mặt. Nếu quả thực bạn qua được hết thì bạn sẽ phải dừng lại trước vạch khu cấm địa vì họ sẵn sàng phạm lỗi. Người ta gọi phạm lỗi kiểu Ý là một nghệ thuật vì phạm lỗi thì dễ nhưng phạm lỗi để tránh ăn thẻ mới là đỉnh cao của một hậu vệ...kiểu Ý.

Ở trận lượt đi, với chút thiếu may mắn trong dứt điểm, một chút thiếu may mắn về nhận định của trọng tài và cả sự tiểu xảo kín kẽ từ các hậu vệ đối phương khi rừng áo trắng khe khuất tầm nhìn của ông vua sân cỏ đã giúp Milan bảo vệ mành lưới. Thế là từ đây đã ngộ nhận về phòng ngự kiểu Ý. Họ tung hô như thể khung thành của Abbiati là bất khả xâm phạm mà quên mất rằng khoảng cách từ an toàn đến báo động đỏ là quá gần và hoàn toàn dựa vào sự chính xác trong dứt điểm của Barca hơn là sự xuất sắc của hậu vệ đội mình.

Trong trận đấu sáng nay, Milan đã hết bài. Trước một Barca không sử dụng nhiều đường bóng bổng (thường giúp các hậu vệ có thời gian tổ chức cản pha do quãng đường bóng đi xa hơn và dễ phán đoán hơn) mà là lối chơi bóng ngắn chạy chỗ, Milan đã không đủ vững tinh thần để chịu được sức ép. Bản ngã của lối chơi phòng ngự Ý là phạm lỗi và chúng ta lại có dịp để tranh cãi về nó khi chú bò tót đối mặt với chiếc áo đỏ mà người đấu sĩ tung ra.

Trước tiên phải đặt vấn đề rằng đá với Barca mà không phạm lỗi thì hơi lạ. Nhất là với Messi hay Iniesta. Trước khi bị sai lầm ở bàn thua đầu tiên, Milan đã được báo động đỏ ít nhất hai lần. Và ở lần quyết định, các hậu vệ của Milan đã phải ra chân chứ không thể đứng nhìn tiền đạo đội chủ nhà thử thách tiếp Abbiati. Messi quá nhanh khi giành lại được quả bóng và hậu vệ Milan quá chậm khi vào bóng. Trọng tài đứng ngay đó và Milan đành thúc thủ. Tranh cãi xảy ra ở pha bóng thứ hai. Đây là pha bóng không rõ ràng với người xem. Đúng là như vậy và đó mới gọi là phạm lỗi kiểu Ý. Hậu vệ nhẹ nhàng túm lấy áo đối phương và chỉ cần tác động nhẹ để giảm vận tốc đối phương tiếp xúc bóng cũng đã đủ để đối phương không xử lý thành công. Ở lượt đi, Puyol bị tóm áo còn thô hơn nhiều và nó đủ để đội trưởng tóc xù đánh đầu trượt khung thành. Nhưng lần này thì người Ý gặp phải một bà già chính hiệu mà một hậu vệ được coi là đỉnh cao nhất nước Ý tự biến mình thành kẻ cắp. Trong pha bóng này, Busquets biết được rằng Nesta đang tóm áo mình. Puyol và Busquets luôn đứng gần nhau (thường là Puyol và Pique) và chỉ di chuyển chéo nhau để nhằm mục đích hậu vệ đối phương vướng. Một pha diễn hoàn hảo khi trọng tài đứng cách có vài mét. Busquets quyết định chạy chéo về hướng bóng và lướt qua mặt Puyol. Nesta vẫn kéo áo khi bóng chưa được chuyền. Khi Busquets chạy lướt mặt Puyol thì lẽ dĩ nhiên hoặc Nesta phải buông áo để tránh Puyol nhưng rất tiếc hậu vệ lão luyện này là người Ý và anh đang thực hiện kỹ năng bắt chết. Một va chạm xảy ra giữa Nesta và Puyol, thế là Nesta bị khựng lại trong khi Busquets vẫn di chuyển. Nếu là tay bình thường, Busquets thừa sức bỏ lại Nesta phía sau. Nhưng không. Anh ta ngã xuống và kéo theo đó là hậu vệ đối phương. Tất cả chỉ xảy trong trong vòng một giây đồng hồ và Xavi đã tung đường chuyền theo hướng Busquets đang lao vào. Chỉ cần liếc mắt theo cung đường bóng, trọng tài đã nhìn ra pha bóng Nesta kéo áo đối phương mà chắc chắn không nhận ra pha va chạm nhẹ của Nesta với Puyol vì Puyol là người đứng phía sau hướng nhìn của trọng tài. Tất cả là một vở kịch diễn rất đơn giản. Nhưng nó trở lên hoàn hảo bởi một trọng tài khá nặng tay. Thật ra trong luật, dù anh ăn trộm 1 đồng cũng mang cái gông ăn trộm y như kẻ thủ tiêu cả một ngân hàng. Thế nên ở đây lối mòn được đưa ra là thổi cũng đúng mà không thổi chắc cũng chẳng sao vì sự thực là Barca bị phạm lỗi quá nhiều và họ cũng không muốn mất thời gian chơi bóng trong một thế trận quá áp đảo.

Trong một thế trận đã tạo ra và số cơ hội có thể ghi bàn được đưa đến thừa sức giúp Barca có thể hạ đối phương một trận đấu mà nếu tận dụng đủ thì có thể giật tít...kinh hoàng. Nhưng với một cú sút duy nhất thành bàn và gần chục cơ hội ghi bàn bị bỏ lỡ thì người Ý có quyền hy vọng vào may mắn bằng cách đánh vần Nờ-êu-nêu-sắc-Nếu. Vấn đề nằm ở chỗ họ đá hiệu quả cực cao nhưng cái lỗi giết chết họ nằm ở cái gót chân yếu nhất của kiểu đá phòng ngự. Giá sử nếu trọng tài chính xác như một trò chơi điện tử thì trận lượt đi sẽ là thảm hoạ của Milan rồi và Allegri cũng không vì thế mà quá dựa vào việc năm ăn năm thua trong việc va chạm với đối phương để hy vọng một bàn thắng sẽ làm lên lịch sử. Phạm lỗi trở thành nỗi ám ảnh của người Ý và cái chết của nghệ thuật phạm lỗi nằm trên chấm phạt đền. Milan đã tự dựng lên hai cái giá treo cổ và họ vô tình đóng vai kẻ cắp chính sự sống của cả đội bóng.

Mascherano quá xuất sắc. Ảnh: MD

Thật thú vị nếu xem hết cả trận và nhận ra đội bóng có hàng phòng thủ chắp vá như Barca thậm chí đá có 3 hậu vệ lại hoá giải toàn bộ 3 tiền đạo đối phương. Nếu trừ đi pha bóng thiếu quan sát của Mascherano thì hàng hậu vệ của Barca có một trận đấu viêm mãn. Điểm sáng nhất là Mascherano với gần mười sáu pha vào bóng chính xác hoá giải toàn bộ pha lên bóng của đối phương. Người Ý đang rất giận hậu vệ của mình thì nên nhìn vào hậu vệ số 14 của Barca. Anh ta hội tụ đủ tố chất để xuất hiện trong hàng hậu vệ nào muốn đá Catenacio. Việc Barca có Catenacio và Tiki-taka trong cùng một trận đấu quả là điều ngạc nhiên rất lớn và mọi tiểu tiết của bóng đá trở thành vô nghĩa nếu ta không cảm nhận được cái đẹp của nó. Milan muốn có chiếc phao để trút nỗi buồn thì họ đã có chiếc phao phạt đền. Nhưng nỗi buồn lớn nhất của họ là việc họ bị đánh cắp mất truyền thống của lối chơi. Âu cũng là việc đội bóng Ý an ủi rằng Barca vẫn là kẻ cắp còn họ vẫn là...bà già.

Write comments...
or post as a guest
Loading comment... The comment will be refreshed after 00:00.

Be the first to comment.