Khi đã bội thực với thứ đặc sản mà hai nhà đầu bếp Pep – Mou mang đến trong suốt 3 năm qua, người hâm mộ tỏ ra chán ngán, giới chuyên môn cạn kiệt ý tưởng, cánh báo chí cũng cảm thấy khó khăn khi khai thác chủ đề nóng bỏng này.
Sự ra đi của Pep, dù luyến tiếc, nhưng chắc chắn sẽ mang đến sức sống mới cho những trận siêu kinh điển tiếp theo. Dưới thời Pep, Barça liên tục được cải tiến, nâng cấp qua từng năm nhưng không phải cải tiến nào cũng tốt, nâng cấp phiên bản mới chưa chắc đã chạy ổn định như phiên bản cũ. Điều này ít nhiều được kiểm chứng qua thành tích nghèo nàn của Barça mùa giải vừa qua.
Còn với Real, đội bóng được xây nên từ một nền móng tuy khác với truyền thống nhưng tính hiệu quả của nó thì không hề thua kém. Real Moudrid ngày một nguy hiểm hơn, đáng sợ hơn cho dù không có nhiều những thay đổi cách tân trong lối chơi. Có chăng chỉ là hoàn thiện lối đá lên mức nhuần nhuyễn, đơn giản hóa nhưng đồng thời tối ưu hóa từng miếng đánh, từng ý tưởng chiến thuật.
Thời lượng và không gian kiểm soát bóng: con dao hai lưỡi?
Trong 4 năm qua, Barça luôn áp đảo đối phương về thời lượng và không gian kiểm soát bóng. Tỷ lệ này tăng dần từng năm và đạt đỉnh lên tới 80% ở một số trận đấu. Người ta đã từng kỳ vọng rất nhiều vào một đội hình siêu tấn công với 3 hậu vệ, vào thời lượng kiểm soát bóng áp đảo tuyệt đối, vào sự đột biến của hàng tiền vệ luôn có xu hướng dâng cao thành tiền đạo ảo...Nhưng thất bại ở hai mặt trận quan trọng nhất không khỏi khiến cho Cule cảm thấy thất vọng và hụt hẫng. Người ta có thể đổ lỗi cho sự thiếu may mắn, vào những chấn thương đáng tiếc của Villa, của Abidal nhưng không thể không nhìn ra tính hiệu quả trong 80% thời lượng và không gian kiểm soát bóng đã giảm đi đáng kể.
Trong khi đó, phía bên kia chiến tuyến, Real không có những con số thống kê thuyết phục kể trên nhưng họ lại có chức vô địch Liga với kỷ lục về điểm số và số bàn thắng.
Phải chăng Pep đã sai và Mou đã đúng?
Đáng sợ đối đầu Nguy hiểm
Real là một đội bóng nguy hiểm. Họ luôn tỏ ra nguy hiểm trong mọi thời điểm của trận đấu kể cả khi họ đang lùi cả đội hình về sân nhà để phòng ngự, kể cả khi thời lượng kiểm soát bóng của họ thua thiệt đối thủ.
Barca là có là đội bóng nguy hiểm? AC Milan hùng mạnh cũng phải nhập cuộc với tư thế cửa dưới ngay trên sân nhà. Gã nhà giàu Chelsea thì bê nguyên chiếc xe buýt 2 tầng - công thức chiến thắng của Hiddink để đối đầu với Barca. Barça đáng sợ? Đúng! Nhưng Barça không phải là đội bóng nguy hiểm. Trong cả một tiếng đồng hồ cầm bóng, họ cứ mải mê ban chuyền loanh quanh ngoài vòng cấm địa nhằm kéo dãn hàng thủ đối phương trong khi đối phương cứ giả câm giả điếc nhường 80% không gian cho Barça thỏa sức đá ma. Số những cơ hội nguy hiểm đều trông cả vào sự đột biến của Iniesta, của Messi, của tiền đạo ảo Cesc. Cũng cần nói thêm về vai trò của tiền đạo ảo. Có lẽ nó chỉ phát huy tối đa tác dụng khi Barça đá phản công. Nhưng phản công không có trong ADN của Barca!
Bàn tay nhỏ?
Pep đã tặng cho Mourinho một bàn tay nhỏ trong một ngày đầu đông mà chiếc khăn màu tro xám càng khiến cho khuôn mặt bất lực của Mourinho trở nên thảm hại. Trong lần đối đầu đó, Pep đã có hơn một năm dẫn dắt Barça trong khi Mourinho vừa mới chân ướt chân ráo tới Real. Ở lần đối đầu này, Tito mới là lính mới trong khi Mourinho đang vô cùng tự tin sau một mùa giải tạm coi là thành công. Còn một điểm tương đồng nữa là Tito cũng có giai đoạn khởi động tiền mùa giải không thể tuyệt vời hơn với một chuỗi chiến thắng liên tiếp. Mourinho của hai năm trước cũng y hệt như vậy.
Nhưng Cule cũng có quyền hi vọng vào những bản hợp đồng chất lượng với Alba và Song. Ở mùa trước, việc để Adriano hoặc Iniesta khoan phá cánh trái không để lại một dấu ấn nào rõ rệt. Với sự có mặt của Alba, hai cánh của Barça trở nên cân bằng và khó lường hơn rất nhiều.
Một chiến thắng bàn tay nhỏ? Có thể lắm! Nhưng vào má ai đây?
or post as a guest
Be the first to comment.