Chú cừu bay và Leo Messi

Bản tin Camp Nou
Typography
  • Smaller Small Medium Big Bigger
  • Default Helvetica Segoe Georgia Times

Cô bé người Palestine Salha Hamadin (áo đỏ)

Trong một cuộc thi viết chuyện cổ tích quốc tế nổi tiếng mang tên nhà văn Hans Christian Andersen diễn ra tại Ý hồi đầu năm 2012, cô bé người Palestine Salha Hamadin đã đoạt giải nhất hạng mục dành cho thanh thiếu niên với câu chuyện về “chú cừu bay và Lionel Messi”.

{xtypo_rounded_left2}Chú cừu bay Hantush mang cô đến với đất nước Tây Ban Nha, nơi cô gặp được thần tượng bóng đá Lionel Messi của Barcelona. Tiền đạo người Argentina cùng cô bé trở về vùng Bờ Tây và anh hứa sẽ giúp cô bé sửa chữa lại một sân bóng địa phương của cộng đồng nơi cô ở.{/xtypo_rounded_left2}

Nỗi đau khi phải chứng kiến cảnh quân đội Israel san bằng mảnh đất quê nhà Bedouin nơi Salha Hamadin sinh sống đã trở thành cảm hứng để cô bé 14 tuổi này viết nên một câu chuyện cổ tích của thời hiện đại.

Hồi đầu năm 2012 vừa qua, Salha, cô bé đến từ cộng đồng người Bedouin nghèo khổ của Palestine gần biên giới với Jerusalem đã trở thành người chiến thắng của cuộc thi ‘Hans Christian Andersen Fairy Tale Bay’ hạng mục dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Cuộc thi quy tụ khoảng 1200 bạn trẻ ở độ tuổi từ 11 đến 16 trên toàn thế giới tham gia. Cuộc thi mang tên của nhà văn người Đan Mạch thế kỷ thứ 19 nổi tiếng thế giới bởi những câu chuyện cổ tích và chuyện ngụ ngôn diễn ra ở thị trấn Sestri Levante của Ý mỗi năm với mục đích tạo sân chơi và khám phá các tác phẩm văn học của trẻ em toàn thế giới do chính các em sáng tác.

Mang tên “Hantush”, câu chuyện đoạt giải nhất của Salha không chỉ phản ánh thực tế cuộc sống đầy gian khổ của cô bé và gia đình tại vùng Bờ Tây mà còn khắc hoạ những mơ ước con trẻ quá đỗi đẹp đẽ về một thế giới hạnh phúc, hoà bình. Câu chuyện bắt đầu khi một xe ủi đất của quân đội Israel tiến vào phá huỷ căn nhà và mảnh đất của gia đình Salha khiến cô bé phải cùng chú cừu Hantush biết bay mang cô rời khỏi quê nhà.

Chú cừu bay Hantush mang cô đến với đất nước Tây Ban Nha, nơi cô gặp được thần tượng bóng đá Lionel Messi của Barcelona. Tiền đạo người Argentina cùng cô bé trở về vùng Bờ Tây và anh hứa sẽ giúp cô bé sửa chữa lại một sân bóng địa phương của cộng đồng nơi cô ở. Messi cũng mời Salha vào đội bóng của anh, nhưng cô bé đã từ chối, cô nói rằng mình là người duy nhất có thể chăm sóc đàn cừu của gia đình bởi cha của cô đang phải ở tù.

“Những gì diễn ra trong cuộc sống đã truyền cảm hứng để cháu viết nên câu chuyện này,” Salha chia sẻ với phóng viên một tờ báo khi cô đang ngồi trên một sườn đồi cằn cỗi có tên Wadi Abu Hindi. “Cháu luôn luôn suy nghĩ và mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn ở nơi này.” Salha nói tiếp.

Salha và gia đình cô bé là những thành viên của cộng đồng Jahalin Bedouin sống ở khu C của vùng Bờ Tây nằm dưới sự chiếm đóng của quân đội Israel. Có khoảng 300 người Bedouin sống ở vùng đồi Wadi Abu Hindi này, nơi mà những căn lều bằng tôn được dựng tạm, không điện và không nước.

Salha cho biết cô nghe về Messi thông qua vô tuyến truyền hình và đọc được trên một số tờ báo trong một lần cô đến thăm gia đình ở phía bắc thành phố Nablus. Cái sân bóng mà Messi hứa sẽ sửa chữa giúp Salha trong câu chuyện của cô bé là một sân bóng rất nhỏ, một sân bóng trên cát nơi những đứa trẻ trong cộng đồng của Salha thường hay lui tới chơi bóng.

Cha của Salha là ông Suleiman, 44 tuổi, hiện đang phải thụ án 25 năm tù tại một nhà tù của quân đội Israel và Salha rất muốn được đến thăm cha mình để kể cho ông nghe về câu chuyện “chú cừu bay và Leo Messi” đoạt giải của cô.

Theo số liệu được công bố bởi cơ quan OCHA thuộc Liên hiệp quốc, có khoảng 2300 người Bedouin sống tại 20 cộng đồng khác nhau của những vùng đồi phía đông Jerusalem, hơn 2 phần 3 trong số đó là trẻ em. Mặc dù có đến hơn 80% trong số đó là người tị nạn, song chính quyền Israel vẫn thường xuyên hạ lệnh phá huỷ nhà cửa, trường học và các trại gia súc của cộng đồng người Bedouin.

Dù giành được giải thưởng với câu chuyện của mình, Salha không có ý định rời khỏi mảnh đất quê hương của cô. “Sự tưởng tượng có thể trở thành hiện thực, một ngày nào đó nơi đây sẽ được biết đến, sẽ được yên bình và trẻ em sẽ có được nơi để vui chơi.” Salha bày tỏ.

Ở thời điểm hiện tại, một sân bóng đã được dựng tạm và theo lời của người bác Mukhtar Mohammed Hamadin của Salha thì: “Còn sân bóng, nghĩa là còn dấu hiệu của cuộc sống con người ở nơi đây. Ban đầu, chúng tôi không thấy được tầm quan trọng của việc cháu gái tôi giành giải thưởng trên, nhưng sau đó chúng tôi nhận ra rằng Salha đã vượt qua 1200 trẻ em đồng trang lứa khác trên toàn thế giới. Chúng tôi đã không thể giúp được gì cho Salha, nhưng chúng tôi tự hào về cô cháu gái bé bỏng của mình.”

theo UNRWA

Write comments...
or post as a guest
Loading comment... The comment will be refreshed after 00:00.

Be the first to comment.