PEP G-O-D-IOLA: Người truyền giáo

vongocduc89

Tiền đạo Hà Nội Azulgrana
Đầu quân
15/9/09
Bài viết
1,541
Được thích
2
Điểm
38
Tuổi
35
Barça đồng
0
[flash]http://www.youtube.com/v/HmV20n3wYxU[/flash]
Pep Guardiola là mẫu tiền vệ phòng ngự điển hình có thể triển khai tấn công không khác gì một số 10.
Vừa đảm bảo nhiệm vụ phòng ngự từ xa, vừa điều tiết lối chơi, điều mà ngay cả Xavi cũng đã không làm được và chỉ khi được đẩy lên chơi cao hơn 10m thì số 6 mới tỏa sáng.
Hiện nay cầu thủ có phong cách thi đấu giống với Pep nhất là Pirlo của Juve, và hy vọng trong tương lai sau khi Xavi nghỉ hưu thì Busquets có thể làm được những điều tương tự như số 4 huyền thoại của chúng ta!
 

N.T.G.1

Los Blaugrana
Đầu quân
24/9/09
Bài viết
1,256
Được thích
119
Điểm
63
Barça đồng
72
Pep Guardiola đã trở lại và lợi hại hơn xưa!
 

kataly56

BARCELONISTA
Đầu quân
21/9/09
Bài viết
1,621
Được thích
4
Điểm
38
Tuổi
34
Nơi ở
FCBVN
Barça đồng
0
Thêm một đội nữa để mình thức xem :D
Quả thực anh Pep đã cực kì khôn ngoan trong việc chọn Bayern, thể chế của họ cũng gần tương đồng Barça :D Hóng siêu cúp C.Âu
 

N.T.G.1

Los Blaugrana
Đầu quân
24/9/09
Bài viết
1,256
Được thích
119
Điểm
63
Barça đồng
72
Xem bóng đá Đức không phải thức khuya, mà còn chưa kể họ hay đá vào thứ 6 nữa. Anh Pep trả lời họp báo vẫn rất phong cách.
 

lovebaxa

Cựu Cán bộ phòng Lịch sử
Cán bộ Xã
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
2,546
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
HÀ ĐÔNG
Barça đồng
0
Pep đã khiến chúng ta tổn thất một số vị trí quan trọng trong ban huấn luyện khi lôi kéo những cánh tay đắc lực nhất trong bộ sậu cũ của mình tại Camp Nou sang BM. Mùa hè này ngoài việc mua cầu thủ, Tito còn phải bổ sung thêm một vài vị trí trong ban huấn luyện nữa.
 

CULEVN

Juvenil B
Đầu quân
5/8/10
Bài viết
180
Được thích
0
Điểm
16
Barça đồng
0
Pep ra mắt Bayern Munich bắng chiến thắng 15-1 trước Wildenau, đây là điều rất tốt vì dù chỉ là giao hữu nhưng đã cho thấy Pep luôn yêu cầu đội bóng mình dẫn dắt không bao giờ đánh mất khát khao chiến thắng.

[video=youtube;n_RwZNVTXR8]http://www.youtube.com/watch?v=n_RwZNVTXR8[/video]
 
Sửa lần cuối:

cobehalong

Barça B
Đầu quân
12/12/11
Bài viết
826
Được thích
23
Điểm
18
Tuổi
32
Barça đồng
242
thắng đậm quá cũng không được cảm giác không tôn trọng đối thủ ;))
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,360
Solutions
1
Được thích
570
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,539
Hơ, vụ lão hói với Barca dạo này ồn ào phết :D.
Xin khất anh em khi nào báo chí hết chữ để câu bài thì mình đóng cửa nói chuyện với nhau sau ;)). Chứ giờ nói ra để anh em vui thì báo chí lại bu lại lộ hết (đây gọi là tỏ ra nguy hiểm).

Pep God-iola, anh xứng đáng là đại ca mafia để thay thế lão Rốt. Nhưng mà ăn phiếu thì anh nên chờ qua cái thế hệ tôn thờ lá cải hiện tại để họ bớt sốc.
 

CULEVN

Juvenil B
Đầu quân
5/8/10
Bài viết
180
Được thích
0
Điểm
16
Barça đồng
0
Pep tát (yêu ??) Thiago :oh:

[video=youtube;fUbs9HHFCbE]http://www.youtube.com/watch?v=fUbs9HHFCbE[/video]

Borussia Dortmund 4-2 FC Bayern Munich:

[video=youtube;GsD2zd6Dwk0]http://www.youtube.com/watch?v=GsD2zd6Dwk0[/video]

Fullmatch 90 phút:
Link:
http://gooool.org/news/23988-superkubok-germanii-2013-dfl-supercup-2013-borussiya-d-bavariya.html
Hiệp 1:

Боруссия Д - Бавария_1 - Видео Dailymotion
Hiệp 2:
http://vk.com/video84346498_165863894?hash=043c8a6b9ee46f1e
Боруссия Д - Бавария_1 - Видео Dailymotion
 
Sửa lần cuối:

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,360
Solutions
1
Được thích
570
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,539
Lão hói này cũng đen. Trận đấu đầu tiên chính thức lại là siêu cúp và thế là lão hói đã lập đại công:
- Giúp Barca vẫn là đội duy nhất vô địch 6 giải trong năm :D.
- Giúp Bayern đi vào vết xe đổ khi xưa của Barca: mấy trận đấu đá chính thức toàn thua với hoà :D.
 

lovebaxa

Cựu Cán bộ phòng Lịch sử
Cán bộ Xã
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
2,546
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
HÀ ĐÔNG
Barça đồng
0
Đen gì ông? Xếp đội hình như thế đá gì chả chết. Ai đời lại cho bố già Van Buyten đá chính chứ không phải Dante và rõ là hắn đã lập đại công nâng tỷ số lên 2-1 cho Dortmund :)) . Tiền vệ trung tâm thì có mỗi Thiago và Kroos đều còn non, chả làm ăn được gì ở khu trung tuyến. 2 bàn đều đến từ cánh phải của Lahm (cánh trái của Dortmund là Schmelzer bị coi là điểm yếu lớn nhất của đội nhà).
Xem Dortmund đá thế này thì giải Đức năm nay sẽ rất hấp dẫn, chứ không hẳn là của riêng BM. Nhất là trận siêu kinh điển của người Đức. Cả 2 tay HLV đều có cá tính và chơi tấn công cống hiến.
 

beckenbia

Thành viên danh dự
Thành viên danh dự
Đầu quân
24/12/09
Bài viết
3,872
Được thích
50
Điểm
48
Tuổi
30
Nơi ở
Đà Nẵng
Barça đồng
123
Thiệp Giáng sinh tại Đức với sự xuất hiện của Pep Guardiola và các cầu thủ Bayern Munich.

1384857949755.jpg
 

JBtheCuler

Cựu Bí thư Xã
Đầu quân
7/4/11
Bài viết
973
Được thích
8
Điểm
18
Tuổi
33
Nơi ở
Aragon
Barça đồng
0
PEP GUARDIOLA: THÀNH CÔNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO LỊCH LÃM

Bài viết của Javier Mascherano về Pep Guardiola đăng trên trang ‘Canchallena’ của Argentina.

50-personalidades-de-2013-1817042w620.jpg

Pep Guardiola là một HLV sống hết mình với sự nghiệp, bạn có thể thấy điều đó trong mỗi hành động, qua từng bước di chuyển của ông. Lý tưởng bóng đá của Pep luôn nhất quán và cách ông lý giải nó không thể rõ ràng hơn. Ông lãnh đạo đội bóng theo cách chưa từng có. Từ khi chơi bóng, tôi chưa bao giờ chứng kiến một phương pháp quản lý đội bóng nào như của Pep ở Barcelona. Ông là một HLV bóng đá, nhưng còn là một nhà lãnh đạo mà bạn có thể trao đổi bất cứ điều gì. Là một cầu thủ, tôi đã lần đầu tiên phải tìm cách để hoà nhập với môi trường bóng đá ở Barcelona và kết quả đạt được là vô giá: Tôi đã chạm đến đỉnh cao sự nghiệp. Chính Pep là người đã tạo ra “tôi-một phiên bản mới”, tôi khám phá ra những điều mà tôi chưa từng nghĩ rằng mình có thể làm được. Ông trao cho tôi sự tự tin và để tôi tự cảm nhận. Ông trao cho tôi công cụ để tôi tiếp tục phát triển. Pep còn hơn cả một HLV, ông là một HLV đặc biệt và khiến bạn không thể nào quên. Tôi cũng nhận ra rằng nếu không nhờ Pep, tôi có lẽ đã thất bại trong vai trò tiền vệ trung tâm tại Barcelona, cũng như vai trò trung vệ.

Thực tế, trong lần đầu tiên Pep để tôi chơi vị trí tiền vệ trung tâm, tôi không có buổi thực hành nào hay được thông báo trước. Sau này Pep nói những lời mà tôi không bao giờ quên: “Khi cậu làm HLV, cậu sẽ chỉ muốn chơi với đội hình toàn tiền vệ, vì đó là cách tốt nhất để đội bóng thi đấu hiệu quả.” Mỗi ngày, tôi lại càng thấm nhuần tư tưởng ấy. Tôi đã rất may mắn khi được làm việc cùng các chiến lược gia xuất sắc và trọng vọng. Như Marcelo Bielsa, Rafa Benitez, Gerardo Martino, Jose Pekerman, tất cả đều khác biệt. Mỗi người một sắc thái riêng, và đều giúp tôi trở nên trưởng thành, hoàn thiện. Nhưng Pep là một HLV khác tất cả, ông truyền bá cách cảm thủ và sống cùng bóng đá. Ông khiến chúng ta thức dậy mỗi ngày và cảm thấy những gì chúng ta làm đều có giá trị. Tập luyện là tối quan trọng và phản ánh sự chuyên nghiệp cũng như sự cam kết của bản thân. Chúng ta thường xuyên gặp phải những chuyện phiền muộn từ môi trường chung quanh, mệt mỏi trong công việc, thậm chí khi ra sân thi đấu chúng ta không ngừng kêu ca, hay chứng kiến và dồn nén những điều tiêu cực của cuộc sống.

Tuy nhiên, Pep luôn nói với chúng tôi rằng mọi thứ đều kiếm được thông qua nỗ lực và tài năng. Trên bản đồ thế giới, quan niệm của Pep hẳn là sự tham chiếu cho tất cả. Bởi vì triết lý ấy được kết tinh trong tư tưởng bóng đá của Barcelona, thông qua quá trình xây dựng, chín muồi và duy trì của nhiều năm để đạt đến độ hoàn hảo. Những tìm tòi trong mỗi trận đấu, cùng những đúc kết của sự nghiệp huấn luyện, đã giúp Pep nhận được sự đồng thuận về triết lý trên toàn thế giới, điều mà gần như chưa từng ai làm được. Và điều quan trọng nhất, là cho dù Pep thất bại ở kết quả, nhưng ông vẫn chiến thắng ở quá trình. Thời điểm ông quyết định chia tay Barcelona, đương nhiên không một ai trong chúng tôi được chuẩn bị tinh thần khi mất đi một người thầy có tầm ảnh hưởng to lớn như Pep. Nhưng đó cũng là giây phút đầu tiên chúng tôi hiểu được điều ông từng dạy nhiều lần: Hãy luôn tôn trọng quyết định của một người đàn ông!

Theo Canchallena
 

vetlantram

Trung học xã
Đầu quân
13/3/11
Bài viết
30
Được thích
0
Điểm
6
Tuổi
44
Barça đồng
0
FC Bayern Tiki-Taka ● Guardiola System​
[flash]http://www.youtube.com/v/XexrjsolWLc[/flash]
 

JBtheCuler

Cựu Bí thư Xã
Đầu quân
7/4/11
Bài viết
973
Được thích
8
Điểm
18
Tuổi
33
Nơi ở
Aragon
Barça đồng
0
PEP TỪNG NÓI: "TÔI RỜI BARÇA VÌ TÔI KHÔNG CÒN CÓ THỂ TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÁC HỌC TRÒ"

timthumb (9).jpg

Tuần rồi, trong một cuộc đối thoại về chủ đề “Động lực và sự can đảm, thất bại và chiến thắng” với Giáo sư Rupert Stadler (51 tuổi) – Chủ tịch HĐQT của AUDI AG tại sân Allianz Arena, cựu HLV Pep Guardiola của Barça – HLV đương nhiệm của Bayern Munich, đã chia sẻ rằng lý do khiến ông quyết định chia tay Barça là bởi vì ông không còn thể tiếp tục tạo động lực cho các học trò của mình cũng như cho chính bản thân ông.

Nguyên văn phát biểu của Pep, trải dài qua 3 câu trả lời ứng với 3 câu hỏi, như sau:

(Con người ta học được rất ít từ chiến thắng, nhưng lại rất nhiều từ thất bại. Với ông thì thế nào?) “Những lần nếm trải thất bại là những lần tôi thấy buồn vô cùng, như thể ánh đèn bất chợt tắt. Barça bị Chelsea loại ở bán kết Champions 2012 là một thời khắc như thế. Chúng tôi vượt trội đối thủ, nhưng đã để thủng một bàn không đáng trong trận lượt về, và khi nhận ra điều đó cũng là lúc chúng tôi bị loại khỏi cuộc chơi. Thất bại đó quá cay đắng với tôi. Tôi cảm giác rằng đội bóng không còn nằm trong tầm với của mình nữa.”

(Và đó là lý do ông rời Barça?) “Phải. Nếu bạn không còn thể tạo được cảm hứng cho các cầu thủ của mình, với tư cách là một HLV, đấy là thời điểm để ra đi.”

(Thành công tột độ cùng Barça hẳn đã là một trở ngại để tiếp tục?) “Chúng tôi đã đạt được vinh quang không tưởng. 14 danh hiệu trong khoảng thời gian 4 năm có thể xem là đã tạo nên một kỷ nguyên chói lọi của lịch sử CLB. Nhưng đó không phải là một cái tội. Tôi ngày càng cảm thấy khó khăn trong chuyện tạo động lực cho các học trò cũng như cho chính bản thân mình.”

Đó là những chia sẻ đáng lưu tâm của cách đây khoảng 1 tuần. Còn vào vừa qua, sau chiến thắng trước Hertha Berlin, để rồi qua đó đăng quang chức vô địch Bundesliga sớm trước 7 vòng đấu cùng Bayern, Pep đã nói: “Có lẽ tôi đã giải thích không rõ. Lý do khiến tôi rời Barça hoàn toàn là vì chuyện cá nhân, tôi cảm giác thời điểm ra đi chính là lúc đó. Các cầu thủ là những người làm nên vinh quang cho họ. Họ vẫn chơi tốt mà không cần có tôi. Các cầu thủ Barça tự tạo động lực cho chính họ. Tôi không dạy Xavi hay Iniesta cách chơi bóng. HLV không là người làm các cầu thủ chơi tốt lên, HLV là người có mặt để chìa một tay ra giúp đỡ họ, nhưng sau 20 năm, các cầu thủ vẫn sẽ chơi tốt.”
 
Sửa lần cuối:

JBtheCuler

Cựu Bí thư Xã
Đầu quân
7/4/11
Bài viết
973
Được thích
8
Điểm
18
Tuổi
33
Nơi ở
Aragon
Barça đồng
0
GUARDIOLA TỪNG LÀM GÌ Ở NEW YORK SAU KHI RỜI BARÇA?

07_Pep_Tito_TresCopas.jpg

Câu trả lời chúng ta đã từng biết, đó là ông cùng gia đình muốn được nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng sau những năm tháng huấn luyện Barça đầy mệt nhọc. Nhưng có vẻ, như thế là chưa đủ.

Bác sĩ và nhà khoa học uy tín người Catalan, Joan Massague Sole - một trong những cái tên lỗi lạc, được thế giới biết đến như là người đi đầu trong nghiên cứu sự di căn của ung thư, và hiện đang là thành viên của Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NAS), tiết lộ một thông tin gợi nhiều suy nghĩ về Pep, trong cuộc trò chuyện trên chương trình 'El convidat' của đài truyền hình TV3 (Catalunya).

Sau khi chia tay chiếc ghế HLV trưởng của sân Camp Nou, Pep và gia đình quyết định chuyển đến sinh sống một thời gian ở New York. Bên cạnh mục đích như đã kể trên, Pep thường xuyên đến văn phòng của bác sĩ Joan Massague – tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (nơi mà cố HLV Tito Vilanova từng chữa trị). Joan Massague kể lại rằng, vị HLV đương nhiệm của Bayern Munich đã dành ra rất nhiều thời gian tại văn phòng của ông, để trao đổi về các chủ đề liên quan đến căn bệnh ung thư, cũng như các loại thuốc điều trị.

Đài TV3 không đưa ra thêm kết luận hay phỏng đoán nào. Nhưng rất có thể: chắc chắn không phải vì Pep mắc bệnh ung thư, mà là ông quan tâm đến người bạn thân Tito Vilanova của mình.
 
Sửa lần cuối:

Ỉn Con

Miss FCBVN
Đầu quân
24/8/11
Bài viết
1,613
Được thích
12
Điểm
38
Nơi ở
Phố Núi ♥
Website
www.fcbarcelona.com.vn
Barça đồng
0
Pep khuyên Messi hãy ở lại Barcelona

Pep Messi2.jpg

Mới đây trong một cuộc điện đàm với Leo, HLV Pep Guardiola đã dành thời gian trò chuyện và khuyên nhủ cậu học trò cưng. Cụ thể, ông chân thành khuyên Messi hãy tiếp tục ở lại Barça bởi đó là lựa chọn tốt nhất cho tương lai của cậu.

Suốt một thời gian đáng kể từ sau khi Barça sảy chân tại Anoeta, câu chuyện về mâu thuẫn nội bộ phòng thay đồ đội bóng xứ Catalan vốn đang âm ỉ lâu nay bỗng nhiên đồng loạt tràn ngập khắp các mặt báo không chỉ ở Tây Ban Nha. Giới truyền thông hả hê bày vẽ ra một viễn cảnh gần rằng Messi rồi sẽ nổi loạn để thoát ra khỏi sự chuyên quyền của Luis Enrique, rằng anh sẽ chọn cách gật đầu với một đội bóng lớn khác để thoát khỏi một Barça đang tụt dốc vinh quang, rằng Messi sẽ ra đi và tiếp tục nuôi giấc mộng về những danh hiệu ở một bến đỗ mới. Báo chí nước Anh cũng liền chớp thời cơ mượn gió bẻ măng, phao tin cả Manchester City lẫn Chelsea đều thừa sức vung tiền để 'giải phóng' Messi đã không còn cảm thấy hạnh phúc tại Barça ngay cả khi đó là một cái giá khổng lồ chưa từng thấy.

Có vẻ như Pep Guardiola cảm thấy không yên lòng khi đón đọc một loạt những tin tức không vui về đội bóng cũ. Trong cuộc điện thoại với Messi, ông đã lắng nghe tâm sự của Leo, phân tích cặn kẽ rồi đưa ra lời khuyên dành cho anh. Pep bảo Messi hãy kiên nhẫn và thể hiện sự tin tưởng dành cho HLV hiện tại là Luis Enrique. Ông quả quyết rằng người đồng nghiệp của mình chắc chắn biết điều gì tốt nhất cho đội bóng và đang ấp ủ một kế hoạch đi đến thành công cùng Barça. Vì thế, Pep khuyên Messi hãy chứng minh lòng trung thành của mình với CLB và tin tưởng vào tài cầm quân của Lucho. Ông cũng không quên trấn an Leo rằng cuộc bầu cử sớm vào tháng 6 tới sẽ nhanh chóng chấm dứt tình trạng hỗn loạn hiện tại và chấn chỉnh lại từ thượng tầng cho đến hạ tầng CLB.

Đồng thời, Pep nhắc Messi hãy trân trọng những gì CLB đã dành cho anh và nhận thức được vai trò của anh ở Barcelona quan trọng như thế nào. Và ngoài ra còn có sự mến mộ cũng như tình cảm đặc biệt mà người hâm mộ đã luôn dành cho anh trong nhiều năm. Pep cho rằng Messi không thể tìm đâu trên thế gian này một CLB như Barcelona, luôn dành cho Leo sự đãi ngộ tốt nhất và là một chỗ dựa vững chắc.

Thường thì Messi luôn để tâm lắng nghe lời khuyên của những người anh kính trọng và biết ơn trong giới bóng đá. Pep đương nhiên là một người như vậy với Leo. Ngày Pep còn cầm lái con thuyền Blaugrana, ai cũng thấy được tình thầy trò giữa hai người này sâu đậm đến mức nào. Còn hiện tại, Messi và Lucho có vẻ không thân thiết với nhau lắm nhưng mâu thuẫn nghiêm trọng giữa họ theo lời báo viết, như chính hai người trong cuộc từng lên tiếng bác bỏ, chưa bao giờ xảy ra cả.

Theo Goal.com
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
Xin giới thiệu đến mọi người cuốn sách của Marti Perarnau có tựa đề PEP CONFIDENTIAL (bí mật của Pep) do Graham Hunter viết lời tựa. Người dịch Thành Trần từ choibong.vn

Pep-Confidential.png

CHƯƠNG 1: VẠI BIA Ở MUNICH
[an]

Quy tắc “phút 32”

Bỏ lại vinh quang ở Barça, Pep quyết định đưa gia đình tới New York, Hoa Kỳ và dành hẳn 1 năm nghỉ dưỡng. Cô vợ Cristina phải bỏ dở công việc kinh doanh ở Tây Ban Nha trong khi đám trẻ con chưa kịp thông thạo tiếng Anh. Nhưng tất cả nguyện hy sinh vì Pep bởi họ hiểu rằng những tháng ngày tại Camp Nou lấy đi không ít tuổi thanh xuân của ông.

Ở New York, Pep kết thân với Garry Kasparov - huyền thoại của làng cờ vua thế giới. Tháng 10/2012, hai người lần đầu dùng chung bữa tối với tư cách của những nhân vật đình đám trong làng thể thao nay tạm “nghỉ hưu”.

Trong bữa ăn, Pep luôn miệng hỏi Kasparov tại sao ông không nhận lời thách đấu của đại kiện tướng mới nổi Magnus Carlsen. Lần thứ nhất, Kasparov trả lời “Tôi có khả năng đánh bại Carlsen nhưng thực tế trên bàn cờ lại không như vậy”.

Pep vẫn cảm thấy tò mò. Ông nhắc lại câu hỏi “Tại sao?”. Kasparov khựng lại một hồi rồi đáp ngắn gọn “Tôi không thể”. Ít phút sau, câu hỏi ấy lại văng vẳng bên tai Kasparov. “Người đàn ông mạnh nhất lịch sử cờ vua nhân loại” mặt đỏ gay, đập mạnh xuống bàn rồi hét lên: “Không thể nghĩa là không thể, cậu rõ chưa?”.

Những người có mặt trong nhà hàng lúc đó chạy ra khuyên Pep hãy thôi cứng đầu và dừng đưa ra những câu hỏi tế nhị. Manel Estiarte, cánh tay phải của Pep ở Barça và Bayern nhắc đến quy tắc “phút 32” như lời giải thích.

Theo Estiarte, điện thoại của Pep luôn đặt sẵn chế độ đồng hồ bấm giờ. Trong 30 phút đầu của bất kỳ công việc hay buổi nói chuyện nào, Pep chỉ tập trung vào một đề tài ông muốn biết và sẽ không thôi thắc mắc nếu chưa được giải đáp câu trả lời. Kể từ phút 32, Pep mới trở lại trạng thái ban đầu. Thời điểm Kasparov nổi giận, ông và Pep mới ngồi cùng nhau… 28 phút.

Tìm lại đam mê

Bữa ăn tối cùng Kasparov khiến Pep không thể không suy nghĩ. Đêm hôm ấy, Pep tỉnh dậy tới 4 lần. Câu hỏi “Phải chăng, Kasparov đã hết đam mê với cờ vua” cứ ám ảnh tâm trí ông.

Ông nhận ra mình không phải người như vậy. Với Pep, bóng đá là cuộc sống. Và từ đây, ông bắt đầu kể lại hành trình trở thành HLV trưởng của Bayern với gia đình như một lời nhắc nhở bản thân, bóng đá là máu thịt của mình.

Cuối tháng 10/2012, Estiarte tới Pescara, Italia du lịch. Bên ly cafe sáng sớm, chuông báo tin nhắn điện thoại vang lên. Người gửi là Pep. “Tôi đã quyết định rồi, Bayern nhé. Chuẩn bị tinh thần đi”, dòng thoại ấy khiến Estiarte suýt té ghế bởi trước đó, ông luôn nghĩ rằng điểm đến của Pep là thành Manchester.

Nguồn: Thành Trần (choibong.vn)​
[/an]
CHƯƠNG 2: CÁCH MẠNG TOÀN DIỆN

[an]Pep-Confidential-view.png

Cần “cơn gió lạ”

Sau lễ ra mắt của Pep, Paul Breitner (huyền thoại của Bayern và Real Madrid) trong văn phòng ở Sabener Strasse nhớ lại câu chuyện về “phong cách chơi bóng” ở Munich từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Breitner kể rằng, những ngày ông và Rummenigge còn thi đấu dưới thời HLV Pal Csernai, 4-1-4-1, 4-2-4 hay 4-4-2, tất cả đều là một. Bayern chơi thứ bóng đá đơn điệu, thiếu bản sắc. Gần 40 năm sau, mọi thứ không có gì thay đổi. Breitner hiểu bóng đá hiện đại không có chỗ cho những thứ vô hồn. Bayern cần một sự thay đổi.

Louis van Gaal xuất hiện. HLV người Hà Lan ít nhiều đã tạo ra những sự khác biệt rõ rệt. Bayern cầm bóng nhiều hơn. Nhưng sự cứng nhắc trong cách bố trí nhân sự của Van Gaal khiến lối chơi của Bayern chưa thật sự mềm mại như mong đợi. Các cầu thủ bị cố định một chỗ, chuyền đi chuyền lại và chỉ sử dụng tối đa 2 chạm khiến khán giả đến sân cảm thấy buồn ngủ. Bayern có thể áp đảo đối thủ với thời lượng kiểm soát bóng lên đến 80%, nhưng 71.000 khán giả ở Allianz Arena đều biết đội bóng sẽ chơi thế nào ngay khi trận đấu chưa bắt đầu.

Jupp Heynckes thì xây dựng một thứ bóng đá cống hiến hơn. Ông yêu cầu toàn đội dâng cao, đẩy nhanh tốc độ trận đấu và ghi thật nhiều bàn thắng. Có điều, để các cầu thủ vốn đã quen với việc chơi chậm chuyển qua một triết lý mới là điều chẳng mấy dễ dàng. Heynckes mất 2 năm trước khi thật sự leo tới đỉnh cao.

Nhưng Bayern, với tham vọng vươn xa muốn một chiến lược gia biết cân bằng mọi thứ: Nhanh lúc cần nhanh và chậm lúc cần chậm. Ở Pep là sự tổng hòa hoàn hảo tới tuyệt đối. Và Pep xuất hiện.

Lựa chọn duy nhất

Trở lại với quyết định bổ nhiệm Pep vào ghế HLV trưởng, Bayern đưa ra hai lý do. Một, Jupp Heynckes muốn giải nghệ sau mùa giải 2012/13. Hai, Bayern dường như đã chạm tới ngưỡng hoàn hảo sau cú ăn ba vĩ đại.

Bayern chưa bao giờ muốn dừng lại sau những cột mốc. Sau 10 năm, họ đã thay tới 7 đời HLV. Đó là minh chứng rõ nét cho chủ nghĩa xê dịch ở đây. Tất nhiên, xê dịch là đi lên chứ không phải lùi xuống.

Xem cách Pep trả lời báo chí, ứng xử với những câu hỏi hóc búa từ đám phóng viên, người ta đã bắt đầu mường tượng về một tương lai tươi sáng cho Bayern. “Phải chăng, một thời đại mới của bóng đá thế giới sắp mở ra?”, phóng viên Marcos Lopez của tờ El Periódico thốt lên. Paul Breitner đưa ra lời nhận xét cuối cùng trong buổi họp báo: “Ông ấy (Pep) là lựa chọn duy nhất, là tương lai của Bayern và bóng đá Đức”.

Tháng 3 và 4/2013, Bayern thảo ra một bản kế hoạch tương lai và xem đó là mục tiêu mà Pep phải đạt được khi đồng ý làm việc cho CLB. Pep đọc qua bản thảo trong 10 phút, rồi trả lời Uli Hoeness: “5 năm nữa, Bayern sẽ thống trị bóng đá thế giới. Không một thời đại huy hoàng có thể so sánh với nó, kể cả Bayern của thập niên 70 hay Barça trong 6 năm qua. Tôi sẽ giúp CLB tạo một cực riêng trong bản đồ làng túc cầu bằng những thay đổi mang tính toàn cầu”.

Bayern nhìn thấy khát vọng đổi mới và tư duy của bộ óc thiên tài ở Pep. Không còn nghi ngờ gì nữa, Pep chính là mảnh ghép mà Bayern tìm kiếm bao năm qua.

Chờ đợi đại cách mạng

Trong công cuộc đổi mới của mình, Pep yêu cầu Bayern cho phép ông được toàn quyền lựa chọn bộ máy nhân sự. Lorenzo Buenaventura, bác sỹ thể lực hàng đầu thế giới trở thành cánh tay phải của Pep.

Ngày 26/6/2013, Pep và Buenaventura bắt tay vào công việc. Họ lên kế hoạch cùng nhau trong 7 tuần qua e-mail bởi Pep đang ở New York còn Buenaventura đi nghỉ cùng gia đình ở Andalucia. Theo dự kiến, Bayern chỉ phải tới Italia để tham gia huấn luyện trước thềm mùa giải mới thay vì tới Bắc Mỹ hay châu Á. Sau đó, toàn đội sẽ tham dự 13 trận đấu (10 giao hữu, 3 chính thức). Có tổng cộng 45 bài tập được soạn sẵn cho các cầu thủ Bayern, 12 trong số đó được thực hiện hai lần trong cùng một ngày (sáng và tối). Tính ra trong vòng 45 ngày, dàn sao “Hùm xám” đối mặt với 60 thử thách hoàn toàn mới trên sân tập. Chỉ một con số ấy thôi đã giúp giới mộ điệu mường tượng ra phần nào cuộc cách mạng sắp diễn ra.

Trước buổi tập đầu tiên của Bayern dưới thời Pep tại Allianz, Rummenigge trả lời tờ Kicker: “Hồi hộp quá, chắc đêm nay tôi không thể nào ngủ nổi mất”.

Đúng như những gì Pep đã hứa ở buổi họp báo, ông trình làng một giáo án tập luyện độc nhất vô nhị. Trong 5 ngày đầu tiên, hơn 40 cầu thủ chỉ đứng ở khu vực 16m50 và chuyền qua lại cho nhau trong phạm vi hẹp nhất có thể. 3 ngày tiếp theo, Pep yêu cầu từng cầu thủ chạy từ đầu sân đến cuối sân, trên tay ôm theo trái bóng để nâng cao sức bền và độ dẻo dai.

Nhưng ngạc nhiên nhất là Pep chẳng đưa ra các bài tập thả lỏng, cũng không có những bài bứt tốc đoạn ngắn hay việc trưng dụng phòng tập thể hình được đề cập.

Ngày thứ 399 ở Munich, Pep nói với các học trò: “Điều duy nhất tôi cần ở các cậu là chạy, ở cả trên sân lẫn trong tư duy. Nếu mất bóng, hãy đuổi theo nó. Nếu có bóng, hãy nghĩ xem đồng đội đang chờ gì. Nếu không có bóng, hãy di chuyển để nhận bóng trong tư thế thuận lợi nhất”.

Ngày thứ 400, trò chơi Rondos (từng được đề cập trong cuốn “Messi”, một dạng bóng chuyền 3 người) được đưa vào bài tập. Pep chia đội thành 3 nhóm, mỗi nhóm 6 người, đồng loạt thi đấu trong 8 phút. Nhiệm vụ của mỗi đội là đưa bóng đi theo vòng tròn thật nhanh bằng tất cả các đường chuyền một chạm, đội nào hoàn thành 128 đường chuyền trước, đội đó giành chiến thắng.

Trên khán đài, Rummenigge tự hỏi: “Cái gì thế nhỉ?”.[/an]

CHƯƠNG 3: TÌM KIẾM MESSI THỨ HAI

[an]Pep-ngoi.jpg

Trò chơi 3 người

Sau màn khởi động với trò Rondos, Pep chuyển sang các bài tập kỹ chiến thuật. Trên sân tập có chiều dài 70m, cứ 3 người được yêu cầu lập thành một đội và chơi trò “2v1”. Trong trò chơi này, cầu thủ A có nhiệm vụ dốc bóng trong 15m đầu tiên đánh lừa hậu vệ B rồi quan sát hướng di chuyển của cầu thủ C trước khi chuyền bóng.

Đứng bên ngoài quan sát từng nhóm là các cộng sự của Pep, mỗi người sử dụng một máy đo đạc kiểm soát thông số kỹ thuật của các cầu thủ. Khi tổng quãng đường di chuyển của một nhóm đạt tới mốc 4km, Pep sẽ cho toàn đội được nghỉ giải lao 5 phút trước khi lặp lại quá trình ấy thêm hai lần nữa.

Tiếp tục, từng cá nhân trong đội hình Bayern được yêu cầu rê bóng trước sự truy cản của các quân xanh (HLV thể lực hoặc một người bất kỳ có mặt trên sân). Đây là lần đầu tiên “Hùm xám” xứ Bavaria tiếp cận một bài tập như vậy bởi đây là dạng bài tập tự chọn, chủ yếu được dùng với những tiền vệ biên.

Ông Buenaventura giải thích: “Thông thường, các cầu thủ chạy từ 800m tới 1000m trong một bài tập. Nhưng quãng đường ấy không nói lên nhiều điều bởi họ chỉ chạy thẳng và gần như không gặp phải bất kỳ sự phản kháng nào. Với Bayern, BHL muốn hình thành một thói quen ngay khi trận đấu vừa mới bắt đầu, toàn đội phải ý thức được tầm quan trọng của thói quen áp sát ngay cả thủ môn và chớp lấy mọi cơ hội cắt bóng.”

“Hãy tư duy khi chuyền bóng”

Hết 20 phút nghỉ giữa buổi tập, Pep giới thiệu sản phẩm độc đáo cuối cùng trong giáo án của mình, bài tập mang tên “Cách chọn vị trí”. Có tổng cộng 4 lượt thi, mỗi lượt kéo dài trong 4 phút. Mỗi nhóm gồm 8 người, với 4 người đứng ở 4 đỉnh tạo thành hình vuông. Họ chuyền một chạm qua lại và phải đảm bảo 4 người còn lại đứng trong hình vuông không thể chạm vào trái bóng. Đứng bên ngoài, Pep liên tục hô to “Druck!Druck!” (tạm dịch: Chuyền đi!Chuyền đi!).

Những người chứng kiến buổi tập bắt đầu mường tượng được triết lý bóng đá mà Pep sắp áp dụng ở Bayern: Giữ cự li đội hình, chuyền thật nhanh và luôn tạo ra sức ép lên đối phương.

Quan sát phần thể hiện của các học trò qua những bài tập mới, Pep đặc biệt chú ý đến hai gương mặt: Toni Kross và Jerome Boateng.

Người đầu tiên gây ấn tượng mạnh với Pep nhờ sở hữu kỹ năng chuyền bóng toàn diện. Tuy nhiên, Pep cần nhiều hơn ở Kroos. Theo quan niệm của ông, một tiền vệ làm bóng xuất sắc là người luôn đọc được hướng đi tiếp theo của trái bóng ngay sau khi cầu thủ ấy đưa bóng tới chân đồng đội. Nói đơn giản thì với Pep, các cầu thủ luôn luôn nghĩ tới “cầu thủ thứ ba” khi có ý định đưa bóng tới một vị trí cụ thể trên sân. “Khi cậu chuyền bóng, tức là cậu đang tư duy”, Pep ghé nhỏ vào tai Kroos.

Boateng là một trường hợp đặc biệt: Nổi lên từ World Cup 2010, lụn bại ở Man City rồi bất ngờ được Bayern thu nạp. Pep nhìn thấy tiềm năng lớn ở Boateng. Dưới con mắt đánh giá của chiến lược gia người Catalan, Boateng đủ khả năng châm ngòi một đợt lên bóng nguy hiểm của đội nhà nhờ khả năng sử dụng đôi chân khéo léo. Tất nhiên, nhiệm vụ chính của Boateng là phòng ngự nên Pep nhờ cậy đội ngũ HLV phòng ngự cải thiện 3 điểm yếu căn bản của anh: Giữ vị trí, đá quyết liệt và không đánh mất sự tập trung.

Thử nghiệm thất bại

Cuối buổi tập đầu tiên trên sân Allianz Arena, Pep nán lại nói chuyện riêng với hai cầu thủ khác mà ông cũng rất quan tâm.

Pierre-Emile Hojbjerg, tài năng trẻ đã ra mắt đội một ở tuổi 17 vào tháng 4/2013. Sở dĩ Pep dành sự ưu ái đặc biệt với Hojbjerg là bởi khi còn thi đấu chuyên nghiệp, vị trí sở trường của Pep là tiền vệ phòng ngự, tương tự vai trò của hậu bối. Hơn nữa, Pep đã nhận được bản báo cáo từ Albert Celades - HLV trưởng đội U21 Tây Ban Nha về phong độ của Hojbjerg. Pep muốn tạo ra một hình mẫu tiền vệ phòng ngự kiểu mới: Thông minh, khôn ngoan, coi cầm bóng là kim chỉ nam trong lối chơi thay vì xoạc bóng. Pep quyết định viết một bản thảo sơ lược tóm gọn những mánh khóe, kỹ năng mà ông học được từ những ngày còn xách giày ra sân để truyền lại cho cậu học trò của mình.

Nhưng tham vọng lớn nhất của Pep trong cuộc cách mạng toàn diện ở Bayern là thử nghiệm Franck Ribery ở vị trí “số 9 ảo” như những gì ông từng làm với Messi. Thông qua phiên dịch viên, Pep hỏi nhỏ Ribery: “Cậu muốn đá cắm không? Chút xem sao”.

Ribery ngạc nhiên. Dường như tiền vệ người Pháp chưa nắm rõ ý đồ của ông thầy. Ribery đề nghị Pep nhắc lại câu hỏi. Lần này, Ribery đã hiểu mong muốn của Pep. Pep mô tả ông không thích mẫu tiền đạo chỉ biết loanh quanh trong vòng cấm. Ông cần một người có kỹ thuật cá nhân cơ bản, sút được bằng hai chân và xử lý trong phạm vi hẹp tốt.

Dù muốn kéo dài cuộc nói chuyện riêng song Pep vẫn phải ra về bởi bên ngoài đường pitch, hàng nghìn CĐV đang đợi xin chữ ký. Trước khi đi, ông ngoái lại, nhấn mạnh thêm một lần: “Nếu được, bảo tôi nhé”.

Cuối cùng thì Ribery cũng đồng ý làm theo Pep. Nhưng rào cản ngôn ngữ khiến Ribery cảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu truyền đạt của HLV trưởng. Vả lại, bản thân Ribery không phải mẫu cầu thủ săn bàn điển hình. Phong cách chơi bóng của Ribery cũng khác xa tư tưởng của Pep. Anh thích cầm bóng dọc biên rồi chuyền ngược lại cho Alaba hoặc cắt ngang vào trong bật nhả với tiền đạo.

4 tháng sau, Ribery tới văn phòng của Pep. Bước vào phòng, với vẻ mặt khổ hạnh quen thuộc, Ribery nói: “Làm quen với chiến thuật mới đã khó, chắc tôi không thể đáp ứng yêu cầu của ông”.

Pep phản ứng bình thản với quyết định ấy. Ông biết rằng ở tuổi 30, Ribery có quá ít thời gian để thay đổi.

Nguồn: Thành Trần (choibong.vn)​
[/an]
CHƯƠNG 4: PHÁT KIẾN KHÔNG HẸN TRƯỚC

[an] Pep-v-Lahm.jpg



Sử dụng “pivote”

Thành tựu chiến thuật đậm nét nhất mà Jupp Heynckes đạt được là việc bố trí hai tiền vệ phòng ngự kiểu hiện đại Schweinsteiger và Martinez đá cặp cùng nhau. Nhưng Pep nghĩ khác. Thay đổi đáng kể đầu tiên ông thực hiện ở Bayern là loại bỏ hoàn toàn vị trí tiền vệ phòng ngự, thay vào đó sử dụng duy nhất một tiền vệ phân phối bóng đứng trước hàng thủ. Những cầu thủ như vậy được gọi là “pivote” theo thuật ngữ chuyên môn.

Pivote là người chơi thấp nhất trong hàng tiền vệ, nhận bóng từ tuyến dưới và khơi nguồn cho mọi đợt tấn công của đội nhà. Tuy nhiên, những người chơi ở vị trí này cũng phải biết phòng ngự. Họ có nhiệm vụ chặn đứng đợt lên bóng của đối phương hoặc kéo dài tối đa thời gian cho hàng thủ lùi về ở những pha phản công của đội bạn.

Đòi hỏi dành cho những cầu thủ như vậy là rất lớn bởi họ phải cáng đáng nhiều công việc một lúc. Nhiều người nghĩ rằng, một Pivote chắc hẳn phải sở hữu tốc độ tốt và nền tảng thể lực dồi dào.

Pep gạt phăng ý tưởng trên. Pep nhấn mạnh trong 11 năm với 385 lần ra sân trong màu áo Barça, ông chỉ ghi 13 bàn nhưng luôn đóng vai linh hồn của đội. Cuối cùng, Pep đã chọn được sơ đồ ông ưng ý nhất ở Bayern: 4-1-4-1. Không một tiền vệ phòng ngự đích thực nào, tất cả đều dùng đầu để chuyền bóng. Gần giống Barça, Bayern có vẻ đang tìm kiếm một Busquets thứ hai.

Trong trận giao hữu đầu tiên ở vùng biên giới Bavaria giáp CH Séc, Pep sử dụng hai đội hình khác nhau trong hai hiệp. Chỉ một mình Hojbjerg đá đủ 90 phút và lý do khiến Pep tạo ra tiền lệ là bởi ông muốn kiểm tra Bayern có thể chơi ổn định trong 90 phút với duy nhất một pivote trên sân. Kết quả là Bayern thắng 15-1, một tỷ số không nói lên nhiều điều song ít nhất cũng đem lại những cảm giác an lành cho Pep.

Chấp nhận thực tế

Pep đã thành công với Pivote. Bằng chứng là Bayern thường xuyên bố trí Lahm đá ở vị trí này nhưng thành tích trên sân toàn đội không bị ảnh hưởng. Có điều, tìm ra một số 9 ảo có sẵn trong đội hình Bayern không hề dễ.

Như đã đề cập từ trước, Ribery tỏ ra không phù hợp với vai trò này. Pep tiếp tục thử nghiệm Robben, Goetze và Mueller. Rốt cuộc, chẳng ai mang tới hiệu quả như kỳ vọng. Vậy tại sao Pep lại cương quyết làm vậy? Ông dẫn chúng ta về mùa giải 2008/09, khoảnh khắc Pep sáng kiến ra vị trí số 9 ảo.

Ngày 01/05/09, Pep đến văn phòng để theo dõi băng ghi hình của Real Madrid - đối thủ sắp tới của Barça. Hai ngày liên tiếp ở lì trong phòng, Pep ghi chép và xem video rất nhiều. Hàng nghìn ý tưởng được vạch ra trên các mẩu giấy song dường như, Pep đã sẵn sàng cho một trận thua bởi Real lúc đó đang trải qua chuỗi 17 trận bất bại liên tiếp.

Bất chợt, trong khoảng 80 giây gì đó theo trí nhớ của Pep, ông nhận ra điểm yếu gần như duy nhất của hàng thủ Real: Xu hướng tách nhau và đứng gần cột dọc của cặp trung vệ Cannavaro - Metzelder. Nguyên nhân chính khiến ít ai để ý tới điều này là vì Real lúc đấy sở hữu hàng tiền vệ toàn diện và sẵn sàng bịt mọi khoảng trống mà các đồng đội tuyến dưới lộ ra.

Pep viết vội ra giấy như một lời nhắc nhở: “Lại đây Messi, đá giữa nhé”. Pep tin rằng tốc độ và khả năng xử lý gọn trong phạm vi hẹp của Messi sẽ giúp Barça bẻ gãy thế gọng kìm mà Los Blancos bày ra.

5 tiếng trước khi trận El Clasico bắt đầu, Pep ghé nhỏ vào tai Iniesta và Xavi: “Khi nào các cậu thấy Messi lẻn vào vòng 16m50, cứ chuyền bóng là sẽ có bàn thắng”. Ngày hôm đó, Barça đại thắng 6-2 ngay tại Bernabeu.

Ý tưởng phục hưng khái niệm tiền đạo ảo là quyết định để đời của Pep nên không khó hiểu nếu ông cố gắng bám chặt lấy nó. Nhưng ở Munich, chẳng ai được như Messi. Bản thân La Pulga cũng thừa nhận vị trí đó sinh ra là dành cho một cầu thủ dị biệt như anh.

Sau nhiều nỗ lực bất thành, cuối cùng Pep cũng chấp nhận sử dụng Mandzukic.

Tiềm năng của Lahm

Tạm quên đi “số 9 ảo”, Pep đi sâu vào phân tích trường hợp của Lahm. Ngày 30/06/13, Bayern đá giao hữu với TSV Regen. Thời tiết hôm ấy khá đẹp, trời quang mây tạnh. Pep nhớ lại trận đấu cuối cùng ông dẫn dắt Barça và quyết định áp dụng sơ đồ 3-4-3 cho Bayern.

Vì đối thủ chỉ là một đội bóng yếu nên Pep nghĩ tới Mascherano và Busquets, những cầu thủ chơi tốt cả hai tuyến tiền vệ và hậu vệ. Ông cho rằng đợt tập huấn trước thềm mùa giải mới là cơ hội tuyệt vời để Pep kiểm định sự đa năng của Bayern. Trong nhiều trường hợp, cầu thủ A phải khỏa lấp chỗ trống cầu thủ B để lại khi HLV còn quá ít sự lựa chọn trong tay.

Emre Can được điều chuyển xuống hàng phòng ngự. Theo chiều ngược lại, đội trưởng Philipp Lahm được đôn lên tuyến giữa. Trong cặp tiền vệ trung tâm, Martinez được yêu cầu nhô cao như một số 10 còn Lahm ra sân với tư cách của một “Pivote”.

Hết trận, Bayern thắng 9-1. Nhưng điều làm Pep bất ngờ là màn trình diễn của Lahm. Theo thông số mà cặp kính Google Glass thu được, Lahm chuyền chính xác tới 91%, chỉ mất bóng 1 lần và ấn tượng nhất là khả năng đọc trước cách di chuyển của đồng đội. Theo đó, 75% số đường chuyền của Lahm luôn tạo ra một đường tấn công nguy hiểm từ hai biên của Bayern.

Trên chuyến xe trở về trung tâm huấn luyện của Bayern, Pep thì thầm với trợ lý Domenec Torrent. “Cậu thấy gì không, trước khi Hojbjerg đủ chín chắn thì Lahm sẽ là pivote hay nhất trong đội”.

Tối hôm đó, Pep gọi điện cho Lahm và đề nghị cầu thủ này thử sức ở vai trò mới. Đó chính là phát kiến thú vị nhất của bóng đá thế giới trong năm 2013.

Nguồn: Thành Trần (choibong.vn)​
[/an]
CHƯƠNG 5: CHỮ KÝ CUỐI CÙNG

[an]Pep-Thiago-Sammer.jpg


Quyền riêng tư của Pep

Năm thứ 4 liên tiếp, Bayern cho đội sang tập huấn trước thềm mùa giải ở Trentino, Italia - một vùng quê yên bình với những căn nhà cổ kính, nơi tốc độ tối đa của các phương tiện giao thông chỉ là 40km/h. Trước khi Pep trở thành HLV trưởng, CLB đã dự định chuyển địa điểm để tránh gây sự nhàm chán với các cầu thủ nhưng Pep không đồng ý. Ông có lý do riêng của mình.

Từ thời dẫn dắt Barça, các buổi tập do Pep chỉ đạo luôn khép kín và không cho phép cánh báo giới vào quan sát. Ở Bayern, triết lý ấy không thay đổi. Trentino trầm lặng là nơi thích hợp nhất để Pep đưa ra các gợi ý chiến thuật hay ngón đòn chiến đấu cho các học trò. Ngay từ buổi tập đầu tiên vào ngày 06/07/13, sân Arco đóng cửa, hàng rào dây thép gai bên ngoài được dựng lên ngăn không cho NHM trèo tường vào sân, hơn 100 nhân viên an ninh túc trực bên ngoài. Chỉ duy nhất Marti Perarnau (tác giả của cuốn sách) được tiếp cận những buổi tập hay tình hình hậu trường của Bayern.

Đừng nghĩ rằng Pep bảo thủ hay giấu bài. Thực ra, ai cũng biết các CLB Pep dẫn dắt sẽ vận hành lối chơi ra sao. Nhưng điều tạo ra sự khác biệt của Barça trước đây và Bayern bây giờ là “nhân tố bí ẩn”. Chưa ai rõ “nhân tố bí ẩn” ấy là gì, chỉ biết đó chắc chắn là thứ vũ khí mà Pep sẽ tung ra kết liễu đối thủ trong một khoảnh khắc nhất định.

Nguyên tắc “4 giây”

Sau những bài tập kỳ dị, Pep bắt đầu đưa ra những điều chỉnh mang tính chiến thuật. Trước hết, Pep muốn Ribery và Robben thay đổi lối chơi. Thay vì lởn vởn suốt 80 phút bên phần sân đối phương, Pep muốn đôi cánh của mình chơi bóng đơn giản hơn và khép lại một đường lên bóng chỉ trong 4 giây.

Tất nhiên, không chỉ “Robbery” phải tuân thủ nguyên tắc “4 giây”. Toàn đội đều phải làm theo chỉ thị của Pep. Buổi chiều cùng ngày, bài tập “pressing” (tạm dịch: gây áp lực) được sử dụng.

Trong phần này, một tiền vệ sẽ cầm bóng từ phần sân nhà và dốc bóng ở tốc độ cao nhất có thể. Phía bên kia đầu sân, một trung vệ sẽ lao ra với tốc độ cực đại và gây sức ép lớn nhất có thể để đoạt bóng nhưng không được phép phạm lỗi thô bạo. Ngoài ra, Pep cũng yêu cầu các cầu thủ cầm bóng không được phép chuyển hướng đi bóng. Họ bắt đầu theo hướng nào thì phải tiếp tục dẫn bóng theo hướng đó bởi “nguyên tắc 4 giây” không cho phép sự rườm rà trong tư duy.

Nhiều cầu thủ không hài lòng với bài tập này do độ khó của nó. Ribery và Robben liên tục bị nhắc nhở khi họ vẫn đi bóng theo bản năng bao năm qua. Ngược lại, thủ môn Neuer và tiền đạo Mandzukic là những người gây ấn tượng mạnh nhất. Pep giận dữ và quát to: “Nếu không thích, mời các cầu đi leo núi thì sẽ biết sự rườm rà có thể ảnh hưởng tới sinh mạng của mình”.

Giải thích cho “nguyên tắc 4 giây”, Pep chia sẻ cũng giống như chuyền bóng, đi bóng hay gây áp lực cho đối phương cũng liên quan tới độ trơn tru của một cỗ máy. Mất 4 giây cho một động tác, cầu thủ sẽ có thời gian để chuyển sang kèm “cầu thủ thứ 3” (người chuẩn bị nhận bóng) và như vậy, thế trận phòng ngự sẽ không bỏ sót bất kỳ mục tiêu nào.

Mảnh ghép còn thiếu

Pep liên tục nhấn mạnh vào sự nhất quán trong lối chơi của toàn đội. Ông nhắc lại “Hoặc các cầu dốc 100% sức lực như trong trò rondos, hoặc đừng làm gì cả”.

Về lâu dài, phong cách “luôn đi trước một bước” mà Pep muốn hình thành cho Bayern cần một tiền vệ điều phối thực thụ. Lahm chỉ là giải pháp tạm thời, Schweini không phải kiểu tiền vệ như vậy còn Kroos cũng mang hơi hướng của người đàn anh.

Thiago là cái tên được lựa chọn. Mọi việc diễn ra chóng vánh và suôn sẻ hơn Pep suy nghĩ. Ngày 07/07/13, Pep gọi Marti Perarnau và ghé nhỏ vào tai nhà báo này: “Thiago chuẩn bị đến. Chuẩn bị thêm vào cuốn sách của ông chi tiết ấy nhé”.

Đúng một tuần sau, ngày 14/07/13, Bayern thông báo họ đã giành được chữ ký của Thiago. Quá trình thương lượng rất đơn giản: Pep gọi điện cho Thiago, cha Thiago từ chối M.U dù đã ký hợp đồng ghi nhớ còn Barça sẵn lòng để Thiago ra đi nhằm giúp anh có cơ hội ra sân nhiều hơn.

Những nhân vật cốt cán ở Bayern hoàn toàn ủng hộ quyết định của Pep. Hai năm trước, suýt chút nữa Thiago đã cập bến Allianz Arena nếu Pep không can thiệp kịp thời. Bây giờ, thầy trò Pep - Thiago lại được tái ngộ trong màu áo đội bóng hùng mạnh nhất Đức.

Dẫu vậy, Thiago đến thì phải có người đi. Nhìn lướt qua đội hình của Bayern, Pep chọn Mario Gomez. Ông có hai trung phong cắm khá ổn định là Mandzukic và Pizarro, chưa kể tới Ribery và Goetze luôn sẵn sàng đảm nhận vai trò “số 9 ảo” mỗi khi được yêu cầu. Bayern thông báo tới Gomez và đề nghị tìm cho tiền đạo người Đức một bến đỗ phù hợp.

Fiorentina là đích đến tiếp theo của Gomez. Thật lạ là chân sút gốc Tây Ban Nha không tỏ ra thất vọng hay có hành động chống đối CLB. Anh vui vẻ đón nhận thông tin ấy và vẫn hoàn thành giáo án tập luyện theo cách không thể chăm chỉ hơn. Ngày cuối cùng của Gomez ở Bayern, Pep viết thư tay nói lời cảm ơn với Gomez và hẹn một ngày gần nhất hai người cùng thưởng thức loại bia tươi hảo hạng ở Munich.

Lại nói về bức thư tay, tiếng Đức là thứ ngôn ngữ được Pep sử dụng. Chỉ sau nửa năm “dùi mài kinh sử”, Pep đã đọc thông viết thạo một trong những ngôn ngữ hệ Ấn-Âu khó học nhất thế giới. Nhưng đâu là lý do khiến Pep tự tin viết thư bằng tiếng Đức? Câu trả lời là thầy dạy tiếng Đức của Pep ở New York nghỉ việc vì ông này là fan của… Dortmund.

Nguồn: Thành Trần (choibong.vn)​
[/an]
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
CHƯƠNG 6: LOẠI BỎ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

Pep-vs-Bayern-player.JPG

[an]
Làm chủ trái bóng


Sáng Chủ nhật đầu tiên của tháng 7/2013, Pep ngồi lỳ trong phòng làm việc và chăm chú nhìn lại buổi tập đầu tiên của Bayern với “nguyên tắc 4 giây”. Ngồi cạnh ông là trợ lý Domenec Torrent, người cũng đang nghiên cứu vấn đề tương tự. Hai người quyết định sẽ làm việc riêng biệt rồi sau đó trao đổi với nhau những kết luận mà họ rút ra, trước khi đi đến thống nhất để xem đâu là điểm yếu, đâu là điểm mạnh của các cầu thủ.

Hàng chục ý tưởng được trao đổi qua lại giữa Pep và Torrent. Nhưng họ cùng nhất trí chọn ra 3 điều cơ bản nhất rút ra được từ “nguyên tắc 4 giây” để gây dựng lối chơi riêng của Bayern. Một, làm chủ trái bóng là quan trọng nhất. Hai, thứ ngôn ngữ các cầu thủ sử dụng với nhau trên sân. Ba, con người.

Pep giải thích cặn kẽ từng yếu tố. Làm chủ trái bóng ở đây được hiểu theo nghĩa dù có hay không có bóng trong chân, các cầu thủ phải luôn ghi nhớ trong đầu họ cần học cách đọc được hướng đi tiếp theo của trái bóng.

“Ngôn ngữ ở đây là gì? Những giao tiếp cơ bản giữa con người với nhau chăng?”, Torrent băn khoăn. “Không, tôi sẽ dạy học những thuật ngữ chuyên môn bằng thứ ngôn ngữ do tôi tự tạo ra. Trên sân, họ không có nhiều thời gian để truyền đạt ý tưởng cho nhau. Vậy thì tôi phải tự mình dựng lên một thứ tiếng riêng cho Bayern”, Pep trả lời bình thản.

Khó khăn duy nhất là con người. Ở Barça, Pep được làm việc với những cầu thủ ăn tập cùng hàng thập kỷ liền nên ông không bận tâm nhiều tới sự kết dính trong lối chơi. Nhưng Bayern chỉ mới làm quen với phong cách huấn luyện của Pep trong vài tuần, hơn nữa trình độ của các cầu thủ ở đây không thật sự tương đồng. Vì thế, Pep cần nhiều thời gian hơn để hoàn thiện yếu tố “con người”.

Chuẩn bị kỹ càng

Pep đã sẵn sàng cho một kỷ nguyên mới, không chỉ của Bayern mà là của bóng đá thế giới. Trong 25 năm qua, bóng đá thế giới đã chứng kiến 3 cột mốc đáng nhớ: Thời đại của Arrigo Sacchi, thời đại của bóng đá tổng lực và thời đại của Barça. Rất có thể, thời đại của Bayern sẽ là cột mốc thứ 4.

Nhưng quỹ thời gian cho Pep quá eo hẹp. Sacchi hay Cruyff trong quá khứ dành tới 10.000 giờ (hơn 3 năm) chỉ để nghiên cứu các buổi tập trước khi tạo ra một bước ngoặt thật sự. Mục tiêu của Pep ở Bayern là giúp “Hùm xám” xứ Bavaria thống trị bóng đá thế giới trong vòng 5 năm. Ông buộc phải đốt cháy giai đoạn và chấp nhận mạo hiểm. Hãy thử tưởng tượng, nếu Bayern chỉ cần thua 2 trận liên tiếp trên mọi mặt trận, dư luận sẽ hướng búa rìu vào ông và chê bai rondos là trò trẻ con. Khi ấy, khả năng cao Pep sẽ phải đưa Bayern về những giá trị cũ: Bài tập chạy 1.000 m như bao đội bóng khác.

Để giảm thiểu tối đa rủi ro, Pep đã chuẩn bị mọi công đoạn từ hậu cần đến chuyên môn toàn diện. Ông làm cách mạng tư tưởng nho nhỏ với các cầu thủ Bayern khi nói với họ: “Mở rộng tầm mắt và để cho đầu óc của các cậu được thư thái, chiến thắng sẽ đến”. Trong 3 tháng đầu tiên theo kế hoạch ban đầu, Pep sẽ nói chuyện với từng cầu thủ một, chỉ cho họ điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để khắc phục. Theo vòng tuần tự, Pep sẽ gõ cửa phòng ngủ của các cầu thủ vào 8 giờ tối hàng ngày và bắt đầu cuộc trò chuyện trong 25 phút.

Dinh dưỡng là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Pep đặt mua tài liệu dinh dưỡng thể thao từ Italia. Ông biết được bữa ăn quan trọng nhất là ngay sau khi trận đấu khép lại. Nếu thực đơn đủ chất và khoa học, các cầu thủ sẽ hồi phục được 80% tốc độ ban đầu. Ngược lại, sinh hoạt không điều độ và ăn uống vô tội vạ làm tăng nguy cơ gặp chấn thương lên 60%. Pep đề nghị Bayern mời Mona Nemmer - đầu bếp chính của các đội trẻ ĐT Đức về làm trưởng bộ phận dinh dưỡng.

Sức mạnh tập thể

Khi còn ở New York, Pep đã vạch sẵn ý tưởng chiến thuật và nhân sự cho Bayern. Những mẩu giấy trắng chằng chịt sơ đồ và kế hoạch dụng binh. Như đã đề cập ở những chương trước, Pep luôn mong muốn tạo dựng hình tượng “Messi thứ hai” ở Bayern.

Tất nhiên là ước vọng đó không bao giờ trở thành sự thật. Nhưng Pep hoàn toàn thoải mái với chuyện này và sớm nhận ra, ông cảm thấy nhàm chán ở Barça hay không muốn phát triển sự nghiệp ở Camp Nou cũng chính bởi mẫu cầu thủ “siêu nhân” như Messi. Pep nhìn lại quá khứ, xem lại bản đồ của bóng đá thế giới và nhận thấy, sức mạnh tập thể mới đem lại những giá trị cốt lõi.

Chiều 7/7/13, Pep chia đội ra làm 2 nhóm, cho phép các cầu thủ đá theo ý thích và phô diễn hết những gì tinh túy nhất của mình. Pep khá bất ngờ khi qua thông số của cặp kính Google Glass thông báo, không một cầu thủ nào cầm bóng quá 15 giây. Quãng đường bứt tốc lớn nhất cũng chỉ là 35 m (Thomas Mueller). Đáng ngạc nhiên hơn, các cầu thủ Bayern có ý thức rất rõ về vị trí của mình. Nếu Rafinha lên tham gia tấn công ở biên phải, anh này chỉ mất 4 giây để trở về điểm xuất phát và đảm bảo mặt trận phòng ngự. Khi Boateng lên quá vạch giữa sân, Hojbjerg ngay lập tức trám chỗ cho đồng đội.

Dường như, các cầu thủ Bayern hiểu nhau hơn Pep nghĩ. Dù họ vừa giành cú ăn 3 lịch sử nhưng khát vọng chiến đấu không hề mất đi. Cuối buổi tập, Robben chạy tới Pep: “Trước khi ông đến đây, chúng tôi đã đánh mất 2 danh hiệu Champions League chỉ trong 3 năm, để Dortmund vượt mặt ở Bundesliga và Cúp QG. Chúng tôi chưa bao giờ ngừng phấn đấu”.

Nguồn: Thành Trần (choibong.vn)​
[/an]
CHƯƠNG 7: THÊM MẮM THÊM MUỐI

[an]Pep-v-Ribery.jpg

Phương án B

Không mất nhiều thời gian để Pep định hình bộ khung của Bayern trước thềm mùa giải. Neuer trấn giữ khung thành, Martinez được cơ cấu về chơi ở trung tâm hàng phòng ngự và cạnh tranh sòng phẳng với cặp Dante - Boateng. Lahm và Alaba là sự lựa chọn hàng đầu ở hai biên nhưng Rafinha luôn sẵn sàng bên ngoài. Phía trên, Schweinsteiger được chỉ định chơi ở vị trí pivote. Kroos và Thiago chơi cao hơn một chút, còn Lahm là phương án dự phòng trong trường hợp ba cái tên trên chấn thương hoặc không thể thi đấu.

Trong bóng đá, chấn thương là điều không thể tránh khỏi và cũng là điều chẳng ai mong muốn. Nhưng sức tàn phá của cơn bão chấn thương lớn hơn Pep tưởng. Nhiều thời điểm, Bayern chỉ có 4 cầu thủ hoàn toàn lành lặn là Starke, Van Buyten, Boateng và Mueller. 20 người còn lại lúc nào cũng bị những chấn thương lớn bé khác nhau làm khổ.

Kế hoạch của Pep bước đầu bị ảnh hưởng. Gần như, Pep chưa bao giờ có đủ quân số tuyến giữa trong tay. Những ai theo dõi Pep làm việc ở Barça đều thấy ông luôn lấy hàng tiền vệ làm nền tảng. Messi được đẩy vào giữa cũng một phần bởi Pep muốn kết hợp La Pulga với hai chân chuyền là Iniesta và Xavi. Pep muốn điều tương tự ở Bayern.

Nhưng trước mắt, ông không thể làm được điều ấy. Thế là Pep quyết định dựa vào sự lợi hại của đôi cánh. Ngày 08/07/13, Pep hô to trong phần khởi động: “Hôm nay, sức mạnh của đội sẽ tăng đôi”. Pep yêu cầu tất cả các cầu thủ tuân thủ theo những quy tắc cũ, đồng thời đá ngang mặt sân để các tiền vệ cánh làm quen với áp lực và đưa ra những ý tưởng qua người hoặc chuyền bóng độc đáo.

Phát triển trên nền tảng

Pep luôn muốn đổi mới. Nhưng ông không tự tin tới mức đập nát những gì tinh túy có sẵn và bắt đầu từ con số 0. Pep thích đưa ra những thay đổi dựa trên một nền tảng vững chắc được ông hoặc người đi trước nghĩ ra.

Ông lật lại hồ sơ thu thập dữ liệu của mình trong quá trình làm việc ở Tây Ban Nha. Pep lập ra một kế hoạch nho nhỏ: Trong 6 tháng đầu tiên, ông sẽ giúp Bayern thăng hoa nhờ đôi cánh - thứ vũ khí thường bị ông coi là thứ yếu trong khoảng thời gian trước.

Pep chú ý tới trường hợp của Dani Alves. Hậu vệ phải của Barça có thói quen đứng quá vạch giữa sân, đâm thẳng vào khoảng trống giữa hậu vệ cánh và trung vệ đối phương và nhận bóng từ đường chọc khe của Xavi.

Nhưng Alves không căng ngang. Thay vì chuyền vào trong, phương án được cầu thủ Brazil lựa chọn là chạy cắt vào khu vực cấm địa rồi dứt điểm hoặc đẩy bóng ngược trở lại cho tuyến hai. Trung bình mỗi trận, Alves chỉ thực hiện 4 lần tạt bóng bởi các tiền đạo của Barça đánh đầu không tốt cho lắm.

Pep phân loại cụ thể: Ribery và Robben sẽ đảm nhận nhiệm vụ cầm bóng rồi vặn lưng đối thủ và dẫn bóng vào khu vực trung lộ. Lahm và Alaba là những người chuyên tạt bóng, họ được chỉ định mỗi trận thực hiện khoảng 20 đường lật bóng vào vòng 16m50 khi Mueller hay Mandzukic luôn sẵn sàng kết liễu đối thủ bằng những tình huống không chiến.

Để đảm bảo sức tổng lực của tấn công nhưng đội hình không mất cân bằng, Pep đưa ra một quy tắc khác với tên gọi “2+1”. Theo đó, không bao giờ cả 4 cầu thủ đá biên được phép cùng lúc dâng cao. Bao giờ cũng phải có 1 người ở dưới để tạo ra sơ đồ 3 hậu vệ (cùng cặp trung vệ) trong những pha chống phản công.

Tinh giản đội hình

Để bắt đầu một chu kỳ mới, Pep đòi hỏi khá nhiều cho những vị trí mà ông tin tưởng nhất. Ngoài việc phải tham gia phòng ngự, Ribery và Robben còn được yêu cầu cải thiện chất lượng những quả phạt góc. Hàng sáng, mỗi người phải thực hiện 40 quả phạt góc và bài tập của họ sẽ chỉ dừng lại nếu tỷ lệ chuyền chính xác là 70%.

Hai tuần tập luyện miệt mài ở Italia đã cho ra chiến quả. Toàn đội cảm thấy khỏe khoắn và đủ sức chạy liên tục suốt 2 giờ đồng hồ liên tục mà không cần quãng nghỉ giải lao. Ribery và Robben ngày càng toàn diện và không cho thấy dấu hiệu xuống sức do ảnh hưởng tuổi tác. Tóm lại, Bayern lúc này đã sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách và xô đổ những cột mốc lớn lao hơn.

Chỉ một vấn đề tồn đọng là Pep không thích quá nhiều người trong đội. Chế tài ở Bundesliga cho phép các CLB ở đây được đăng ký không giới hạn số lượng cầu thủ. Triết lý của Pep là một đội bóng chỉ nên có tối đa 20 người bởi ông ghét việc trước mỗi vòng đấu lại phải gọi điện cho 2 hoặc 3 cầu thủ và nói với họ “Hôm nay, anh làm bạn với khán đài nhé”. Pep muốn tạo cảm giác gần gũi và yên bình với các học trò. Ông luôn mong rằng từng cầu thủ luôn có suy nghĩ “Mình cũng được đá chính”. Pep thấy hứng thú nếu được làm việc với nhóm từ 15 đến 18 người và quá khứ cũng chỉ ra khi còn dẫn dắt Barça, Pep thường sử dụng 14 gương mặt ở mật độ lớn trong một mùa giải.

Pep buộc phải đưa ra quyết định khó khăn: Đưa Luiz Gustavo lên sàn chuyển nhượng. Pep thừa hiểu Gustavo là một tiền vệ phòng ngự xuất sắc song ở Bayern, còn rất nhiều gương mặt trẻ hơn Gustavo có thể đảm đương tốt công việc này của tiền vệ người Brazil.

Chiều 09/07/13, Bayern đá giao hữu với Brescia. Trước trận, Pep đề nghị BLĐ CLB giải quyết nhanh chóng thủ tục với những món hàng thuộc diện thanh lý. 30 phút trước giờ bóng lăn, chỉ còn 16 người ở lại Italia. Pep chọn ra đội hình mà ông ưng ý nhất gồm thủ môn Neuer; bốn hậu vệ Lahm, Buyten, Boateng, Alaba; ba tiền vệ Mueller, Hojbjerg, Kross; ba tiền đạo Ribery, Mandzukic, Shaqiri.

Nguồn: Thành Trần (choibong.vn)​
[/an]
CHƯƠNG 8: CÚ VẤP ĐẦU TIÊN

[an]Pep-Bayern-v-Borussia.jpg

Người đàn ông đa nghi

Sau 9 ngày miệt mài tập luyện tại Trentino, Italia, toàn đội trở về Munich. Ít ngày nữa, Pep sẽ bước vào thử thách đầu tiên với trận tranh Siêu cúp quốc gia Đức. Đối thủ của họ là Borussia Dortmund, đội bóng đang phất lên dưới bàn tay ma thuật của Jurgen Klopp.

Vấn đề cuối cùng mà Pep lo ngại là vị trí “pivote”. Schweinsteiger, Martinez và Gustavo chắc chắn không thể ra sân vì những lý do khác nhau. Kroos chưa thực sự là trạm trung chuyển đáng tin còn Lahm vẫn chỉ là một ẩn số.

Trước đó, Hojbjerg là nhân vật gây được ấn tượng mạnh nhất. Pep đã điền tên ông Hojbjerg vào danh sách đá chính ở trận Siêu cúp song cuối cùng, ông lại nghĩ làm vậy là gây hại tới Hojbjerg. Pep không muốn đánh bạc với tương lai của cậu học trò tài năng. Dortmund đang sục sôi ý chí phục thù sau thất bại ở chung kết Champions League hồi tháng 5. Một kết quả không như ý muốn có thể khiến một cầu thủ ít được va chạm như Hojbjerg suy sụp.

Ngày 14/07/13, Bayern tham dự trận đấu gây quỹ từ thiện giúp Hansa Rostock, cái tên vang bóng một thời của làng bóng đá Đức nay đang đối mặt với nguy cơ phá sản. Bayern thắng 4-0, Kroos tỏa sáng dưới vai trò pivote. Pep lại suy nghĩ, từng có thời điểm ông muốn trao cơ hội cho Kroos. Nhưng rồi, cái tên Pep chờ đợi là Thiago.

Đúng một tuần sau, Bayern dự cúp giao hữu Telekom thường niên. Pep yêu cầu Thiago đá thấp nhất hàng tiền vệ. Cầu thủ gốc Brazil tỏa sáng trong thắng lợi 5-1 trước M’Gladbach. Tưởng như, Pep đã có câu trả lời cho riêng mình.

Thế mà chỉ vì một câu nói của GĐĐH Rummenigge khi ông nói “Pep, hãy kiên nhẫn”, HLV người Catalan liền đổi ý. Ngày 28/07/13, Pep tung ra sân đội hình thiên về tấn công và không có bất kỳ pivote nào trên sân.

Kết quả xứng đáng

Ba ngày trước khi bước vào màn quyết đấu với Dortmund, Pep giam mình trong phòng làm việc để nghiên cứu lối chơi của đội bóng vùng Ruhr. Ông phân tích từng đường chuyền, hướng lên bóng và cách Dortmund tiếp cận khung thành đội bạn. Và dù đã nỗ lực hết sức nhưng 3 tháng kinh nghiệm của Pep không thể so bì với 4 năm chinh chiến của Klopp. Dortmund với giá trị đội hình chỉ bằng 1/3 Bayern giành chiến thắng thuyết phục với tỷ số 4-2.

Lần đầu tiên trong sự nghiệp, Pep phải đương đầu với một đối thủ khó chơi như Klopp. Pep tự đặt ra những mục tiêu và gây áp lực lên chính mình bằng câu hỏi: “Klopp sẽ trở thành Mourinho mới của bóng đá thế giới?”. Chỉ với một sự thay đổi người so với trận chung kết tại Wembley cách đấy 63 ngày (Sahin thay Piszczek), Dortmund không mấy khó khăn để mang Cúp về phòng truyền thống.

Trở lại diễn biến chính của trận đấu, Pep xem lại băng ghi hình để tìm ra nguyên nhân cho thất bại đầu tiên của ông trong một trận đánh lớn với tư cách HLV trưởng của Bayern. Hôm đó, Dortmund ra sân với sơ đồ 4-2-3-1 còn Bayern sử dụng đội hình 4-2-4 huyền thoại mà Brazil từng áp dụng trong những năm 70 của thế kỷ trước. Linh cảm trước trận mách bảo Bayern phải tấn công còn Klopp, bằng sự lọc lõi của mình lựa chọn cách tiếp cận trận đấu thông minh hơn rất nhiều. Ông xếp 8 cầu thủ ở phần sân nhà, để duy nhất Reus, Lewandowski và Guendogan phía trên để phản công. Dortmund nhường toàn bộ thế trận cho Bayern.

Vậy tại sao đội bóng áo vàng-đen lại ghi tới 4 bàn? Câu trả lời khá đơn giản: Kroos và Thiago quá chậm để chống phản công, Dortmund chỉ cần chuyền bóng cho Sahin hoặc Bender, một trong hai người này chuyền dài vượt tuyến để Reus bứt tốc và thế là, cơ hội mở ra với Dortmund. Đó chính là chiến thuật counter-pressing (chuyển từ phòng thủ sang tấn công bằng những đường chuyền dài).

“Đừng ai cằn nhằn nữa, chúng ta thua là đúng vì họ quá giỏi”, Pep tuyên bố trong buổi họp chiến thuật sau trận.

Đứng dậy sau cú vấp

Trước trận đấu gặp Dortmund, Neuer bị căng cơ đùi, Ribery gặp vấn đề ở đầu gối trái. Nhưng rất nhanh chóng, chỉ 40 giờ đồng hồ sau, cả hai đều hoàn thành giáo án tập luyện như các đồng đội khác. Pep tự trách mình khi ông không áp dụng phác độ điều trị từng được đánh giá cao ở Barça. Theo đó, dù các cầu thủ bị chấn thương thì đội ngũ y tế luôn có trách nhiệm tìm ra giải pháp tốt nhất để giúp họ góp mặt trong đội hình chính (nếu có thể). Nếu Neuer và Ribery góp mặt ở trận chung kết Siêu cúp quốc gia Đức, tỷ số lẽ ra đã khác.

Tuy nhiên, Pep không trách ai cả. Ông chỉ thấy rằng việc để Bayern đá giao hữu với Barça 36 tiếng trước giờ bóng lăn theo ý muốn của chủ tịch Hoeness là quyết định sai lầm bởi nó ảnh hưởng đến thể trạng và nhuệ khí chiến đấu của các cầu thủ. Pep cũng nhận ra Thiago thiếu đi sự hỗ trợ cần thiết từ Lahm còn Mueller không thích hợp ở trung tâm hàng tiền vệ.

Bản kế hoạch cuối cùng được Pep gửi lên BLĐ CLB. Pep không cần thêm bất kỳ tân binh nào trong 9 tháng tới và thanh lý nốt hai cái tên không nằm trong kế hoạch dài hạn. Ngày 02/08/13, Emre Can chuyển tới Leverkusen. Ngày 16/08/13, Luiz Gustavo gia nhập Wolfsburg. Hojbjerg được tập cùng đội một nhưng sẽ thi đấu trong màu áo đội B để tích lũy kinh nghiệm. Kirchhoff sẽ ở lại tới dịp Giáng sinh và được tạo điều kiện tìm bến đỗ mới trong phiên chợ đông.

Cuối cùng, Pep kỳ vọng hai điều trong mùa giải đầu tiên. Một, thể lực của các cầu thủ được nâng cao. Hai, Bayern sẽ vô địch Bundesliga với đội hình hiện tại. Hai yếu tố ấy sẽ tạo ra một tập thể vững mạnh và Bayern có thể thấm nhuần tư tưởng bóng đá của Pep từ mùa thứ hai. Họ cần quên đi thất bại trước Dortmund để hướng tới những đích ngắm vĩ đại hơn.

Nguồn: Thành Trần (choibong.vn)​
[/an]
CHƯƠNG 9: DÂNG CAO LÀ PHÒNG NGỰ

[an]Pep-v-beer.jpg

Lý thuyết điền kinh

Ngày 29/7/13, Pep thực sự lao vào guồng quay mới ở Bayern. Hôm ấy ở Munich, mưa nặng hạt, tới mức mặt sân đạt tiêu chuẩn 5 sao ngập trong nước. Bóng không thể lăn theo quỹ đạo bình thường và nhóm trợ lý đã khuyên Pep nên hoãn buổi tập. Dù sao thì Bayern cũng vừa mới đá xong trận Siêu Cúp QG chưa được 24 giờ.

Tất nhiên là Pep không đồng ý. Nhưng sân trơn bóng ướt không phải là điều kiện tốt cho những bài tập chuyền bóng hay phối hợp nhỏ. Buổi sáng, Pep triệu tập toàn bộ hàng thủ, bao gồm cả tiền vệ Javi Martinez tới sân. Pep ra dấu Bayern sẽ đá với sơ đồ 4 hậu vệ trong 9 tháng sắp tới. Ông đề nghị tất cả học cách di chuyển theo một khối, khoảng cách giữa từng cầu thủ đều nhau và mỗi người phải luôn cố gắng đọc được suy nghĩ của đồng đội và tìm cách kết nối với pivote - trạm trung chuyển của toàn đội.

Rafinha, Martinez, Dante và Alaba tạo thành bộ tứ vệ. Lahm, Boateng, Van Buyten cùng Kirchhoff sắm vai những cầu thủ tấn công. Pep quan sát kỹ năng phòng ngự của từng cầu thủ và cách giữ cự ly đội hình. Ai cũng làm tốt, trừ Martinez. Dường như, thói quen bắt người “một kèm một” từ thời còn chơi cho Bilbao của anh chưa được cải thiện. Martinez luôn đứng sai vị trí, bị vặn sườn dễ dàng và mất tập trung. Pep quát to: “Dừng lại. Làm cái gì thế Javi?”.

Suốt 45 phút, 8 cầu thủ có mặt trên sân luôn ở trạng thái đề phòng. Từng bước di chuyển của họ phải thật cẩn trọng để không tạo ra khoảng trống quá lớn với người gần nhất. Sấm chớp và mưa gió làm tất cả gần như cạn kiệt sức lực. Alaba tiến lại gần Pep, thở hổn hển: “Thầy cho chúng em chạy thả lỏng được không?”. Pep cười mỉm nói: “Các cậu thì biết quái gì điền kinh? Trở về sân tập và chạy vòng quanh khung thành 15 phút là hết mệt”.

Chiến thuật “số 15”

Khoảng cách giữa thủ môn với hàng hậu vệ là yếu tố tiên quyết cho thành công của hệ thống phòng ngự bởi nó quyết định tới khả năng giăng bẫy việt vị. Trong mùa giải ăn 3 lịch sử, khoảng cách mà Jupp Heynckes tạo ra là 36,1 mét. So với Dortmund (39,4 mét) hay Wolfsburg (41,2 mét), rõ ràng Bayern mùa 2012/13 lựa chọn lối chơi an toàn và không cần áp đặt thế trận bằng mọi giá.

Pep, ở một trình độ cao hơn nghĩ ngược lại. Ông yêu cầu bộ tứ vệ dâng cao tới sát vạch giữa sân, tạo ra khoảng cách 43,5 mét với Neuer. Pep muốn Bayern chiếm lĩnh toàn bộ quyền kiểm soát bóng ngay từ giây đầu tiên và không cho đối thủ một phút nghỉ ngơi. Với Pep, đó là cách phòng ngự hiệu quả nhất thay vì các cầu thủ phòng ngự vốn yếu tốc độ phải căng sức chạy thi với những cỗ máy điền kinh của đối phương.

Nói đến đây, Pep dừng lại cắt nghĩa. Kiểm soát bóng cũng quan trọng nhưng đấy chỉ là công cụ để chuyển hóa cơ hội thành bàn thắng. Pep nhấn mạnh: “Nếu cứ chuyền qua lại giữa sân quá 15 lần thì các cậu đang hạn chế tối đa tư duy của mình và mở ra cơ hội cướp bóng cho đối phương”.

Pep muốn các học trò của mình thấm nhuần tư tưởng “số 15”. Theo đó, không bao giờ Bayern được phép để xảy ra tình trạng “chuyền nhiều hơn 15 lần” trong một đợt tấn công. Khoảng thời gian để mỗi cầu thủ suy nghĩ xem họ nên chuyền bóng tới đâu cũng không được nhiều hơn 15 giây. Trong 15 giây này, những vệ tinh xung quanh người cầm bóng phải băng lên phía trước, tìm khe hở và chờ thời cơ. Tóm lại, Pep mong đợi Bayern sẽ cầm bóng nhiều bằng cách chuyền ít và tổ chức tấn công liên tục.

Bắt đầu chiến dịch

Đĩa bạc Bundesliga là mục tiêu số 1 của Bayern. Về cơ bản thì Pep đã chuẩn bị phần nào hành trang cho các cầu thủ để bước vào mùa giải mới. Về phần mình, Pep chỉ muốn một phòng làm việc nhỏ, cách ly khỏi phòng thay đồ và nhà ăn tập thể. Ông muốn sự yên tĩnh.

BLĐ ngay lập tức đáp ứng nguyện vọng của Pep. Nằm cách phòng thay đồ khoảng 12 mét, Pep được bố trí phòng làm việc mới với hình thù giống chiếc hộp socola phóng to, rộng khoảng 15 mét. Nền nhà trải thảm đỏ, chiếc ghế sofa màu xám và bàn làm việc màu đen được đặt cạnh nhau. Ngay ở lối ra vào là chiếc tivi cổ từ thập niên 90 của thế kỷ trước, kết nối với một đầu DVD để Pep xem lại băng ghi hình của từng trận đấu. Không máy tính, không giấy tờ, những gì đáng giá nhất trong căn phòng ấy là loại vang trắng hảo hạng của Tây Ban Nha với hũ đá nhỏ. Toàn bộ tài liệu mà Pep thu thập được ghi nhớ trong điện thoại di động hiệu Blackberry, bảo vệ bởi 4 chương trình mật mã. Rời phòng làm việc, Pep trở về nhà và gõ lại những thông tin quan trọng ấy vào chiếc laptop, sao lưu bởi ổ cứng ngoài phòng trường hợp bất trắc.

Cánh phóng viên tại đây (chủ yếu đến từ tờ Bild và tạp chí Kicker) đặt ra câu hỏi tại sao trong thế giới mở với những trang bị số hiện đại, Pep lại giản dị đến vậy? Pep không muốn tiết lộ quá nhiều với báo giới song để giữ mối quan hệ hòa bình với truyền thông, Pep cho biết hết trận đấu, thế giới này là của các cầu thủ. Họ là những người ra sân, ghi bàn và đem chiến thắng về cho đội nhà. Những năm tháng ở Catalan dạy cho Pep quá nhiều bài học về thói quen can thiệp vào đời sống sinh hoạt giới cầu thủ của các HLV. Ông chỉ muốn làm tròn phận sự của mình và dừng lại ở đó.

Pep không có nhu cầu kết thân với bất kỳ cầu thủ nào. Trên sân, Pep là thầy, họ là trò. Ngoài sân, nếu Pep cũng sống xa hoa như cầu thủ thì ông chẳng thể chỉ bảo được ai. Chiến dịch của Pep ở Bayern bắt đầu theo cách như vậy.

Nguồn: Thành Trần (choibong.vn)​
[/an]
CHƯƠNG 10: THIẾT QUÂN LUẬT

[an]Pep-Bayern-secret.jpg

Diện mạo mới

Jupp Heynckes từng là huyền thoại tại Gladbach khi còn chơi bóng. Vòng đấu cuối cùng của mùa trước, Bayern cũng gặp Gladbach. Duyên số giữa hai đội gắn chặt lấy nhau khi lá thăm may rủi của BTC Bundesliga đưa Bayern và Gladbach chạm trán ở vòng 1 Bundesliga 2013/14. Trước trận, hai đội làm thủ tục khai mạc giải và trao cho nhau những cái bắt tay bằng hữu.

Hôm ấy, Pep diện bộ vest màu ghi. Không ai nhận ra Pep bởi suốt 2 tháng trước đó, ông luôn xuất hiện trong những bộ đồ màu đen hoặc xanh nước biển. Chiếc áo phông cổ tim Pep hay mặc cũng chẳng thấy đâu, thay vào đó là loại sơ mi cổ cồn trắng mang hiệu Serra Claret, nhãn hàng thuộc quyền sở hữu của cô vợ Cristina.

Từ đường pitch, Pep thổi một làn gió mới lên phong cách của Bayern. Lần đầu tiên kể từ ngày đặt chân tới Munich, Pep giới thiệu sơ đồ 3-3-3-1. Đội trưởng Lahm được đẩy vòng tròn giữa sân, chơi bên cạnh Schweinsteiger và Kroos. Phía trên, Mueller, Ribery và Robben tạo thành bệ phóng cho Mandzukic ở trên thỏa sức vùng vẫy.

Chung cuộc, Bayern giành chiến thắng nhẹ nhàng nhờ hai tình huống đá phạt đền của Mueller và Alaba. Nhưng Pep không vui, trái lại ông tỏ ra giận dữ khi các cầu thủ phòng ngự, đặc biệt là Alaba dường như quên hết lời dặn dò của ông trên sân tập. Họ dâng cao nhưng không kịp lùi về, tạo điều kiện để Gladbach dễ dàng tổ chức phản công.

Sang trận đấu thứ hai, Pep đưa ra một thử nghiệm hoàn toàn khác: Đẩy Shaqiri về trung tâm hàng tiền vệ. Nhưng mọi chuyện chẳng khá hơn là bao. Bayern chỉ có thể vượt qua Frankfurt nhờ cú vô lê thần sầu của Mandzukic. Pep không chờ đợi khoảnh khắc, thứ ông cần là một quá trình có chiều sâu.

Căm thù Tiqui-taca

Tới vòng 3, Bayern gặp Nurnberg. Mario Goetze có trận ra mắt khán giả trên sân Allianz Arena. Bayern không mấy khó khăn để bỏ túi 3 điểm, có điều lối chơi của toàn đội vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của Pep.

Qua 3 vòng, Pep nhận ra phần lớn các cầu thủ chưa bỏ được thói quen chuyền qua lại không chủ đích. Ông lấy một ví dụ để nói với học trò trong buổi họp chiến thuật: “Lahm chuyền Boateng. Boateng chuyền Dante. Dante chuyền Alaba. Alaba chuyền Schweini. Schweini đẩy lại cho Lahm. Các cậu đang chơi trốn tìm hay sao mà cứ liên tục vẽ ra những hình chữ U vô nghĩa?”

Tối cùng ngày, Pep đón vài người bạn từ New York và Barcelona tới dự bữa tối cùng gia đình ông. Sau hai tháng lưu lạc ở chốn xa phương, Pep mới có dịp gặp lại những gương mặt đã gắn bó với mình suốt 7 năm qua. Ba đứa trẻ nhà Pep đói meo song chúng chỉ được ăn khoai tây hộp cầm hơi. Pep muốn có đủ người bên bàn ăn để bữa tối thật sự có ý nghĩa.

Hai giờ đồng hồ liền, Pep kể cho bạn về cuộc sống ở Munich. Tất nhiên, Pep không thể không nhắc tới bóng đá. Những câu hỏi phản biện dành cho Pep bắt đầu xuất hiện. Mọi người muốn biết Pep nói gì với các cầu thủ ở giờ nghỉ giải lao trong chiến thắng 2-0 trước Nurnberg. Hiệp 1, Bayern bế tắc. Hiệp 2, họ lột xác. Chắc chắn phải có tác động gì từ Pep để mọi chuyện trở nên tích cực.

“Này Dante, đừng hèn nhát. Cầm bóng tới vạch giữa sân rồi hẵng chuyền. Ribery và Mueller, tôi muốn nói chuyện riêng với hai cậu như những người đàn ông. Là đàn ông nhé, đừng quên! Tất cả nghe đây, đừng cố bắt chước Barça. Tôi căm thù Tiqui-taca. Hãy lao lên phía trên và giữ khoảng cách hợp lý với người gần nhất. Chúng ta là Bayern chứ không phải phiên bản hai của Barça tại Bundesliga”, nguyên văn lời kể của Pep trên bàn ăn tối.

Lahm là ngoại lệ

Sáng sớm hôm sau, Pep là người đầu tiên tới trại huấn luyện. Ông ngó qua bảng theo dõi dinh dưỡng của bếp trưởng Mona Memmer và không khỏi giật mình khi thấy chỉ 4/14 cầu thủ ra sân trong trận gặp Nurnberg sử dụng bữa ăn nhẹ sau trận do CLB cung cấp.

Pep nổi đóa. Ông đề nghị văn phòng triệu tập toàn đội tới sân. Trong bầu không khí căng thẳng, Pep đưa ra những lý giải khoa học giải thích về tầm quan trọng của bữa ăn phụ sau mỗi trận. Pep chỉ trích thói sinh hoạt cổ hủ và ý thức kém về dinh dưỡng của các cầu thủ. Pep đã dày công nghiên cứu tư liệu dinh dưỡng thể thao và bàn bạc với Memmer về thực đơn cho toàn đội. Mỳ ý, phô mai, cơm, cá, thịt và rau củ quả là những thực phẩm hàng ngày không thể thiếu cho những VĐV thể thao đỉnh cao. Nhưng lựa chọn của các cầu thủ Bayern là cắm mặt vào chơi điện tử hoặc tới pub (mô hình quán rượu nhỏ ở phương Tây) để xả stress.

Pep ra luật kể từ nay, nếu ai bỏ qua bữa ăn tại trung tâm huấn luyện thì người đó sẽ chịu phạt 200000 euro, bị đày xuống đội trẻ tập trong 10 ngày. Tái phạm lần hai, mức phạt là một suất trên… khán đài trong 3 tháng. Tái phạm lần ba, cầu thủ ấy sẽ bị rao bán trên TTCN bất luận là ngôi sao hay trụ cột trong đội.

Trước đó, nhân viên ở Allianz Arena chỉ cần làm việc từ 8 đến 9 giờ sáng hàng ngày. Bây giờ, thời khóa biểu thay đổi: Toàn bộ thành viên ăn lương ở Allianz Arena phải có mặt tại văn phòng từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều hàng ngày. Đề xuất của Pep lên BLĐ CLB được chấp thuận với mục đích làm gương cho các cầu thủ.

Chỉ duy nhất Philipp Lahm không làm phật ý Pep. Pep có chú ý cách Lahm chăm lo cho bản thân. Hàng ngày, đều như chanh vắt, Lahm luôn ăn một lát pho mai, một đĩa mỳ ý, 100gram thịt bò thăn và 3 quả cam theo đúng chỉ dẫn của Memmer. Trên sân, Lahm là người duy nhất thấm nhuần tư tưởng của Pep. Khoảng cách giữa Lahm với các vệ tinh xung quanh chưa bao giờ lớn hơn 5 mét. Pep hy vọng Lahm là tấm gương sáng để những khác noi theo.

Nguồn: Thành Trần (choibong.vn)​
[/an]
 

BlaugranaVN

Phóng viên chiến trường Việt Nam
Cán bộ Xã
Đầu quân
30/12/12
Bài viết
775
Được thích
19
Điểm
16
Barça đồng
-402
CHƯƠNG 11: DANH HIỆU ĐẦU TIÊN


Pep-Bundesliga.jpg
[an]

Khó khăn ập đến

Ngoài Lahm, Neuer, Pep gặp khó khăn với tất cả các cầu thủ còn lại. Đôi khi, vấn đề không chỉ là bóng đá. Đó còn là những câu chuyện về tư tưởng, nhận thức và cả những bên liên quan. Người đầu tiên là Mueller. Pep thắc mắc tại sao anh ta không bao giờ chơi áp sát được quá 2 trận liên tiếp.

Ribery là một nhân vật khác gây ra những rắc rối. Khác với Lahm, Ribery không thể tiếp thu quá 2 chỉ dẫn chiến thuật trong cùng một thời điểm. Tư duy bóng đá đường phố đã ăn sâu vào tâm trí tiền vệ người Pháp và theo bản năng, cứ cầm bóng là Ribery lại có xu hướng lao lên phía trước. Pep nhắc lại với Ribery rằng, anh cần làm đúng những gì ông nói trên sân tập, nhưng ở Ribery, phần “con” vẫn lấn át phần “người”.

Goetze và Thiago, hai tân binh của Bayern cũng làm Pep nhức đầu. Hằng ngày, Pep vắt óc suy nghĩ xem Goetze nên đá ở đâu khi Mandzukic là tay săn bàn bẩm sinh và không xứng đáng bị xếp ngoài. Thiago thì tạo nên những cơn ác mộng về chấn thương cho Pep bởi đến Munich chưa được 2 tháng, tiền vệ gốc Brazil phải lên bàn mổ và có nguy cơ ngồi ngoài thêm 3 tháng. Đấy là chưa kể tới chấn thương Schweinsteiger gặp phải chỉ 2 ngày trước khi trận Siêu Cúp châu Âu khởi tranh.

Nhưng phức tạp nhất có lẽ vẫn là trường hợp của tài năng trẻ Hojbjerg. Ngày 26/8/13, Hojbjerg chạy tới phòng làm việc của Pep trong tình trạng hai mắt đẫm lệ. Cha cậu bị chẩn đoán mắc chứng ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối, anh trai cậu bị lạc trên một con thuyền và cần tối thiểu 2 tuần để về tới nhà. Pep nhớ lại nỗi ám ảnh Tito Vilanova. Những tấn bi kịch như vậy vẫn thường xảy ra theo cách không ai lường trước. Dù không muốn bởi đội hình Bayern đang thiếu đi tính cân bằng khi tuyến giữa quá thiên về tấn công, nhưng Pep vẫn cho Hojbjerg nghỉ phép 2 ngày. Hôm đó, buổi tập lùi xuống 30 phút để Pep có thời gian ổn định.

Liệu pháp tâm lý

Trước khi hành quân tới vùng biên giới giáp Pháp để gặp Frankfurt, Pep tổ chức một buổi họp báo nhỏ. Ông chủ động mời cánh phóng viên tới dự như một cách để gây áp lực lên toàn đội, khiến họ buộc phải nỗ lực để bù đắp cho những mất mát lực lượng. Mở đầu buổi họp, Pep đề cập tới Eric Abidal. Trong mắt Pep, Abidal là cầu thủ phòng ngự toàn diện nhất thế giới. Lẽ ra, Abidal đã gia nhập Allianz Arena nếu BLĐ CLB không tỏ ra chần chừ và để rơi tuyển thủ Pháp vào tay Monaco.

Pep muốn nói ở Bayern, không một ai sở hữu những kỹ năng hoàn hảo như Abidal. Ngay sau khi buổi họp kết thúc, ông lặp lại quá trình tập luyện dưới đây theo chu kỳ 4 hoặc 5 ngày: Pep đứng ở vạch giữa sân, chỉ tay vào khu vực mà ông muốn cầu thủ di chuyển một cách ngẫu nhiên. Bài tập này làm tăng khả năng phản xạ và ý thức của các cầu thủ về cự ly đội hình.

Sút phạt đền cũng được Pep đặc biệt lưu tâm. Ở trận gặp Nuernberg, Alaba đã bỏ lỡ cơ hội ăn bàn trên chấm 11 mét. Pep nhớ lại chung kết Champions League 2012/13, nơi Bayern gục ngã ở lượt đấu cân não trước Chelsea dù là đội đá trước. Ba ngày nữa, rất có thể Bayern sẽ giải quyết trận đấu bằng biện pháp tương tự với Chelsea.

Pep không chỉ định một cái tên cụ thể nào trên chấm phạt đền. Alaba, Mueller hay Schweinsteiger, ai cũng được miễn là người đấy phải giữ được cái đầu lạnh. 42 lượt sút được thực hiện và không một ai sút hỏng. Pep khá hài lòng. Ông cảm thấy dường như liệu pháp tâm lý của mình trong buổi họp đã phần nào phát huy tác dụng. Giờ đây, Pep cần tất cả đoàn kết, tập trung và tận dụng mọi cơ hội dù là nhỏ nhất.

Thành quả đã đến

Tiên liệu của Pep thành sự thật. Sau 120 phút bất phân thắng bại, Bayern và Chelsea bước vào loạt đá penalty. Cả 5 cú sút của Bayern đều đi vào khung thành. Trong khi đó, lượt đá cuối cùng của Chelsea (người thực hiện là Lukaku) bị Neuer hóa giải dễ dàng. Đáng nói ở chỗ, chỉ 2/7 cầu thủ tham gia buổi tập sút phạt đền trước đó của Bayern có tên trong danh sách đăng ký sút luân lưu mà Pep gửi lên tổ trọng tài.

Ngược trở lại diễn biến chính của trận đấu, đây mới là chi tiết làm Pep hài lòng nhất. Trong trận đánh lớn ở cấp độ châu lục đầu tiên cùng “Hùm xám” xứ Bavaria, Pep mạnh dạn thử nghiệm Lahm ở vị trí pivote. Những bước di chuyển khôn khéo của Lahm giúp Bayern kiểm soát toàn bộ thế trận. 38 pha dứt điểm được tạo ra đi kèm cùng 19 quả phạt góc và số đường chuyền gấp 3 lần con số của Chelsea, khán giả trên sân có cảm giác Bayern ở một đẳng cấp hoàn toàn khác so với đối thủ. Đó cũng là lần thứ 16 Pep và Mourinho đối đầu.

Dù vậy, Chelsea đã dẫn trước trong phần lớn thời gian và chỉ cách chức vô địch khoảng 45 giây. Rất may là bằng ý chí quật cường, Bayern có bàn gỡ ở giây cuối cùng với pha lập công của Javi Martinez. Bayern đã có thể sớm kết thúc trận đấu nếu các tiền đạo của họ nhạy bén hơn. Tuy nhiên, Pep không trách họ bởi với ông, điều quan trọng là Bayern đã định hình được bộ khung, lối chơi mà ông tìm kiếm bấy lâu nay. Lahm xuất sắc hơn ông tưởng, tiềm năng của Martinez chưa được khai phá hết và Ribery, chẳng hề cứng đầu hay bảo thủ như bấy lâu nay. Danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất trận được trao cho “Gã mặt sẹo” đã chứng minh, Ribery hoàn toàn có thể trở thành linh hồn ở Bayern như Lahm hay Schweinsteiger đã làm.

Nguồn: Thành Trần (choibong.vn)[/an]​

CHƯƠNG 12: GIẤC MƠ ĐÀO TẠO TRẺ

[an]Pep-v-Sebastian-Rode.jpg

Tấn công vì sợ… bị tấn công

Sau khi Bayern đánh bại Chelsea, báo giới ca tụng Pep Guardiola là HLV xuất sắc nhất thế giới. Nhưng ông từ chối lời khen này và nói rằng mình còn phải cố gắng nhiều. Dưới lăng kính chuyên môn, không khó để nhận ra điểm yếu của Pep. Các CLB mà ông dẫn dắt rất dễ sụp đổ nếu đối phương đá rắn và chơi thô bạo.

Pep từng nhắc lại cả trăm lần về những đối thủ ưa thích. Ông muốn gặp những đội có xu hướng phòng ngự, chơi co cụm trước vòng cấm và chủ động nhường toàn bộ thế trận cho đội bóng của ông. Nói cách khác, Pep thích những đối thủ “sợ” ông. Ở chiều ngược lại, nếu phải đương đầu với những đội đá phản công tốt và sẵn sàng chơi đôi công, Pep rơi vào trạng thái lo lắng. Đội bóng của ông không giỏi và không bao giỏi phòng ngự, bởi đó là triết lý bóng đá của chiến lược gia người TBN. Một ví dụ tiêu biểu: Barça thua ở bán kết Champions League 2009/10 khi Inter của Mourinho đánh phủ đầu quá nhanh và nguy hiểm.

Vì sợ bị tấn công nên Pep chấp nhận mạo hiểm và dồn lên ngay từ những phút đầu nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thế trận. Pep luôn cố gắng xếp càng nhiều cầu thủ tấn công vào đội hình xuất phát càng tốt. Đó là lý do giải thích cho thử nghiệm để Mueller thử sức ở tuyến giữa. Pep biết rằng nỗi sợ hãi dai dẳng ấy không bao giờ mất đi chừng nào ông còn tham gia công tác huấn luyện. Để trấn an bản thân, Pep luôn tự nhủ trong tương lai, sẽ có ngày ông sở hữu dàn cầu thủ biết phòng ngự từ trong “trứng nước”. Khi rời Barça, Pep chọn Bayern làm bến đỗ tiếp theo cũng vì hy vọng ấy.

Ước mơ cuộc đời

Cũng vì nỗi sợ hãi vừa đề cập mà Pep luôn ao ước có một ngày ông lui về hậu trường và đảm nhiệm công tác đào tạo trẻ. Trong suy nghĩ của Pep, phát hiện và ươm mầm sao mai mới là công việc mang tính chiều sâu mà một nhà quản lý bóng đá cần nắm vững. Pep nhớ lại một buổi chiều cuối tháng 5/2010. Hôm ấy, Pep giới thiệu Gerard Deulofeu và Rafa Alcantara, em trai của Thiago Alcantara trong buổi tập của đội 1 Barça. Pep tâm sự với tác giả cuốn sách rằng, ông thích làm việc với người trẻ hơn những cầu thủ lớn tuổi. Lý do là họ dễ bảo, dễ uốn nắn, không cứng đầu như những cầu thủ đã thành danh. Khi làm việc với nhóm cầu thủ này, Pep cảm giác ông giống một HLV hơn, tức ông nói gì thì học trò làm vậy.

Hết 3 tháng đầu ở Munich, Pep lên lịch làm việc mới. Một ngày làm việc 12 tiếng, Pep dành 7 tiếng để nghiên cứu công việc ở đội 1. Phần còn lại, ông nghiên cứu mô hình phát triển lò đào tạo trẻ ở Pháp, xem băng ghi hình buổi tập đội trẻ và chọn ra từ 2 đến 3 gương mặt làm hạt giống tương lai. Sebastian Rode là thành quả của mô thức làm việc trên.

Những ngày đầu tháng 9 là khoảng thời gian tuyệt vời nhất Pep ở Munich. Chỉ 4 cầu thủ đội 1 có mặt trên sân tập (những người còn lại được cho xả trại sau trận tranh Siêu Cúp châu Âu) là Starke, Rafinha, Contento và Kirchhoff. Pep hủy buổi tập cùng ngày và đề nghị 4 cầu thủ trên xuống tập cùng đội B. Qua 3 buổi tập, Pep có đôi chút thất vọng khi các học viên Bayern không cho thấy bất kỳ tiềm năng lớn nào. Pep đã kỳ vọng vào một thế hệ của Mueller, Kroos thứ hai song giờ đây, ông phải tạm gác lại giấc mơ khai quật những viên ngọc thô.

Pep tìm gặp Hermann Gerland, người phụ trách công tác đào tạo trẻ ở Bayern thập niên 90 thế kỷ trước. Dưới sự bảo hộ của Gerland, Pep được dẫn đi tham quan 23 lò đào tạo trẻ ở Đức. Trong đầu, Pep hình thành ý tưởng về mô hình phát triển trong tương lai do chính ông xây dựng, ở Bayern hoặc một nơi nào đó mà Pep chưa thể xác định.

Bám víu Hoeness

Uli Hoeness là cái tên gây ấn tượng mạnh mẽ với Pep. Là một nhà kinh doanh nhưng Hoeness luôn quan tâm tới bóng đá. Ông đến với môn thể thao vua không đơn thuần vì mục đích thương mại mà trên hết là tình yêu với trái bóng tròn. Một tuần 3 lần, Hoeness rủ Pep dùng chung bữa trưa tại quán bia tươi Sam Burger. Ở đó, hai người bàn luận về bóng đá và thi xem ai ăn nhiều xúc xích loại thượng hạng hiệu Rostbratwurst hơn. Hằng sáng, Hoeness uống cà phê cùng Rummenigge và bàn về kế hoạch phát triển CLB. Sáng thứ Bảy hằng tuần, Hoeness mời Paul Breitner tới văn phòng và lắng nghe chia sẻ của cựu danh thủ này.

Tai họa ập đến khi Hoeness đối mặt với nghi án trốn thuế và có nguy cơ ngồi tù. Rummenigge bị giới chức trách điều tra do liên quan tới đường dây buôn lậu trang sức đá quý từ Qatar. Theo phản ứng thông thường, Pep lẽ ra sẽ tìm đường ra đi để tránh những liên lụy không mong muốn. Nhưng Pep không làm vậy, trái lại ông còn đứng ra bênh vực Hoeness. Pep cho rằng chế tài không rõ ràng của chính phủ Đức là nguyên nhân dẫn tới vụ án của Hoeness. Vả lại, phải đứng ở hoàn cảnh của Pep, chúng ta mới thấu hiểu cho hành động của ông.

Dù Hoeness vướng vào vòng lao lý song ông đã xây dựng một nền tảng vững chắc cho Bayern. Hơn 3 thập kỷ làm việc, Hoeness tạo ra nguồn vốn huy động khổng lồ tới từ 10 đơn vị tài trợ trung thành, 230.000 thành viên có thẻ VIP. Hàng năm, lợi nhuận Bayern thu về luôn dao động ở mức 430 đến 500 triệu euro. Sau 20 năm nỗ lực, Hoeness trả đủ cả vốn lẫn lãi khoản nợ 80 triệu euro Bayern phải gánh trên vai vào năm 1979.

Không vị chủ tịch nào tạo cảm giác yên bình cho Pep như Hoeness làm được. Về lâu dài, những CLB đủ lực hoạt động mà không cần dựa vào túi tiền của giới chủ như Bayern là mô hình kiểu mẫu cho làng túc cầu nhân loại. Pep quyết tâm chờ ngày Hoeness mãn hạn tù.
Nguồn: Thành Trần (choibong.vn)[/an]​

CHƯƠNG 13: LỜI GỢI Ý CỦA CON GÁI

[an]Gia-dinh-Pep.jpg

Sốc vì quá… sướng

Lại nói về tình cảm Pep dành cho Hoeness. Sau trận Siêu Cúp châu Âu, chủ tịch Bayern gọi điện cho Pep, nói rằng những lời chỉ trích của Mourinho là điều nhảm nhí và ông không cần bận tâm tới điều đó. Thậm chí, Hoeness còn khuyên Pep đừng xem lại băng ghi hình trận đấu bởi Pep luôn ở đẳng cấp cao hơn Mou và chẳng còn gì nhiều để bàn về danh hiệu đầu tiên của Bayern.

Chuyện là hôm đó, Ramires nhận thẻ vàng thứ hai và bị truất quyền thi đấu sau pha phạm lỗi thô bạo với Goetze. Dưới góc độ chuyên môn, án phạt Ramires phải nhận chủ yếu đến từ hành vi ác ý mà tiền vệ người Brazil nhằm vào tân binh của Bayern. Mourinho ngám ngẩm tuyên bố cứ mỗi lần gặp Pep, đội bóng của ông đều chịu cảnh mất người.

Pep không khỏi bất ngờ bởi lần đầu tiên trong sự nghiệp, ông nhận được sự ủng hộ vô điều kiện từ giới chủ. Khi còn làm việc ở Barça, Pep luôn chịu rất nhiều áp lực từ chính những người cùng đứng chung một mái nhà với ông. Lấy ví dụ như chung kết Cúp Nhà Vua tháng 4/2011, Real đánh bại Barça với pha làm bàn duy nhất của Cristiano Ronaldo. Trưa hôm sau, trong giờ ăn trưa tập thể, tivi chiếu lại lễ đăng quang của Real và đăng tải đoạn trả lời phỏng vấn của Mourinho. Pep chủ động quay đầu ra sau nhưng các trợ lý của ông cố tình gọi vọng lại: “Này Pep, nhìn đi”.

Tối cùng ngày, Pep được yêu cầu lên gặp chủ tịch Rosell. Dưới ánh đèn vàng, Rosell phê bình Pep khi quy kết ông thiếu nhuệ khí của một chiến binh và không dám nhìn vào thất bại. Cảnh tượng như vậy chẳng bao giờ xuất hiện ở Bayern. Câu nói quen thuộc mà Pep thường nghe từ các quan chức lãnh đạo là “Tốt lắm, phát huy nhé”.

Pep sốc vì… quá sướng. Ông chẳng tin nổi mình được tin tưởng và trọng dụng như vậy.

“Đây rồi bố ơi”

Sau trận đấu gặp Chelsea, các cầu thủ Bayern xả trại để phục vụ ĐTQG. Ba tuần sau, họ mới tập trung ở Munich và trở lại guồng quay thông thường. Ngày đầu tiên sau quãng nghỉ, Pep nổi đóa với các học trò bởi dường như, họ đã quên hết những bài tập mà ông dày công nghiên cứu suốt 2 tháng trước đó. Nhịp sinh hoạt ở ĐTQG khác hẳn cấp CLB nên tất nhiên, Pep hiểu được sự thay đổi không mong chờ đó. Dẫu vậy, ông không phép bản thân dễ dãi vì làm thế đồng nghĩa ảnh hưởng tiêu cực tới mục tiêu chung toàn đội.

Ở Bundesliga, đối thủ tiếp theo của Bayern là Hannover. Trên sân, các ngôi sao tỏ ra mệt mỏi, họ chủ động chơi chậm và lởn vởn với trái bóng, chờ sơ hở của đối phương và kết thúc trận đấu. Thomas Mueller được giao nhiệm vụ đảm nhận vị trí “tiền vệ con thoi”, tức kiêm luôn công việc tấn công lẫn phòng ngự. Song sản phẩm ưu tú nhất của học viên Bayern chỉ đi bộ ở phần sân đội bạn, đợi bóng đến chân và chuyền sang cho một đồng đội khác. Kết quả chung cuộc, Bayern vẫn thắng 2-0 nhưng nói gì thì nói, Pep không thích những chiến thắng nhàn hạ kiểu vậy.

Tối 15/09, Pep về nhà, bật băng ghi hình trận đấu gặp Hannover, xem đi xem lại suốt 6 tiếng đồng hồ và ghi chép dưới dạng biểu đồ cây. Ở nhà, Maria và Marius - hai con đầu lòng của Pep là thầy dạy chiến thuật tốt nhất của ông. Còn bé nhưng hai đứa trẻ nhà Pep tỏ ra đặc biệt hứng thú với bóng đá. Chúng thích theo dõi cách cầu thủ di chuyển trên sân. Pep đưa cuốn sổ cho Maria và Marius, hỏi dò phản ứng của chúng. Suy nghĩ một hồi, Marius hô to: “Đây rồi bố ơi, 3-4-2-1 nhé. Chú Ribery nên chơi hậu vệ mới phải. Chìa khóa nằm ở chú đội trưởng (Lahm).

Hạnh phúc tột đỉnh

Thật khó để tin những đứa trẻ mới học hết bậc tiểu học lại chỉ bảo một HLV bóng đá chuyên nghiệp. Bạn có thể tin hoặc không, đó là lựa chọn của mỗi cá nhân nhưng sự thật là thế và chúng ta không thể phủ nhận tiềm năng của Maria hay Marius.

Pep mạnh dạn thử nghiệm đề xuất của các con. Và lời tiên đoán của đám con nít đã trở thành sự thật. Lượt trận đầu tiên vòng bảng Champions League, Bayern ra sân với sơ đồ 3-4-2-1. Họ đánh bại CSKA Moscow 3 bàn không gỡ, cùng lối chơi khoa học chưa từng thấy.

Chiến lược gia người Catalan quyết định áp dụng triệt để 3-4-2-1. Philipp Lahm là cầu nỗi giữa hàng hậu vệ và tiền vệ. Khi cần, Lahm sẽ trở lại bộ tứ vệ và Bayern chuyển về 4-3-3 trong những thế trận cần phòng ngự. Alaba từ giờ được quy hoạch ở vạch giữa sân, Mueller không bị ép đá giữa thêm một lần nào nữa, Ribery và Robben trở thành những “full-back”, thuật ngữ ám chỉ mẫu cầu thủ quán xuyến toàn bộ hàng lang hai cánh, từ tấn công đến phòng ngự.

Tuy nhiên, Bayern chỉ thực sự đạt đến ngưỡng hoàn hảo khi đến làm khách trên sân của Man City ngày 03/10/13. Tỷ số là 3-1 nghiêng về đại diện xứ Bavaria nhưng trên hết, màn trình diễn của các cầu thủ mới là thứ nghệ thuật mang tầm vĩ mô, có ý nghĩa tới sự thay đổi của khái niệm “chuyền bóng” trong môn thể thao vua.

Trong 3 phút 27 giây, Bayern thực hiện tổng cộng 94 đường chuyền một chạm và không để bất kỳ gương mặt nào bên phía Man City chạm chân vào bóng. Toàn bộ 11 cái tên có mặt trong đội hình xuất phát ngày hôm ấy tham gia vào đợt tấn công, kết thúc bằng cú sút dội xà của Mueller.

Trên các trang mạng xã hội, dòng chữ #3#27#94#Bayern#ManCity trở thành xu thế mới. Video quay lại tình huống kinh điển ấy đạt hơn 4 triệu lượt xem trên Youtube chỉ trong 3 giờ đồng hồ. Pep không giấu được niềm hạnh phúc, viết lên Twitter cá nhân dòng trạng thái “Dù phải chết, tôi cũng sẵn lòng để đổi lấy niềm vui này”.

Một đỉnh cao mới của làng túc cầu nhân loại được xác lập.
Nguồn: Thành Trần (choibong.vn)[/an]​

CHƯƠNG 14: CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN

[an]Pep-Guardiola-sails-past.jpg

“Ai muốn nói, mời làm HLV”

Ngày 05/10/13, Bayern gặp Leverkusen ở Bundesliga. “Hùm xám” xứ Bavaria kiểm soát 80% thời lượng bóng, chuyền chính xác 90%, tạo ra 27 cơ hội ăn bàn nhưng chung cuộc, họ bị cầm chân 1-1 với tỷ lệ chuyển hóa cơ hội thành bàn chỉ là 3,7%.

Với Pep, kết quả trên bảng điện tử trong thời gian đầu không có nhiều ý nghĩa. Điều Pep cần là một lối chơi cụ thể đúng với mong muốn của ông. Nhưng nhiều người nghĩ khác, đặc biệt là nhóm cầu thủ mang nặng tư tưởng cổ hủ từ thời Jupp Heynckes. Họ cho rằng 3-4-2-1 chỉ phát huy tác dụng trong một ngày đẹp trời, nơi toàn đội thăng hoa còn đối thủ xuống phong độ.

Ngày 18/10/13, Bayern chỉ còn 24 giờ đồng hồ là bước vào trận đấu gặp Mainz 05. Trong buổi tập cuối cùng trước giờ G, Robben và Alaba đề xuất Pep hãy linh hoạt đan xen các sơ đồ 4 hậu vệ. Pep im lặng, mặt hướng xuống toàn đội và hô to: “Ai muốn nói, mời làm HLV”.

Sau bữa ăn nhẹ cuối cùng trước giờ bóng lăn, Pep triệu tập toàn đội vào văn phòng rồi bắt đầu lý giải: “Tôi hiểu các bạn là những cầu thủ giỏi. Nhưng tôi chỉ chọn người phù hợp nhất cho từng bối cảnh. Điều đó không có nghĩa là những người không được chọn nằm ngoài kế hoạch của CLB. Vấn đề là thời gian, và các cậu cứ ngồi đấy đợi. Đừng nói thêm gì cả bởi tôi là HLV và tôi biết mình phải làm gì”. Thực chất, ông cũng đang rất đau đầu với tình hình nhân sự ở. Thời điểm đấy, ít ai biết được Pep giấu nhẹm thông tin Shaqiri nghỉ thi đấu 6 tháng còn Thiago trở lại muộn hơn 8 tuần so với dự kiến.

“Tôi làm gì kệ tôi”

Bayern đang thực sự bước vào guồng quay khắc nghiệt. Dàn trải lực lượng trên ba đấu trường, cộng thêm loạt trận giao hữu của các ĐTQG chuẩn bị cho World Cup 2014, trung bình cứ 3 ngày các cầu thủ lại phải xách giày ra sân. 50 giờ nữa, Bayern sẽ hành quân tới CH Séc để chạm trán Viktoria Plzen trong khuôn khổ vòng bảng Champions League lượt trận thứ ba. Ba ngày sau, họ bắt xe tới thủ đô Berlin, đối thủ là Hertha.

Sự mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt các cầu thủ. Robben căng cơ đùi trái và phải tập riêng 20 phút mỗi ngày cùng HLV thể lực. Lahm giãn dây chằng cấp độ một và chỉ đủ thể lực ra sân nếu chịu tiêm thuốc giảm đau. Dante bong gân mắt cá chân trái, Alaba viêm phổi còn Schweinsteiger bước đi tập tễnh sau trận đấu gặp Mainz 05.

Các trợ lý của Pep khuyên ông nên giảm bớt cường độ tập luyện để đảm bảo thể lực các cầu thủ, đặc biệt là rondos bởi khi tham gia trò chơi này, vùng bắp chân trở xuống sẽ phải hoạt động ở tần suất lớn, dễ dẫn tới những chấn thương liên quan tới cơ.

Pep không hài lòng khi lần đầu tiên kể từ ngày đặt chân tới Munich, nhóm cánh tay phải phản đối ra mặt kế hoạch mà ông đặt ra. Pep muốn sau trận gặp Hertha, ông cho toàn đội xả trại 3 ngày, riêng Lahm được nghỉ thêm 1 ngày. Trước đó, ông hy vọng tất cả các cầu thủ từ ngôi sao tới dự bị đều nỗ lực hết sức để cùng nhau vượt qua khó khăn.

Bonaventura phản đối ra mặt. HLV thể lực đã làm việc cùng Pep suốt 7 năm qua lẩm bẩm “Đồ độc tài”. Pep nghe thấy, đáp lại một cách gay gắt: “Anh là cái thá gì. Tôi làm gì kệ tôi, hãy đưa ý kiến chứ đừng đưa quyết định. Ở đây, tôi là HLV trưởng”.

Bài học ở Catalan

Dù sau này, Pep phải hối hận với kế sách của mình (tháng 11, Lahm viêm cơ đùi phải sau chuyến hành quân tới đất Nga lạnh giá) song chưa bao giờ, Pep công khai nhận sai. Pep là người cầu tiến, luôn muốn đổi mới. Vậy đâu là lý do khiến ông bất ngờ bộc lộ cái tôi mà trong quá khứ, hiếm khi nào cánh dư luận khai thác được khía cạnh nào ở Pep?

Pep rủ tác giả cuốn sách tới khu liên hiệp thể thao Maddesburg, cách Munich 3 giờ đồng hồ tàu điện ngầm. Trên sân golf, ông kể lại câu chuyện đã trải qua ở Barcelona vào mùa giải 2011/12.

Mùa hè 2012, Pep tham dự lễ hội kinh thánh hàng năm theo truyền thống của xứ Catalan. Mọi thành viên thuộc biên chế Barça được yêu cầu góp mặt, đại diện cho tiếng nói của thành phố và làm lễ diễu hành trước toàn bộ người dân xứ Catalan.

Theo kế hoạch ban đầu, Pep và đội trưởng Xavi sẽ thay mặt toàn đội nói lời tuyên thệ và ủng hộ chủ trương ly khai, giành lại độc lập từ chính phủ Tây Ban Nha của vùng ly khai lớn nhất quốc gia Nam Âm. Hôm đó, Pep và Xavi được cha xứ nhà thờ Barcelona chỉnh khả năng phát biểu trước đám đông. Pep nói trước rồi tới lượt Xavi.

Nhưng không may là đúng vào giờ phút linh thiêng dưới lăng kính tôn giáo, cậu thứ Marius lên cơn đau bụng quằn quại. Marius nhập viện khẩn cấp, bị chẩn đoán viêm dạ dày. Điện thoại rung lên và Pep được các bác sĩ yêu cầu tới bệnh viện ngay lập tức do vợ ông đang bận công tác ở Milan, Italia. Cuối cùng, người cầm giấy nói thay Pep là Iniesta.

Pep chưa một lần tiết lộ thông tin này với các quan chức cấp cao Barça. Chủ tịch Rosell liên tục mắng nhiếc và khiển trách Pep bởi ông cho rằng Pep làm việc thiếu trách nhiệm, không coi trọng vấn đề bản sắc. Thậm chí, CLB còn mua khóa học kỹ năng mềm, động viên Pep đi học để nâng cao bản lĩnh chính trị.

Pep hiểu rằng đôi khi, trách nhiệm gia đình - thứ tưởng như chẳng ai dám từ bỏ cũng phải đứng sau trách nhiệm xã hội. Pep tự nhủ muốn tồn tại trong thế giới bóng đá, cái tôi cá nhân phải được bộc lộ như lời khẳng định cho năng lực và tham vọng.[/an]

CHƯƠNG 15: KẾT THÚC ĐỂ KHỞI ĐẦU

[an]Pep-an-mung.jpg

Điểm sáng Ribery

Ngày 27/11/13, Bayern trải qua trận đấu khắc nghiệt nhất trong lịch sử mà CLB từng trải qua. Họ thi đấu trên mặt cỏ nhân tạo khô cứng ở Moscow, nơi nhiệt độ đã xuống tới -10 độ C. Bằng bản lĩnh của đội bóng lớn, Bayern dễ dàng giành chiến thắng 3-1, tạo ra kỷ lục 10 trận thắng liên tiếp ở Champions League (gồm chuỗi 5 trận mùa 2012/13) song các cầu thủ dường như không quan tâm tới kết quả. Tất cả đều cảm thấy cơ thể như cạn kiệt sức lực.

Carles Planchart, trưởng bộ phận phân tích dữ liệu nhớ lại mặc 4 lớp áo, đứng ở khu vực đường hầm và theo dõi trận đấu qua màn hình ipad nhưng tim ông như muốn chạy ra khỏi lồng ngực bởi sức gió khủng khiếp. Pep quyết định cho toàn đội nghỉ hẳn một ngày sau khi đáp máy bay về Munich. Sáng thứ 6, mọi người trở lại tập luyện bình thường nhưng nét mệt mỏi còn hiện rõ trên khuôn mặt từng người.

Duy chỉ có Franck Ribery là ngôi sao hiếm hoi hoàn toàn khỏe mạnh. Lý do là tiền vệ người Pháp mới trở lại sau chấn thương nên anh được cho nghỉ trong chuyến đi bão táp tới xứ bạch dương. Một tuần nữa, Bayern sẽ bước vào vòng 1/8 Cúp quốc gia gặp Ausburg. 30 phút trên sân trôi qua, nhóm công thần gồm Lahm và Schweinsteiger ra dấu xin Pep cho nghỉ. Họ nói rằng DFB Polka không quan trọng bằng Champions League song Pep gạt phăng suy nghĩ đó. Ông chỉ ra chưa một CLB nào bảo vệ thành công chức vô địch Champions League. Tại Đức, Bayern mới 1 lần giữ được ngôi vương hai mùa liên tiếp (2004/05 & 2005/06) trong 10 năm trở lại đây. Pep cần những trận đấu tại DFB Polka để làm bàn đạp tinh thần cho Bundesliga, mặt trận quan trọng nhất. Ông hét lên “Này các cậu, nhìn Ribery và học tập cậu ấy đi”.

Cột mốc thứ 200

Hiệu ứng tích cực từ Ribery xuất hiện. “Gã mặt sẹo” ra sân trong 70 phút ở trận gặp Ausburg, góp công lớn đưa đội nhà vào tứ kết. Sau ngày hôm đó, tinh thần toàn đội luôn ở trạng thái hưng phấn, tạo tiền đề cho chiến thắng hủy diệt 7-0 trước Bremen ngay trên sân đối phương hai tuần sau, trận đấu thứ hai trong mùa giải mà Pep thực sự hài lòng.

Ngày 14/12/13, Bayern khiến Bremen chịu thất bại đậm nhất trên sân nhà trong lịch sử đội bóng của những nhạc công. Hôm ấy, nhà ĐKVĐ Bundesliga trình diễn thứ bóng đá siêu đẳng mà bạn không thể bắt gặp trong bất cứ cuốn sách dạy chơi bóng nào, đặc biệt là bàn thắng thứ 6.

Trên chấm phạt góc, Ribery căng ngang với lực mạnh vào vòng cấm. Pizarro nhận bóng, khống chế một nhịp rồi đánh gót. Alaba lẻ xuống phía sau rất nhanh, thực hiện động tác giả đánh lạc hướng hậu vệ Bremen trước khi căng ngang vừa tầm để Ribery đặt lòng vào góc chết. Toàn bộ màn phối hợp đó diễn ra trong đúng 7 giây, bàn thắng nhanh nhất và đẹp mắt nhất Pep từng chứng kiến trong sự nghiệp 25 năm tham gia công tác bóng đá chuyên nghiệp.

3 điểm giành được trước Bremen cũng đánh dấu chiến thắng thứ 200 của Pep trên cương vị HLV trưởng sau 274 trận, đạt tỷ lệ 73%. Ngoài ra, Pep cũng là HLV đầu tiên trong lịch sử giải VDDQG Đức bất bại sau 15 trận đầu tiên. Cùng lượt trận, Dortmund thất thủ trước Leverkusen. Khoảng cách giữa Bayern và đại kình địch được nới rộng thành 10 điểm.

Ba ngày sau, Bayern bước vào lượt trận cuối cùng vòng bảng Champions League với mục tiêu đánh bại Man City để trở thành nhà ĐKVĐ đầu tiên của giải đấu toàn thắng 6 trận mở màn mùa giải kế tiếp. 11 phút trôi qua, tỷ số là 2-0. Bayern đang đứng ở tầng mây thứ chín, Họ bắt đầu chủ quan để rồi nhận lấy thất bại chung cuộc 2-3.

Ngạc nhiên là Pep không giục các học trò dồn lên trong những phút cuối tìm bàn gỡ. Ông lý giải sau trận đấu đôi khi, muốn đạt đến ngưỡng hoàn hảo thì bạn phải mắc sai lầm để thức tỉnh. 4 ngày sau, Bayern trở lại Bundesliga, vùi dập Hamburg và khép lại năm 2013 hoàn hảo: 93 điểm sau 33 trận bất bại.

Quý ngài “chung kết”

Lượt đi Bundesliga 2012/13 khép lại cũng là lúc Bayern đáp máy bay tới Marrakech, Ai Cập để tham dự Cúp các CLB thế giới 2013. Bán kết, đối thủ của họ là Quảng Châu Evergrande - thế lực mới của bóng đá Trung Quốc dẫn dắt bởi “Gã đầu bạc” Marcelo Lippi. Trong 7 phút, Bayern giải quyết nhanh gọn trận đấu với 3 bàn thắng.

“Hùm xám xứ Bavaria” bước vào trận chung kết gặp Raja Casablanca, đại diện của nước chủ nhà Ai Cập. Pep và các trợ lý đã dự khán trận bán kết giữa Raja và Atletico Minero. Ông khá bất ngờ trước lối chơi cống hiến của Raja nhưng cũng không khỏi vui mừng khi nhận ra, đây là con mồi “dễ xơi” với Bayern bởi lối đá tấn công của CLB Bắc Phi quá hồn nhiên và dễ đoán.

Trên chuyến xe từ Agadir tới Marrakech, Pep nở nụ cười rạng rỡ như thể Bayern đã nắm chắc phần thắng trong tay. Đó là trận chung kết thứ 15 trong sự nghiệp của Pep. Trước đó, ông mới để thua 2 lần.

Pep tự tin tới mức ông trình làng sơ đồ 3-7-0 (hai biến thể là 3-1-6-0 và 3-2-5-0). Phải biết rằng các cầu thủ chỉ biết được ý đồ chiến thuật đó 10 phút trước giờ bóng lăn. Nhưng rồi, mọi tiên đoán của Pep thành sự thật. Bayern chỉ mất 20 phút để làm tung lưới Raja 2 lần nhờ những pha lập công của Dante và Thiago.

Thêm một chức vô địch cho Pep, danh hiệu thứ 16/22 giải đấu Pep từng tham chiến, và là chức vô địch thứ 2 sau 3 trận đánh lớn mà Pep xung trận cùng Bayern. Đáng nói, Pep đã vô địch tất cả các giải đấu mang tầm quốc tế: 2 Champions League, 3 Siêu cúp châu Âu và 3 Cúp Liên lục địa.

Pep đã sẵn sàng gạt bỏ mọi dư ấm mà người tiền nhiệm Heynckes để lại. Một thời đại mới của Pep và Bayern sắp mở ra. 2014 hứa hẹn là một năm bùng nổ.
Nguồn: Thành Trần (choibong.vn)[/an]​
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Chủ đề mới nhất

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top