Chúng ta vẫn sử dụng ngôn từ để mô tả về người khác như vậy, nhưng có những người tên của họ dùng để thay thế ngôn từ. Thay vì thì mà là rằng “Anh ta nói yêu tôi, hứa bên tôi trọn đời, anh ta bảo trước sau gì cũng cưới, anh ta bảo không đau đâu, anh ta bảo đeo vào ít cảm giác, anh ta bảo đó chỉ là cô em con dì bên họ nội, anh ta bảo đây là lần cuối, anh ta biến mất” thì chúng ta chỉ cần nói “Hắn là thằng Sở Khanh”. Cũng vậy, thay vì nói “số một”, “xuất sắc nhất”, “Toàn diện nhất”, chúng ta nói “Paul Scholes”. Chẳng hạn như:
Tôi vốn không thích so sánh các cầu thủ, vì không ai có thể tách một cá nhân ra khỏi tập thể để đối chiếu họ với những cá nhân khác. Nhưng nếu có thời gian để tranh cãi về màu sắc của một chiếc quần lót, vàng trắng hay xanh đen, thì thà chấp nhận sự tương đối để mang lại thêm chút màu sắc cho bóng đá còn hữu ích hơn và cũng đàn ông hơn. Người ta so sánh Paul với Andrea Pirlo và Xavi, bất chấp việc họ và những người từng chơi cùng, từng đối đầu, từng chứng kiến đều nói rằng “Paul không phải để so sánh, Paul là tấm gương”. Đó là phép so sánh tốn khá nhiều bút mực, bởi cả ba đều là cái tên hàng đầu, họ là những tiền vệ hoàn hảo nhất, đặc trưng nhất mà 3 nền bóng đá đó có thể sản sinh ra, ai yêu quý người nào thì câu trả lời là cái tên ấy.
Tuy nhiên, trong cách so sánh của nhiều bạn lại ẩn chứa một kho tàng tiếu lâm khổng lồ. Lấy khả năng mở biên của Paul để so với Xavi và Pirlo, hay lấy khả năng phất bóng dài của Pirlo để đánh giá thấp hai người còn lại thì cũng chả khác gì bảo phụ nữ hơn đàn ông vì biết mang bầu và đẻ con cả. Kỹ năng của cầu thủ có thể chia làm 2 loại, kỹ năng bóng và kỹ năng chiến thuật, Paul, Xavi và Pirlo mỗi người một phong cách, một điểm mạnh, thi đấu dưới những yêu cầu và đặc trưng chiến thuật khác nhau, nên đem kỹ năng ra so sánh nó chẳng đúng trọng tâm và chẳng đưa câu chuyện đi đến hồi kết.
Nếu chia sân bóng thành 6 phần bằng nhau theo chiều dọc tính từ sân nhà sang sân đối phương (1, 2, 3, 4, 5, 6) thì Pirlo, Xavi và Paul theo thứ tự chơi nhiều ở những vùng sân từ thấp đến cao, Pirlo chơi vơi khu vực 2-3, Xavi là 3-4, Paul là 4-5, nhưng nhiệm vụ là giống nhau, tổ chức lối chơi, điều tiết bóng và phát động tấn công. Trên phương diện này cả 3 anh đều hoàn thành 1 cách hoàn hảo, có thể đánh giá là ngang nhau. Dẫu vậy, số lượng bàn thắng và kiến tạo vượt trội là thứ trang sức tuyệt vời của Paul. 10 thẻ đỏ, 120 thẻ vàng trong suốt sự nghiệp, với Wenger thì đó không phải là bóng đá, còn với tất cả những người khác đó là sự máu lửa và phản ánh khả năng góp sức phòng ngự. Cùng với quá trình tiến hóa từ tiền đạo, tiền đạo lùi, tiền vệ con thoi đến tiền về tổ chức, cầm trịch, đấy là những điểm cộng mà Xavi và Pirlo không thể có. Xavi dường như chỉ phù hợp với một hệ thống thi đấu, Pirlo nếu không được kéo xuống sâu để tránh xa các máy quét thì khó lòng phát huy được phẩm chất của mình, riêng Paul nhạc nào cũng có thể nhảy. Cuối cùng thì ai yêu quý người nào câu trả lời vẫn là cái tên ấy, còn với tôi Paul là số một dù tôi thích Pirlo hơn.
Paul bắt tôi phải nhớ đến tên anh, cũng vào một ngày tháng 3 tươi đẹp, khi mà anh đã chơi thứ bóng đá đỉnh cao nhất. United hành quân đến thánh địa của Inter Milan nơi Ronaldo đang đợi, trong khuôn khổ lượt về tứ kết Champion League, một bàn dẫn trước giúp Inter tràn trề hi vọng về một cuộc lội ngược dòng sau khi để thua 2-0 ở trận lượt đi. Andy Cole làm tường và Paul kết thúc tất cả bằng một cú đệm bóng cận thành điềm tĩnh và cực kỳ đĩnh đạc. Đó là nốt thăng trong chuỗi dài những đóng góp to lớn của anh cho United để làm nên một mùa giải thần thánh. Hơn 10 năm sau, ở Old Trafford, Paul là tượng đài của sự trung thành, là ảnh treo đầu giường về sự thầm lặng và giản dị, là một ly vang được ủ cả trăm năm với những pha mở biên say đắm, là nút chai champagne trên bục vinh quang khi anh bổ những nhát búa từ tuyến hai. Trong một bức tranh hoàn hảo và trọn vẹn, người ta tìm thấy vô vàn khoảnh khắc khác nữa để nhớ về Paul. Tôi cũng vậy. Tôi không tin nhãn hiệu “thiên tài bóng đá” vì tôi cho rằng không thành quả nào không đến từ sự khổ luyện và cũng không thành quả nào vượt qua giới hạn của sự khổ luyện. Nhưng tôi tin những “khoảnh khắc thiên tài”, tôi đã thấy điều đó và thấy nó ở Paul. Ấy là khi Paul lao vào phá bóng trong chân đối phương và chỉ với một cú chạm bóng đó, nó lại biến thành một pha phát động tấn công. Nghĩa là anh ấy làm hàng trăm công việc cùng một lúc chỉ trong một tích tắc. Nghĩa là anh ấy biết phải làm gì với trái bóng ngay cả khi chưa chạm vào nó. Nghĩa là anh ấy có thể đưa ra những lời giải toán một cách gọn gàng ngay cả khi tưởng chừng như vô nghiệm. Khi bạn có một tay giải toán cự phách trên sân, nghĩa là mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Fergie hiểu điều đó, nên tháng Một năm 2012, Paul Scholes quay trở lại sau lần đầu tiên giải nghệ. Ngay bây giờ đây, dưới triều đại Louis Van Gaal, thứ duy nhất mà United còn thiếu chính là một tay giải toán cự phách. Vấn đề của United, không phải là hàng thủ, không phải mỗi năm chỉ có 352 ngày, vấn đề là họ có những dữ kiện rõ mười mười như Angel Di Maria, Wayne Rooney, Robin Van Persie, Radamel Falcao, Juan Mata… nhưng không có người kết nối các dữ kiện đó lại, không có người đưa ra các giải pháp tấn công. Bóng luẩn quẩn ở tuyến giữa, mở ra biên rồi quay về giữa sân, mất bóng hoặc lặp lại vòng quay ấy, sự sáng tạo, các mối liên kết, sự đột phá, những pha phát động thông minh… tất cả biến mất. Đáng lẽ tôi đã mong anh thêm một lần nữa trở lại, đáng lẽ tôi đã kêu gào United hãy mua một cầu thủ như anh. Nhưng không. Tôi đã không còn đến với cuộc sống theo cách đó. Anh mô tả một cuộc sống lý tưởng là: “Tập luyện vào sáng sớm, đón con từ trường, chơi đùa với chúng, uống trà, đưa lũ trẻ đi ngủ và sau đó xem TV một chút.” Với anh được chơi bóng cho đội bóng mình yêu là đủ. Tôi chẳng cần gì hơn nữa ngoài việc được xem United thi đấu, làm quen với vẻ đẹp của sự may mắn và ức chế như cách Trịnh Công Sơn tìm thấy vẻ đẹp của sự tuyệt vọng hay Ngọc Trinh thấy vị ngon của đất.
Tôi vốn không thích so sánh các cầu thủ, vì không ai có thể tách một cá nhân ra khỏi tập thể để đối chiếu họ với những cá nhân khác. Nhưng nếu có thời gian để tranh cãi về màu sắc của một chiếc quần lót, vàng trắng hay xanh đen, thì thà chấp nhận sự tương đối để mang lại thêm chút màu sắc cho bóng đá còn hữu ích hơn và cũng đàn ông hơn. Người ta so sánh Paul với Andrea Pirlo và Xavi, bất chấp việc họ và những người từng chơi cùng, từng đối đầu, từng chứng kiến đều nói rằng “Paul không phải để so sánh, Paul là tấm gương”. Đó là phép so sánh tốn khá nhiều bút mực, bởi cả ba đều là cái tên hàng đầu, họ là những tiền vệ hoàn hảo nhất, đặc trưng nhất mà 3 nền bóng đá đó có thể sản sinh ra, ai yêu quý người nào thì câu trả lời là cái tên ấy.
Tuy nhiên, trong cách so sánh của nhiều bạn lại ẩn chứa một kho tàng tiếu lâm khổng lồ. Lấy khả năng mở biên của Paul để so với Xavi và Pirlo, hay lấy khả năng phất bóng dài của Pirlo để đánh giá thấp hai người còn lại thì cũng chả khác gì bảo phụ nữ hơn đàn ông vì biết mang bầu và đẻ con cả. Kỹ năng của cầu thủ có thể chia làm 2 loại, kỹ năng bóng và kỹ năng chiến thuật, Paul, Xavi và Pirlo mỗi người một phong cách, một điểm mạnh, thi đấu dưới những yêu cầu và đặc trưng chiến thuật khác nhau, nên đem kỹ năng ra so sánh nó chẳng đúng trọng tâm và chẳng đưa câu chuyện đi đến hồi kết.
Nếu chia sân bóng thành 6 phần bằng nhau theo chiều dọc tính từ sân nhà sang sân đối phương (1, 2, 3, 4, 5, 6) thì Pirlo, Xavi và Paul theo thứ tự chơi nhiều ở những vùng sân từ thấp đến cao, Pirlo chơi vơi khu vực 2-3, Xavi là 3-4, Paul là 4-5, nhưng nhiệm vụ là giống nhau, tổ chức lối chơi, điều tiết bóng và phát động tấn công. Trên phương diện này cả 3 anh đều hoàn thành 1 cách hoàn hảo, có thể đánh giá là ngang nhau. Dẫu vậy, số lượng bàn thắng và kiến tạo vượt trội là thứ trang sức tuyệt vời của Paul. 10 thẻ đỏ, 120 thẻ vàng trong suốt sự nghiệp, với Wenger thì đó không phải là bóng đá, còn với tất cả những người khác đó là sự máu lửa và phản ánh khả năng góp sức phòng ngự. Cùng với quá trình tiến hóa từ tiền đạo, tiền đạo lùi, tiền vệ con thoi đến tiền về tổ chức, cầm trịch, đấy là những điểm cộng mà Xavi và Pirlo không thể có. Xavi dường như chỉ phù hợp với một hệ thống thi đấu, Pirlo nếu không được kéo xuống sâu để tránh xa các máy quét thì khó lòng phát huy được phẩm chất của mình, riêng Paul nhạc nào cũng có thể nhảy. Cuối cùng thì ai yêu quý người nào câu trả lời vẫn là cái tên ấy, còn với tôi Paul là số một dù tôi thích Pirlo hơn.
Paul bắt tôi phải nhớ đến tên anh, cũng vào một ngày tháng 3 tươi đẹp, khi mà anh đã chơi thứ bóng đá đỉnh cao nhất. United hành quân đến thánh địa của Inter Milan nơi Ronaldo đang đợi, trong khuôn khổ lượt về tứ kết Champion League, một bàn dẫn trước giúp Inter tràn trề hi vọng về một cuộc lội ngược dòng sau khi để thua 2-0 ở trận lượt đi. Andy Cole làm tường và Paul kết thúc tất cả bằng một cú đệm bóng cận thành điềm tĩnh và cực kỳ đĩnh đạc. Đó là nốt thăng trong chuỗi dài những đóng góp to lớn của anh cho United để làm nên một mùa giải thần thánh. Hơn 10 năm sau, ở Old Trafford, Paul là tượng đài của sự trung thành, là ảnh treo đầu giường về sự thầm lặng và giản dị, là một ly vang được ủ cả trăm năm với những pha mở biên say đắm, là nút chai champagne trên bục vinh quang khi anh bổ những nhát búa từ tuyến hai. Trong một bức tranh hoàn hảo và trọn vẹn, người ta tìm thấy vô vàn khoảnh khắc khác nữa để nhớ về Paul. Tôi cũng vậy. Tôi không tin nhãn hiệu “thiên tài bóng đá” vì tôi cho rằng không thành quả nào không đến từ sự khổ luyện và cũng không thành quả nào vượt qua giới hạn của sự khổ luyện. Nhưng tôi tin những “khoảnh khắc thiên tài”, tôi đã thấy điều đó và thấy nó ở Paul. Ấy là khi Paul lao vào phá bóng trong chân đối phương và chỉ với một cú chạm bóng đó, nó lại biến thành một pha phát động tấn công. Nghĩa là anh ấy làm hàng trăm công việc cùng một lúc chỉ trong một tích tắc. Nghĩa là anh ấy biết phải làm gì với trái bóng ngay cả khi chưa chạm vào nó. Nghĩa là anh ấy có thể đưa ra những lời giải toán một cách gọn gàng ngay cả khi tưởng chừng như vô nghiệm. Khi bạn có một tay giải toán cự phách trên sân, nghĩa là mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Fergie hiểu điều đó, nên tháng Một năm 2012, Paul Scholes quay trở lại sau lần đầu tiên giải nghệ. Ngay bây giờ đây, dưới triều đại Louis Van Gaal, thứ duy nhất mà United còn thiếu chính là một tay giải toán cự phách. Vấn đề của United, không phải là hàng thủ, không phải mỗi năm chỉ có 352 ngày, vấn đề là họ có những dữ kiện rõ mười mười như Angel Di Maria, Wayne Rooney, Robin Van Persie, Radamel Falcao, Juan Mata… nhưng không có người kết nối các dữ kiện đó lại, không có người đưa ra các giải pháp tấn công. Bóng luẩn quẩn ở tuyến giữa, mở ra biên rồi quay về giữa sân, mất bóng hoặc lặp lại vòng quay ấy, sự sáng tạo, các mối liên kết, sự đột phá, những pha phát động thông minh… tất cả biến mất. Đáng lẽ tôi đã mong anh thêm một lần nữa trở lại, đáng lẽ tôi đã kêu gào United hãy mua một cầu thủ như anh. Nhưng không. Tôi đã không còn đến với cuộc sống theo cách đó. Anh mô tả một cuộc sống lý tưởng là: “Tập luyện vào sáng sớm, đón con từ trường, chơi đùa với chúng, uống trà, đưa lũ trẻ đi ngủ và sau đó xem TV một chút.” Với anh được chơi bóng cho đội bóng mình yêu là đủ. Tôi chẳng cần gì hơn nữa ngoài việc được xem United thi đấu, làm quen với vẻ đẹp của sự may mắn và ức chế như cách Trịnh Công Sơn tìm thấy vẻ đẹp của sự tuyệt vọng hay Ngọc Trinh thấy vị ngon của đất.
Sửa lần cuối: