Miền đất hứa (Neverland)

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,346
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,389
Cách đây vài hôm, trên VTV1 lúc 10h tối có quay một phóng sự tầm 25 phút mang tựa: Triều Tiên - những điều thế giới chưa biết. Bộ phim này do RT làm.
Nội dung bộ phim nói về nét văn hoá hiện tại của Bắc Hàn, không đi vào vấn đề chính trị. Và những nét khen ngợi được RT mang đến là: một Bình Nhưỡng rất sạch và ngăn nắp, một đất nước giản dị hàng ngày với quần màu đen - áo cắm thùng, một đất nước hàng ngày có người thành kính đến dâng hoa cho Kim Nhật Thành và một điều đáng lưu tâm nhất đó là tàu điện ngầm.

Hình như ngay cả Nam Hàn cũng chưa có hệ thống tàu điện ngầm. Rất rõ là Triều Tiên đã được Liên Xô cũ xây dựng lại Bình Nhưỡng quy mô và hoành tráng mà mãi nửa thế kỷ sau Việt Nam ta cũng chưa thể bằng ở khía cạnh giao thông này. Tôi để ý thấy bộ phim nói về các trường đại học và ở đó sinh viên được sử dụng máy tính kết nối internet. Không hiểu khái niệm kết nối internet của bộ phim chân thực đến đâu hay là do biết có đoàn quay phim mà họ mang 3G đến cho các sinh viên ưu tú ăn mặc thật đẹp ngồi trước các máy tính PenIII rồi phát biểu tự hào về đất nước mình, nhưng có điều nhìn thấy ở nét mặt những đứa trẻ thì có thể thấy ở họ nét thanh bình chứ không đói khổ hoặc bi ai gì đó. Có lẽ đó là sự thanh thản của những con người nằm dưới đáy giếng?
 

duongns

Cựu Cán bộ Phòng Công nghệ cao
Đầu quân
7/6/09
Bài viết
892
Được thích
2
Điểm
18
Tuổi
31
Website
www.nguyenthaiduong.com
Barça đồng
0
Triều Tiên - những điều thế giới chưa biết
[video=youtube;e8ODGZ22F30]http://www.youtube.com/watch?v=e8ODGZ22F30[/video]
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,346
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,389
Bài viết này khá hay và sắc xảo.

Văn hóa và... tha hóa

Một xã hội "đói" và "túng"

Tục ngữ có câu "Đói ăn vụng, túng làm càn". Một xã hội mà người ta ăn vụng ăn trộm với nhau bằng nhiều cách là một xã hội "đói". Một xã hội mà người ta làm liều bằng mọi cách bất chấp hậu quả là một xã hội "túng". Trong đời sống xã hội, nếu cái gì đó cứ nhân lên theo chiều hướng "đói" và "túng" thì sẽ ẩn chứa những bất ổn.

Và thật trớ trêu, khi cùng với chủ đề "ăn vụng", "làm càn", người Việt mình lại nói như "trách" với kẻ "ăn vụng" rằng, đồ... ăn vụng không biết đường chùi mép. Thế là không biết từ bao giờ, cái thói ăn vụng trở thành chuyện của "kỹ xảo", "tiểu xảo", với ngầm ý rằng, phàm ăn bất cứ thứ gì cũng phải biết chùi sạch mép, kẻ nào không biết làm điều đó là kẻ ngu.

Điều này cũng tương tự như quan niệm "xấu che tốt khoe". Vì vậy, cái xấu, thay vì được điều chỉnh cho tốt đẹp lên thì nó lại bị "che", "chùi" đi cho sạch dấu vết. Trong đời sống ứng xử, cái được dư luận xã hội nói và bàn nhiều, hẳn cái đó đang thuộc dạng "có vấn đề". Nhưng nói một cách khác, bóng bẩy- người ta lại cho là "lên ngôi". Gần đây rộ lên chủ đề về cái ác, sự vô cảm, gian dối...

Chính bởi tâm lý "che giấu" và hành vi chùi sạch dấu vết ấy mà văn hoá tự chịu trách nhiệm bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Khi không có văn hoá này thì không có luôn văn hoá xin lỗi, văn hoá từ chức.

Trong tương quan nhân quả (tốt - xấu), không có văn hoá từ chức thì thói vô trách nhiệm, thói lộng hành sẽ thắng thế. Ai cũng rõ, có những chuyện người dân phải thốt lên: "Sao ông ấy làm nhiều chuyện sai trái vậy mà không thấy ông ấy từ chức?".

Nhưng thực tế không những chẳng có sự xấu hổ xin từ chức nào mà những người dám nói thẳng, nói thật còn bị trù dập, trả đũa công khai. Thế là người ta lại ví "ếch chết tại miệng". Rồi từ những cái "chết" bất thường ấy mà không ít người mang trong mình một nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với nạn tham nhũng, lạm quyền.

Một khi người ta không còn dám nói lên tiếng nói của mình mình, không nghĩ bằng cái đầu của mình, không nghe bằng đôi tai của mình, không đi bằng đôi chân của mình, thì dĩ nhiên thói nịnh bợ để tiến thân, thói cầu toàn, an phận sẽ xuất hiện.

Trước đây, người ta lấy mệnh Trời ra để đe nẹt con người, rằng phải biết sợ Trời. Trời là quyền lực tối cao. Trời sinh ra đế vương và cử họ xuống để trị dân. Nhà nước, chính quyền cũng là những đại diện của... Trời. Thần thánh trong thiên hạ cũng được các đế vương phong làm thần để ban ơn hay giáng họa cho con người. Nói chung, lúc nào cũng có sẵn một thứ quyền lực siêu hình sẵn sàng trừng phạt con người.

Đi chung với nỗi sợ hãi thường là những mâm lễ to nhỏ khác nhau mà người ta đội đến để cầu xin thánh thần. Không ít người nghĩ rằng ở đời hễ cứ đưa nhiều lễ thì việc sẽ mau thành, thế nên muốn thần thánh phù giúp thì cũng phải làm như vậy.

Nhằm che giấu những giới hạn về năng lực, về mặc cảm tội lỗi, hèn kém, người ta nghĩ rằng có thể nhờ cậy thần thánh xoá tội cho, bất kể trong cuộc sống họ làm giả, làm gian, lừa lọc để kiếm tiền như thế nào. Thần thánh là đấng bảo kê, chỉ cần tin là đủ.

Thay vì người dân ít phải sợ thần thánh và yên tâm đi ngủ mà không cần đóng cửa, thì nay, thần thánh hiện diện ở khắp mọi nơi, nhưng người dân vẫn phải mua đủ thứ khoá, tìm đủ mọi cách để chống trộm.

Tương quan với nạn trộm cắp ấy, tiếc thay, nạn tham nhũng vẫn là chuyện nổi cộm. Đáng nói những kẻ tham nhũng này lại đông và có "quyền lực" không khác gì thần thánh, thậm chí chúng còn tạo cho mình vỏ bọc "công đức" khi xây cả đền cho thần thánh ngự.

Khi con người không tự thiêng liêng mình thì thần thánh sẽ mất thiêng, bởi ông bà mình đã đúc kết "linh tại ngã, bất linh tại ngã".

corruption1244635_1328495397.jpg


Xấu che, tốt khoe?

Khi các giá trị bị "mất thiêng" thì văn hoá ứng xử trở nên thiếu kiềm chế. Điều này thấy rõ trong văn hoá giao thông.

Đèn hiệu và những quy tắc giao thông nhắc nhở người ta biết kiềm chế và tuân thủ luật pháp. Nhưng họ vẫn cứ tranh giành bất cứ khi nào có thể. Giành đường giống như giành quyền, thậm chí giành cả những quyền được ưu tiên của người khác (như xe cứu thương, cứu hỏa...).

Người phương Tây sang Việt Nam, họ không vượt đèn đỏ dù đường không có người qua lại, vì từ lâu trong đầu họ có một ý thức rằng đèn đỏ ấy đã bảo họ dừng lại, dừng lại không chỉ mang an toàn đến cho người khác mà còn giữ an toàn cho chính mình.

Hai cách ứng xử trong giao thông ấy chỉ ra con đường đi cho tương lai của một quốc gia. Nếu họ không biết dừng lại đúng lúc thì họ sẽ không thể vững vàng mà đi tiếp được.

Khi ta có đèn xanh để bước đi thì ta hãy tự hào mà bước đi, vì đó là sự tôn trọng của công lý, luật pháp dành cho ta. Không phải tranh giành hay bợ đỡ, lấy lòng ai để đi cả. Luật pháp phải cho người dân biết họ được làm gì và không được làm gì. Muốn thế luật pháp ấy phải công bằng, và những người thực thi nó phải công khai, minh bạch.

Minh bạch thì sòng phòng trong xây dựng "thương hiệu", không phải đánh bóng tên tuổi bằng cái "mặt tiền ảo". Đáng tiếc, cái "văn hoá mặt tiền" của người Việt đang chệch hướng bởi chính quan niệm "xấu che, tốt khoe".

Không ít ngôi nhà có vẻ ngoài hào nhoáng, nhưng bên trong thì nhếch nhác, thiếu tiện nghi và nhà vệ sinh thì khá ô uế. Cứ nhìn vào nhà vệ sinh của những trường đại học, nơi xuất xưởng những trí thức tương lai của dân tộc thì sẽ rõ.

Họ sợ bẩn đến mức không dám cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung đã đành, mà còn làm bẩn thêm để tra tấn chính nỗi sợ bẩn của mình. Câu ví "cha chung không ai khóc" phản ánh thói tư lợi, ít nghĩ đến việc chung của người Việt mình.

Không chỉ có thế, người viết từng chứng kiến một phụ nữ ăn mặc sang trọng đến dự lễ tốt nghiệp của bạn bè (hay người thân gì đó). Khi mua hoa để tặng, cô ta dùng chân đá hờ vào bó hoa và hất hàm hỏi "bó này giá bao nhiêu?"...

Ngay cả ở cái chỗ cần sự trân trọng và lòng thành với cái đẹp cũng chỉ đáng để người ta "đá chân" cho xong thủ tục, thì chả trách gì những vụ cướp hoa, giẫm đạp lên hoa cứ thản nhiên diễn ra ở một số lễ hội tôn vinh cái đẹp.

Trong văn hoá, giữa cái được và cái mất, người Việt mình ít nhìn xa, mà chỉ nhìn vào những cái lợi trước mắt. Cứ nhìn vào một số di sản tinh thần thiêng liêng, gắn bó lâu đời với tâm hồn, tình cảm của người Việt như chùa Hương, Yên Tử, đền Trần sẽ thấy ngay.

Người ta đang thương mại và hiện đại hoá lễ hội một cách vô tội vạ, từ việc xây mới các công trình xa lạ với thẩm mỹ người Việt, đến việc dựng cáp treo, bày biện hàng quán với đủ thứ thịt rừng, rượu bia để hút khách...

Có bài báo viết, "Việt Nam không phải là một chiến trường". Bài viết khá hay, nhưng sao lâu nay người ta vẫn cứ nhìn mình như đang ở tình trạng... chiến tranh?

Chiến tranh khiến người dân trở nên mất an toàn. Dư luận xã hội từng đau xót khi so sánh, đất nước không có chiến tranh mà mỗi năm hơn 10 ngàn người phải chết vì tại nạn giao thông.

Không nên nhầm lẫn giữa chiến tranh bảo vệ chủ quyền và thói bạo lực, vô cảm làm tổn hại nhiều nhân mạng. Nhưng một khi con người chỉ vì mục đích đạt "lợi nhuận" (GDP) cho mỗi nhiệm kỳ, mà quay lưng lại với lợi ích của dân, thì "chiến tranh", xung đột nào phải đã lùi xa.

Văn hóa và phản văn hóa gần nhau trong gang tấc

Nhìn một cách tương quan hơn sẽ thấy, chiến tranh đâu chỉ diễn ra giữa người với người mà còn giữa người và tự nhiên vạn vật. Cái thói quen ăn nhậu, được diễn giải như một thứ văn hoá "nam vô tửu như cờ vô phong", không chỉ ăn sâu trong luỹ tre làng, mà ngay cả những giới văn sĩ, trí thức.

Cứ hội họp là mặt đỏ phừng phừng với đủ mọi loại tranh cãi, lý luận... Gần như không chừa một loại thịt thú rừng, bò sát, côn trùng nào, cứ ăn được là sẽ lên bàn nhậu, kể cả con chó nuôi trong nhà, hứng lên cũng kiếm cớ vì nó... ngu, để lôi ra làm thịt.

Cái thói quen xẻ thịt thú rừng, xẻ thịt tự nhiên để "ăn nhậu" phổ biến như thế thì việc người với người dễ "oánh nhau", thậm chí sát hại nhau chỉ vì những cái cớ rất vớ vẩn, đôi khi cũng chỉ cách trong gang tấc.

Không chỉ có thế, với thù oán người mình không "cởi" mà thường "kết", thế nên ngay cả trẻ con cũng nói với nhau rằng "quân tử báo thù mười năm chưa muộn". Mới hay cái tâm lý báo thù ấy luôn sẵn sàng được nuôi dưỡng trong ý chí, đầu óc, để gặp dịp là xuống tay tàn độc với nhau.

Người Việt mình cũng ưa chụm đầu thù tạc, chuyện hơn kém hay dở của người miền này, miền kia và bắt đầu cho những "cuộc chiến" về ý thức sắc tộc, vùng miền, dòng họ... Đi với nó là sự tự tôn thái quá, thấy cái gì của mình cũng là hay của người khác là dở. Đó là chưa kể đến những cuộc đua chen xây mồ to mả đẹp, nhà thờ họ hùng vĩ... theo kiểu "con gà tức nhau tiếng gáy".

Ai cũng muốn phần hơn, tốt, phấn phát về mình nên nghĩ việc chọn đất chọn cát, biến những mảnh đất tốt đẹp để đặt xác chết, để lo việc phát tài, phát lộc, phát quan tới muôn đời (mà thực tế thì chưa từng xảy ra chuyện đó). Trong khi những nơi xanh tươi như rừng núi, sông hồ thì tha hồ khai thác đủ các loại sản vật để thu lợi. Và việc thu lợi bất chấp hậu quả ấy lại được "hợp thức hoá" bằng những từ như "mả phát", "trời cho ăn lộc"...

Có nhiều những chuyện cần phải chỉnh sửa ngay như: Ô nhiễm môi trường; nhà cửa, đường phố nhếch nhác bẩn thỉu; tiểu tiện giữa đường, ít quan tâm đến vệ sinh công cộng... Văn hoá và phản văn hoá gần nhau trong gang tấc.

Quán cơm vỉa hè là một nét văn hoá đặc thù, nhưng nếu bao nhiêu cái bát bẩn cũng cứ rửa chung một chậu, thức ăn để gần cống rãnh, khách ngồi ăn vứt rác, vứt xương, vứt vỏ ốc... đầy dưới chân mình, thì nhất đinh nó không còn là văn hoá nữa mà là sự ô uế, bẩn thỉu.

Thói quen ăn nhậu bất kể giờ giấc cũng tạo thêm sự bất lương cho những loại thực phẩm kém chất lượng tràn lan. Bởi khi những con ma men không còn có đủ ngũ quan tinh tường để nhận ra đâu là thịt thối đâu là thức ăn, thì bọn vô lương sẽ lợi dụng để tuồn hàng "độc".

Khi độc hại được tẩm vào bất cứ loại thực phẩm nào, thì sự giả dối, lừa lọc lên ngôi. Đúng với câu nói "bệnh tự miệng mà vào". Tuy nhiên, có điều người ta phải mất tiền, mất công, mất sức, mất thời gian để đưa những thứ độc hại ấy vào cơ thể, chỉ vì không nhận ra được lòng người đã độc đến mức không còn thuốc tẩy độc.

Trong thời đại công nghệ thông tin, không thể không nhắc đến cái văn hoá cả tin. Đọc gì, nghe gì cũng có thể cho ra một thứ "cả tin" khó giải thích. Lâu ngày tạo ra một loại "văn hoá tin đồn". Tiếc thay, thói cả tin ấy cũng có sự "cổ vũ" của báo chí, với những loại tin tức không chính xác, những loại tin tức chỉ phục vụ cho những chuyện ở dưới cái đầu...

Giọt nước chảy lâu cũng làm thủng cối đá. Nhiều cái "bất mãn" nhỏ sẽ trở thành một cái "bất mãn" lớn. Nhiều sự tha hoá nhỏ sẽ trở thành một sự tha hoá lớn. Mà văn hoá thì nhất định không thể là tha hoá...

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-02-06-van-hoa-va-tha-hoa
 

r10

Lão tướng FCBSG
Đầu quân
5/8/07
Bài viết
7,549
Được thích
9
Điểm
38
Tuổi
34
Nơi ở
Sài Thành
Barça đồng
0

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0

minhBC

Đại gia Barçamania Việt Nam
Đầu quân
5/4/08
Bài viết
1,303
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
I don't know:lol:
Barça đồng
0

Pooka'10

Phóng viên FCBVN, Thánh nữ FCBSG
Đầu quân
13/11/10
Bài viết
1,924
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
32
Nơi ở
Bến Tre
Barça đồng
0
Mỹ tạo ra HIV, Mỹ đầu độc một loạt các tổng thống cánh tả (không thân Mỹ) ở Mỹ La-tinh?! Và còn gì nữa?

Mọi thứ vẫn chưa rõ ràng, vấn đề có thể là do những nghiên cứu "vô đạo đức" của Mỹ hay cả những đồn đoán từ phía những "đối thủ" của Mỹ thì khó mà biết rõ, vẫn cần bằng chứng xác thực hơn.
 

r10

Lão tướng FCBSG
Đầu quân
5/8/07
Bài viết
7,549
Được thích
9
Điểm
38
Tuổi
34
Nơi ở
Sài Thành
Barça đồng
0
Tổng hợp những phát ngôn đáng chú ý trong vụ án Tiên Lãng, Hải Phòng. Nhìn chung là có 2 "phe", một là mấy ông CB của HP và Huyện, hai là dân và những vị chức trách phía trên.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-02-05-tien-lang-nhung-phat-ngon-doi-nguoc

Phần II:

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-02-06-tien-lang-nhung-phat-ngon-doi-nguoc-phan-2-

Tiếp tục vụ Tiên Lãng: Kỷ luật trước khi họp với thủ tướng

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/02/hang-loat-lanh-dao-huyen-tien-lang-bi-ky-luat/

Trả lời chất vấn trước báo chí: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/02/thanh-uy-hai-phong-nhan-trach-nhiem-truoc-bo-chinh-tri/
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,346
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,389
'Đổi giờ học làm gia đình tôi phát điên lên!'

Nghe chừng vì lợi ích cục bộ của giao thông đã khiến quyết định đổi giờ trở thành một thứ sáng kiến diễn ra...trong tối. Học sinh được trang bị xe điện, các trường lắp thêm đèn cao áp. Một đằng nhà điện tha hồ bị vụt tải giờ cao điểm, một đằng là vô tình giúp các loại xe tốc độ nhanh tràn ngập thành phố núp dưới bóng không gắn động cơ.

Nhưng cái đáng nói nhất là chuyện thay đổi sinh học. Với giờ giấc là 19h mới tan học thì giúp các em đỡ phải đi học thêm tối => nghe có lý chút nhưng ngẫm lại thì nó vẫn phải đi học thêm vào lúc khác. Bà mẹ trong bài viết bức xúc đúng vì thật độc ác và vi phạm quyền trẻ em khi bắt chúng phải hy sinh trong khi nguyên nhân tắc đường lại rõ ràng không thuộc về đám trẻ. Đúng là một sáng kiến độc đáo của bác Thăng chỉ có tác dụng vào lúc tối.

Sao không tạo các tuyến xe bus cho học sinh giống các trường cấp I, cấp II vẫn làm. Những mẫu xe buýt trường học màu vàng đặc biệt. Cha mẹ sẽ không phải đón đưa con trẻ nữa. Sao không quyết liệt với các trường đại học trong diện phải di dời ra vùng quy hoạch, không cho họ chần chừ. Có nhiều cái sao để chất vấn nhưng quan trọng là trẻ em vẫn phải chịu hy sinh vì bác táo giao thông rất dốt môn Toán.
 

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
'Đổi giờ học làm gia đình tôi phát điên lên!'

Nghe chừng vì lợi ích cục bộ của giao thông đã khiến quyết định đổi giờ trở thành một thứ sáng kiến diễn ra...trong tối. Học sinh được trang bị xe điện, các trường lắp thêm đèn cao áp. Một đằng nhà điện tha hồ bị vụt tải giờ cao điểm, một đằng là vô tình giúp các loại xe tốc độ nhanh tràn ngập thành phố núp dưới bóng không gắn động cơ.

Nhưng cái đáng nói nhất là chuyện thay đổi sinh học. Với giờ giấc là 19h mới tan học thì giúp các em đỡ phải đi học thêm tối => nghe có lý chút nhưng ngẫm lại thì nó vẫn phải đi học thêm vào lúc khác. Bà mẹ trong bài viết bức xúc đúng vì thật độc ác và vi phạm quyền trẻ em khi bắt chúng phải hy sinh trong khi nguyên nhân tắc đường lại rõ ràng không thuộc về đám trẻ. Đúng là một sáng kiến độc đáo của bác Thăng chỉ có tác dụng vào lúc tối.

Sao không tạo các tuyến xe bus cho học sinh giống các trường cấp I, cấp II vẫn làm. Những mẫu xe buýt trường học màu vàng đặc biệt. Cha mẹ sẽ không phải đón đưa con trẻ nữa. Sao không quyết liệt với các trường đại học trong diện phải di dời ra vùng quy hoạch, không cho họ chần chừ. Có nhiều cái sao để chất vấn nhưng quan trọng là trẻ em vẫn phải chịu hy sinh vì bác táo giao thông rất dốt môn Toán.

Lúc anh là sinh viên mà nghe thấy vụ di dời các trường đại học ra khỏi thành phố xem anh có toát mồ hôi không. :smile1:

Mọi giải pháp có lẽ đều là vô ích =)) có chăng chúng ta phải xây dựng một thành phố mới bên cạnh Hà Nội như kiểu Thượng Hải đã làm thì phải. Việc này sẽ mang đến hai lợi ích:

- Cơ sở hạ tầng được đầu tư qui mô, kĩ lưỡng và tính toán từ lúc chưa xây dựng. 20,30 năm sau có làm tàu điện ngầm còn có cơ sở (đây có phải chuyên ngành của lão Bằng không nhở). Giờ mà xây tàu điện ngầm thì có mà tàu đi đến đâu nhà ở trên đổ đến đó. =))

- Thành phố mới sẽ góp phần di dời một bộ phận lớn dân cư ở Hà Nội (sinh viên và một cơ số nhân viên công sở) từ đó dẫn đến giá đất trên trời của Hà Nội sẽ giảm đi, giảm đi rất rất nhiều.

Có điều bốn phương, tám hướng quanh cái thủ đô này toàn là đất của lãnh đạo cả rồi :) xây thành phố mới thì bác nào hi sinh? Việc này cần phải có sự đồng thuận và nhất trí cao của người dân chứ cứ nửa vời như thành phố bên sông Hồng rồi mở rộng Hà Nội lên tận Hoà Bình thì còn khướt.
 

decomoto

Phó Chủ tịch FCBVN
Ban lãnh đạo FCBVN
Đầu quân
26/8/08
Bài viết
7,794
Được thích
4
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Phố trung du ♥
Barça đồng
0
Thành phố mới Bình Dương. Vào sống thử đi chú :happy1:
 

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
Thành phố mới Bình Dương. Vào sống thử đi chú :happy1:

Đất Bình Dương đang nóng thì phải, đợi xây cái cầu hay cái sân bay gì đó thì lên giá (các cụ bàn thế) mẹ em bảo mua sau này có muốn di vào Sài Gòn lập nghiệp thì ít ra còn có cái mà chui ra chui vô :|
 
Sửa lần cuối:

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,346
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,389
Lúc anh là sinh viên mà nghe thấy vụ di dời các trường đại học ra khỏi thành phố xem anh có toát mồ hôi không. :smile1:
Mọi lý lẽ chỉ là nguỵ biện. Anh sống 2 năm ở Bình Dương và sau phải di dời lên Sài Gòn nhé chú. Nên cảnh di dời là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa. Ví dụ là trường anh học trong đó, thành phố đề nghị về quận sinh viên Thủ Đức. Hiệu trưởng vẽ vời 1 tương lai với các sinh viên vào trường nhưng cuối cùng không chịu về dưới đó mà quyết bám đất trung tâm, xây luôn 2 toà nhà. Thế là hết bị ý kiến. Còn dưới Bình Dương, tỉnh đề nghị trường di chuyển ra quốc lộ 13 và dành hẳn 1 mảnh đất to đùng mặt đường để trường xây dựng với đề nghị trường chuyển cơ sở về dưới đó. Dù gì cũng là trường của trung ương duy nhất trên địa bàn tỉnh nên tỉnh rất quan tâm. Nhưng cuối cùng vẫn đặt trụ sở ở Bình Thạnh, còn dưới Bình Dương cho xây giảng đường 500 hay 1000 chỗ gì đó hoành tráng lắm.

Tất nhiên chuyện di dời liên quan nhiều vấn đề dân sinh: dịch vụ, đi lại, ăn ở... Nhưng tất cả những chuyện đó chỉ là nguỵ biện và trường nào cũng ca bài ca lộ trình. Nhà nước đặt ra kế hoạch và lộ trình nhưng nghe chừng ì ạch lắm vì tâm lý là các trường đều đòi bám thủ đô hết. Cứ như Sài Gòn ý, lập hẳn quận cho sinh viên cho tiện. Nhìn quy hoạch thủ đô mà không hiểu bao giờ mới thực hiện xong. Đến lúc đó là bác khác làm bộ trưởng sẽ trở lại nề nếp sinh hoạt cũ cho cả xã hội và lúc đó sẽ có những tham luận phản biện sự phản khoa học của việc đổi giờ làm.

Đơn cử việc học hiện tại thì tiệt không lấy vợ là nhà giáo hay giảng viên. Vì sao ư, vì họ đi làm sớm nhất và về muộn nhất nên con cái sẽ do người còn lại trong gia đình phải chăm lo. Ngẫm thế thấy có chán không? Bài viết của bà mẹ trên cũng là phiến diện và số nhỏ vì con trai bà ta học trái tuyến (từ Long Biên mà sang học tận Kim Liên) nên việc kể khổ đi lại là chuyện bà ta phải tự chịu trách nhiệm. Xã hội đầy trẻ em đi học xa nhà phải ở bán trú, nội trú học thuê nhà, ở nhờ người thân nên tình cảnh của gia đình bà ta...chả là cái đinh gì so với xã hội. Cái được chính là vấn đề quyền trẻ em. Có điều đã là quy định thì xin mời ông cứ làm theo ý ông có sao đâu. 4h30 về nhà cũng chả ai dám cản. Mới 7h tối mà nói đám cấp 3 mệt bã người cũng là chuyện nói quá lên vì sự thực là bọn trẻ rất khoẻ và được chăm lo đầy đủ trước khi vào học ca chiều. Nếu giả sử không học trái tuyến thì không có vấn đề đó xảy ra. Đúng là tiên trách kỷ.

Hì, thật ra công chức, viên chức chả ảnh hưởng gì nên kệ. Nhất là người yêu chưa có - chó mèo chưa nuôi thì lại càng vô tư :D.
 

minhBC

Đại gia Barçamania Việt Nam
Đầu quân
5/4/08
Bài viết
1,303
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
I don't know:lol:
Barça đồng
0
Cách nào thì cũng động chạm ít nhiều đến lợi ích và gây khó khăn, không của người này thì người khác. Vì thế mà phải tìm cách giải quyết tận gốc rễ của vấn đề chứ không phải là nửa vời kiểu giải pháp tình thế. Theo mình thì gốc của vấn đề hiện nay là phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy đang phát triển quá nhanh, hạn chế xe cá nhân, phát triển phương tiện công cộng mới là con đường đúng. Tiếc là lãnh đạn nhà mình ai cũng biết thế nhưng chả ai làm triệt để cả. # hồi đầu mới lên cũng húng lắm, tưởng thế nào hoá ra cũng chỉ thuộc dạng "thích tỏ ra nguy hiểm" :))
 

r10

Lão tướng FCBSG
Đầu quân
5/8/07
Bài viết
7,549
Được thích
9
Điểm
38
Tuổi
34
Nơi ở
Sài Thành
Barça đồng
0
Cá nhân em thấy việc thay đổi giờ làm/ học là một thất bại của ngành bộ GT mà cụ thể đây là bác #.
 

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
Vấn đề là không giải quyết được dưới bất kì biện pháp nào mà không làm cái gì đó thì lại bị dân chửi. Đâm ra chuyên mục "Mỗi ngày một ý tưởng" của táo giao thông chỉ nhằm mục đích câu giờ thôi :sogood:
 

baz21

Barça B
Đầu quân
28/11/07
Bài viết
656
Được thích
1
Điểm
18
Nơi ở
HN
Barça đồng
0
Vấn đề gốc rễ còn là ý thức người mình nữa, ma giải quyết được vấn đề này chắc phải chờ cả một thế hệ. Chứ bây giờ dạy các cháu ở trường rồi lúc bố mẹ các cháu đón về nhà cứ vô tư vi phạm luật giao thông thì có mà dạy thế nào các cháu cũng chẳng tiếp thu được. Hôm trước xem chương trình "Thế giới góc nhìn" trên kênh VTV1 họ nói về giao thông ở Mẽo mà cụ thể là ở thủ đô Washington, nhiều ngã tư mà lưu lượng giao thông không quá nhiều họ chả cần lắp đèn, chỉ cần 1 tấm biển STOP ở mỗi đầu ngã tư là xong, ai đến ngã tư cũngphair dừng lại 1 vài giây theo dõi. Bên nào dừng trước thì được đi trước và người dân thì răm rắp thực hiện dù là ban ngày hay nửa đêm. Họ chả cần tốn tiền lắp đèn hay phải trả lương cho cảnh sát đứng đó điều khiển giao thông mà mọi thứ vẫn mượt mà.
 

duongns

Cựu Cán bộ Phòng Công nghệ cao
Đầu quân
7/6/09
Bài viết
892
Được thích
2
Điểm
18
Tuổi
31
Website
www.nguyenthaiduong.com
Barça đồng
0
Nhân sự kiện Tiên Lãng, nhớ lại sự kiện Thái Bình 1997. Mời mọi người cùng tham khảo.
1. Vụ Quỳnh Hoa

“Điểm nóng số 1 của tỉnh. Chiều ngày 16/6/1997, khoảng 300 người dân xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ đã bắt giữ Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã và Phó ban tài chính xã dong lên huyện, đi bộ trên quãng đường 7km dưới trời mưa không cho đội mũ nón, vừa đi vừa lăng mạ, chử bới, đánh đập. UBND huyện cứ người ra tiếp, trong cuộc đối thoại, yêu sách của dân tập trung vào việc đòi xử lý cán bộ xã tham nhũng, tiêu cực; huyện yêu cầu trả tự do cho cán bộ xã và hứa cử đoàn thanh tra về làm rõ, nếu cán bộ vi phạm sẽ xử lý.
Sau đó, tại xã Quỳnh Hoa vẫn tiếp tục tiếp diễn tình trạng lăng mạ, vây ép đòi cán bộ xã phải ký vào những văn bản do một số người thảo sẵn. Ngày 12/9/1997, 34 cán bộ xã Quỳnh Hoa gồm Đảng ủy, UBND, Công an, xã đội, các đoàn thể HTX nông nghiệp và 6/10 trưởng xóm mang 6 con dấu và đơn xin nghỉ việc lên trả cho huyện. Không khí ở địa phương rất căng thẳng, ngày nào cũng có hàng trăm người lên UBND xã chất vấn cán bộ. Ngày 12/11/1997, khoảng 400 người dân xã Quỳnh Hoa kéo lên UBND tỉnh khiếu tố, đòi gặp chủ tịch tỉnh.

Do không chấp nhận giải thích của lãnh đạo UBND tỉnh, một số người đã hành động quá khích, gây rối trật tự công cộng, lăng mạ chửi bới cán bộ trước cổng UBND tỉnh. Đoàn người tập trung ngòai cổng trụ sở UBND tỉnh từ sáng tới chiều tôi thì nhiều người trèo qua cổng và hàng rào tràn vào UBND tỉnh, đập phá cửa kính, hò hét, chửi bới.

Trước tình hình đó, ngày 13/11 cơ quan bảo vệ pháp luật đã bắt một số người phạm pháp quả tang trong đoàn khiếu kiện tại thị xã và tại xã Quỳnh Hoa. Đối phó lại, ngay chiều tối hôm ấy, tại xã Quỳnh Hoa hàng nghìn người bao vây cản trở không cho công an thi hành nhiệm vụ, lùng sục bắt giữ 23 công an và 1 cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; cướp 1 máy bộ đàm ném xuống ao, phá hỏng 1 xe ô tô; đối xử tàn nhẫn thô bạo với những người bị bắt đồng thời tổ chức rào làng, đặt chướng ngại vật, huy động thanh thiếu niên sử dụng dao kiếm, côn gậy tuần tra canh gác, liê tục đánh kẻng, gõ mõ báo động, kiểm soát chặt chẽ “nội bất xuất, ngoại bất nhập” gây không khí căng thẳng.

Trong khi đó, hàng trăm người ở các xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh Giao, Quỳnh Thọ, An Ấp, An Thái cũng kéo sang Quỳnh Hoa, càng làm cho tình hình thêm phức tạp.
Sau 2 ngày thuyết phục vận động, đến 16h ngày 16/11/1997, 20 cán bộ chiến sĩ công an mới được trả tự do (4 chiến sĩ đã tự giải thoát)

Hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể xã Quỳnh Hoa hoàn toàn bị tê liệt, không kiểm soát được tình hình. Các đoàn công tác của tỉnh, huyện cũng phải rút khỏi Quỳnh Hoa. Sự kiện Quỳnh Hoa gây chấn động dư luận, thu hút sự quan tâm chú ý của cả nước.

Từ ngày 2 đến 4/7/1998, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật” xảy ra tại Quỳnh Hoa. Vụ án có 40 bị cáo, đông nhất từ trước đến nay ở Thái Bình, 28 bị cáo bị tạm giam, 12 bị cáo tại ngoại, một số bị cáo là thương binh, đối tượng chính sách.

Đào Văn Tá bị xử phạt 11 năm 6 tháng tù giam, Nguyễn Văn Hội 9 năm tù giam, Nguyễn Xuân Hùng 8 năm tù giam. Các bị cáo khác bị phạt tù từ 7 năm đến 18 tháng tù cho hưởng án treo. Đồng thời cơ quan cảnh sát điều tra Thái Bình cũng quyết định khởi tố vụ tham ô tài sản XHCN đối với Nguyễn Thanh Vận, Phan Văn Phền, Chủ nhiệm và nguyên chủ nhiệm HTX nông nghiệp Quỳnh Hoa.”

Trích: TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH . TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH. NXB VĂN HÓA THÔNG TIN. 2010. Trang 1082 – 1083.
2. Vụ Quỳnh Hội

“Sự kiện khởi đầu của tình hình mất ổn định chính trị – xã hội ở Thái Bình. Trong 2 tháng cuối 1996, hàng trăm người ở xã Quỳnh Hội huyện Quỳnh Phụ nhiều lần lên xã, huyện, tỉnh khiếu tố về việc UBND huyện Quỳnh Phụ không thực hiện quỹ đất 5% là trái với chủ trương của tỉnh; các khoản dân phải đóng góp quá lớn; cán bộ xã có hành vi tham nhũng, tiêu cực. Dân yêu cầu cấp trên thanh tra, xử lí cán bộ sai phạm.

Ngày 5/12/1996, UBND huyện Quỳnh Phụ thành lập đoàn thanh tra liên ngành, tiến hành thanh tra việc xây dựng cơ bản, ngân sách xã và kinh tế HTX Nông nghiệp. Kết quả thanh tra xây dựng cơ bản (trạm bơm, cải tạo mương máng, làm đường giao thông…) bước đầu phát hiện có dấu hiệu tham ô 90.600.000 đồng.

Thanh tra kinh tế, tài chính xã, phát hiện chi sai nguyên tắc 48.275.000 đồng. Ngoài ra còn có nhiều biểu hiện tiêu cực trong việc mua thóc giống, vay tiền cá nhân sử dụng cho HTX với lãi suất cao…

19h30 ngày 26/12/1996, Chi nhánh điện Quỳnh Phụ ngừng cấp điện cho xã vì còn nợ chi nhánh 3.800.000 đồng. Hàng nghìn người trong xã kéo đến nhà chủ tịch UBD xã thắc mắc và một số người quá khích đã đập phá tài sản, làm thiệt hại khoảng 3.000.000 đồng.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo công an tỉnh, của Thường trực huyện ủy, UBND huyện Quỳnh Phụ, lực lượng công an và các ngành đã tập trung giải quyết nhằm ổn định tình hình.

Ngày 26/12/1996, Công an huyện Quỳnh Phụ đã khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Toán, Phạm Văn Quýnh, Nguyễn Tiến Mừng.
Ngày 14/1/1997, khởi tố điều tra vụ án tham ô, cố ý làm trái gây thiệt hại tài sản XHCN, khởi tố 3 bị can: Đặng Đình Thảo (Bí thư Đảng ủy xã, nguyên Chủ nhiệm HTX), Nguyễn Quốc Dũng (kế toán trưởng), Vũ Thị Tám (thủ quỹ HTX nông nghiệp).”
.
Trích: TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH . TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH. NXB VĂN HÓA THÔNG TIN. 2010. Trang 1083.
3. Vụ Quỳnh Mỹ

Vu gây rối trật tự nghiêm trọng nhất. Ngày 6/5/1997, Phạm Hữu Hoành, Phạm Văn Tới và Nguyễn Văn Ty tự nhận là đại diện cho nhân dân đứng ra in giấy mời, triệu tập Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, Bí thư chi bộ, xóm trưởng, trưởng các ban ngành của xã về Hội trường UBND để họp bàn chống tham nhũng.

Tại đây Phạm Hữu Hoành công khai đả kích , phê phán chính quyền xã, kích động quần chúng kéo lên huyện, tỉnh yêu cầu xử lý những cán bộ mà họ cho là tham nhũng.

Xét hành vi của Phạm Hữu Hoành và Phạm Văn Tới có dấu hiệu về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước và xã hội”, ngày 8/5/1997, Công an huyện Quỳnh Phụ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt Phạm Hữu Hoành và Phạm Văn Tới. Lập tức, từ ngày 9 đến 11/5/1997, hàng nghìn người xã Quỳnh Mỹ và các xã lân cận liên tiếp kéo lên huyện đòi thả người bị bắt.

Chiều 10/5, khoảng 3.000 người đã tràn vào Viện kiểm sát nhân dân huyện, một số người đã đập phá phòng làm việc và lăng mạ, súc phạm Viện trưởng; thu và xé tài liệu của Viện kiểm sát nhân dân.

Tình hình càng căng thẳng khi hàng trăm người của xã Quỳnh Hồng cùng số dân xã Quỳnh Mỹ kéo đến bao vây trụ sở công an huyện. Trong suốt 6 giờ đồng hồ (từ 19 giờ ngày 10/5 đến 1 giờ sáng ngày 11/5) khoảng 2.000 người tụ tập trước trụ sở công an huyện. Lợi dụng đêm tối, một số người quá khích hò hét, chửi bới, xô đổ cổng, dậu của Công an huyện và trường Đảng huyện; dùng gạch đá tấn công trụ sở và cán bộ chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ. Họ còn dùng các vật cản chắn đường ô tô, ngăn không cho lực lượng công an tỉnh và công an các huyện tăng cường; đồng thời tổ chức săn lùng, đánh đuổi các chiến sĩ công an. 11 cán bộ chiến sĩ công an bị thương, nhiều tài sản bị hư hỏng, trong đó có 3 xe chữa cháy, 1 xe cứu thương, 1 xe chở quân, vỡ nhiều lá chắn, hỏng toàn bộ cánh cửa nhà 2 tầng, hệ thống chiếu sáng và nhiều máy móc thông tin liên lạc..

Để giảm bớt áp lực của quần chúng, tạm ổn định tình hình, Thường trực Tỉnh ủy và UBND Tỉnh đã họp bàn thống nhất chủ trương tạm tha 2 đối tượng bị bắt. Được thể, một số người ở Quỳnh Mỹ đã ép Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện phải ký vào văn bản họ viết sẵn, thừa nhận việc bắt người là sai rồi công bố trên Đài truyền thanh xã Quỳnh Mỹ và tổ chức ăn mừng thắng lợi.

Trích: TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH . TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH. NXB VĂN HÓA THÔNG TIN. 2010. Trang 1083 – 1084.
4. Vụ Thái Thịnh

Vụ tham nhũng, tiêu cực và gây rối trật tự công cộng điển hình ở huyện Thái Thụy.

Ngày 25/6/1997, 60 người dân xã Thái Thịnh lên UBND tỉnh kiến nghị giải quyết thanh quyết toán các công trình xây dựng của xã và tố cáo Chủ tịch xã vi phạm luật đất đai, tham nhũng. Buổi tối cùng ngày, quần chúng họp tại 2 địa điểm xóm 1 và xóm 5 để nghe thông báo kết quả đi khiếu kiện ở tỉnh về.

14h ngày 26/6/1997, trong lúc Đảng bộ xã đang họp bàn chủ trương thực hiện công văn số 279 của UBND tỉnh, hơn 200 người kéo đến bao vây trụ sở, yêu cầu xã phải thực hiện ngay công văn số 279. Chủ tịch xã ra giải quyết yêu cầu mọi người giải tán. Quần chúng không nghe và có lời lẽ thô tục, lăng mạ.

5h chiều cùng ngày, Chủ tịch huyện cùng đoàn cán bộ huyện Thái Thụy về xã Thái Thịnh để giải quyểt, hứa sẽ chỉ đạo xã thực hiện nghiêm túc công văn 279 của UBND tỉnh. Có tới hàng nghìn quần chúng tụ tập tại trụ sở UBND xã. Những người quá khích đã ào lên vây giữ Chủ tịch huyện và đoàn cán bộ. Lực lượng công an tìm cách đưa được Chủ tịch huyện ra ngoài. Chủ tịch xã và Trưởng công an huyện bị một số phần tử xấu hành hung trọng thương. 6 cán bộ khác của xã, trong đó có Bí thư Đảng ủy và 3 an ninh viên bị xâm phạm đến thân thể. Toàn bộ bàn ghế, cánh cửa, tủ đựng tài liệu, tăng âm, loa đài của xã và HTX bị đập phá và mất 13,600,000 đồng quỹ UBND xã.

Sau đó, họ kéo đập phá nhà, tài sản gia đình Phạm Văn Chiêm (Chủ tịch xã), Phạm Văn Nghị (Phó Chủ tịch xã), Đinh Thị Tâng (Cán bộ địa chính xã), gây nhiều thiệt hại.

Tình hình rối loạn diễn ra từ 7 giờ tối ngày 26/6 đến 1 giờ sáng ngày 27/6/1997.

Để giải quyết ổn thỏa tình hình xã Thái Thịnh, Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình đã chỉ đạo 3 ngành Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án tiến hành đồng thời việc điều tra truy tố những đối tượng quá khích, gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật với việc truy tố những cán bộ xã có hành vi tham nhũng, tiêu cực là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc khiếu kiện phức tạp của quần chúng.

Ngày 3/7/1997, Công an tỉnh đã thực hiện lệnh bắt 5 đối tượng chủ yếu (Vũ Văn Kiện, Vũ Văn Tuấn, Phạm Văn Vịnh, Ngô Thị Duyên, Phạm Văn Khuynh) trong 36 đối tượng gây rối trật tự công cộng, cố ý hủy hoại tài sản XHCN, tài sản công dân, cố ý gây thương tích, xảy ra đêm 26/6/1997 tại Thái Thịnh.

Đồng thời, Công an tỉnh khẩn trương điều tra, xác định Phạm Văn Chiêm (Chủ tịch xã từ 1991 – 1997) đã cấp trái phép 23.686m2 đất và đã cùng Phạm Văn Thiện (Phó ban tài chính xã) vi phạm các quy định về chế độ, nguyên tắc quản lí kinh tế nhà nước, gây thất thoát ngân sách xã hơn 220 triệu đồng. Chiêm tham ô 24.670.000 đồng, Thiện tham ô 63.804 ngàn đồng.
Một số cán bộ chủ chốt khác của xã như Phạm Thanh Nghị (Phó chủ tịch xã) , Phạm Văn Thái (Bí thư Đảng ủy xã), Phạm Huy Khản (Phó Bí thư Đảng ủy xã), Phạm Thị Duyên (Thủ quỹ UBND xã) đồng phạm gây thất thoát 154 triệu đồng ngân sách xã. Ngoài ra, Nghị còn tham ô 13 triệu đồng, Thái 11 triệu đồng, Khản hơn 2 triệu đồng, Duyên 5 triệu đồng, Tăng hơn 13 triệu đồng.
.

Trích: TỪ ĐIỂN THÁI BÌNH . TỈNH ỦY-HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH. NXB VĂN HÓA THÔNG TIN. 2010. Trang 1084 – 1085.
 

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
Khảo sát 500 nam thanh niên trên địa bàn TP HCM:

1. Quan điểm của bạn về quan hệ trước hôn nhân: 80% cho là bình thường, 20% không đồng ý hoặc không có ý kiến.
2. Bạn có chấp nhận một người bạn gái không còn trinh tiết: 60% chấp nhận, 40 không chấp nhận hoặc không có ý kiến.
3. Bạn có chấp nhận lấy một người con gái không còn trinh tiết làm vợ: 12% chấp nhận, 80% không chấp nhận, 8% không có ý kiến.

Vãi các nam thanh niên :smile1:
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
5 KM/ GIỜ

Hồi chiến tranh chống Mỹ, đi trên quốc lộ 1A, thấy biển của giao thông cắm ở miệng hố bom, ở cây cầu trên đường báo cho ô tô: Đi chậm, 5KM/giờ.

Sau ngày hòa bình thống nhất giang sơn, đi trên quốc lộ 1A, tới những đoạn đường đang sửa chữa, vá víu, những đầu cầu đang lát lại ghi, lát lại ván, vẫn cái biển giao thông cắm xuống đường báo cho ô tô: Đi chậm, 5KM/giờ.

Đến thời kỳ Giá-Lương-Tiền đầy kỷ niệm làm buồn bã thơ ca của bác Tố Hữu, đi dọc các nẻo đường, vẫn thấy biển báo giao thông cắm ở những công trình sửa chữa báo cho ô tô: Đi chậm, 5KM/ giờ.

Sang thời kỳ đổi mới, đường đã được nâng cấp, mở rộng, cả đất nước hân hoan luồng gió đổi mới, cơ sở hạ tầng vươn rộng, vươn dài, vươn tới đâu cũng được, vẫn thấy cái biển giao thông cắm xuống ở những công trình đang thi công trên đường báo cho ô tô: Đi chậm, 5KM/giờ.

Đất nước tiếp tục tiến lên, gia nhập với thế giới, có thêm xa lộ, có thêm đường ngắn, đường dài, đường cao tốc, vẫn thấy biển giao thông cắm xuống ở chân những công trình trên đường báo cho ô tô: Đi chậm, 5KM /giờ.

Một hôm, trưởng thôn Khoai Lang lái con xe của mình dong duổi trên đường cao tốc, gặp chỗ đường sửa chữa, lại thấy biển giao thông nhắc nhở ô tô: Đi chậm, 5KM/giờ.

Khoai Lang dừng xe, bước xuống, nhìn người công nhân cười rất tươi, hai bên cầm tay nhau, lắc lắc lắc, tình cảm thắm thiết, đoạn, Khoai Lang đưa chìa khóa xe cho anh cán bộ giao thông:
-Mời bác. Em kính bác
Anh giao thông ngạc nhiên:
-Ơ kìa, xe của bác, bác lái xe, đi chậm qua công trình, xe người ta vẫn nườm nượp đi qua kia kìa
Khoai Lang cẩn thận nói:
-Bác lái hộ. Bác không lái được thì mời bác tổ trưởng lái hộ. Bác tổ trưởng không lái được thì mời bác giám đốc lái hộ, hoặc mời Tổng giám đốc lái hộ, hoặc bây giờ có Bộ trưởng Đinh La Thăng trẻ, khỏe, năng nổ, mời Bộ trường cầm vô lăng lái hộ, lái làm sao cho xe đi qua với tốc độ 5KM/giờ.
Anh công nhân hiểu ra, cười cười:
-Em nghe lái xe chửi nhiều rồi, chửi vì biển báo tốc độ ô tô 5KM/giờ này, chửi từ ngày em mới vào công nhân giao thông, chửi đến giờ cũng ngót ngét 30 năm rồi…
-Chửi thế nào?
-Chửi thằng nào ngu thế, đường như thế, dù đi chậm bao nhiêu cũng không thể đi được 5KM/giờ, ô tô đi tốc độ ấy là đi thế nào? Đi thế nào? Đi thế nào?
Khoai Lang gặp được người tâm đầu ý hợp thích quá reo lên:
-Đúng đúng đúng. Ô tô làm sao đi được 5KM/giờ? Làm sao?
-Vâng. Chắc chắn là không thể đi được.
-Vậy sao vẫn giữ một biển báo mà không lái xe nào có thể thực hiện được suốt ngần ấy năm?
-Cái đó bác hỏi Lãnh đạo, em là nhân viên chỉ biết cắm và nghe chửi, cắm và nghe chửi, cắm và nghe chửi.
Khoai Lang tìm mãi không ra số điện thoại của Bộ trưởng Đinh La Thăng để gọi ( có số đâu mà tìm- he he), gọi là để nói câu này:
-Anh Thăng ơi anh Thăng, đừng có họp gì nhiều để tìm nguyên nhân trì trệ của ngành giao thông nước Việt anh ạ, nó đây này, nguyên nhân đây này, tên nguyên nhân của bệnh trì trệ, quan liêu, tắc trách, thiếu trách nhiệm là đây: 5KM/giờ.

Tốc độ này đến 10 Bộ trưởng như Đinh La Thăng cũng bó tay, không nhúc nhích thúc đẩy, tiến lên tiến liếc gì đâu.
Chào.

Về, bán xe ô tô, mua ngựa.

Đến vài chục năm nữa, giao thông vẫn dậm chân tại chỗ!
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Chủ đề mới nhất

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top