Ngoài ra, một số tình huống mà Gió nói đến là chỉ áp dụng ở những giải riêng biệt, cụ thể hình như là ở Mỹ (dân Mỹ chuộng bóng rổ nên hay tôn vinh cầu thủ kiến tạo và thêm vào nhiều tình huống ngoài quy định trong Luật).
Hướng dẫn về tính toán Kiến tạo bàn thắng được bắt đầu tại WC86:
1. Đường chuyền cuối cùng dẫn đến bàn thắng.
2. 2 cầu thủ có thể được tính là đồng kiến tạo. Như ý 1 của Gió
3. Ghi bàn sau cú sút bồi thì cú sút trước đó được tính là kiến tạo. Tổng hợp ý 9, 10 và 11 của Gió
4. Sau khi có bàn từ quả penalty hay đá phạt trực tiếp thì người bị phạm lỗi được tính là kiến tạo
5. Xử lý kỹ thuật, Rê dắt và Solo thì không tính kiến tạo
6. Không tính kiến tạo cho trường hợp ghi bàn sau khi cướp bóng hay đối phương chuyền hỏng.
Đến WC90 thì sửa ý số 4 thành: Cầu thủ bị phạm lỗi dẫn đến quả penalty (hoặc đá phạt trực tiếp ngoài vòng 16m50) mà đồng đội thực hiện thành công sẽ được tính là kiến tạo; còn nếu anh ta tự thực hiện thì không được tính kiến tạo.
Trong các giải đấu cúp như WORLD CUP, EURO thì khi xét giải vua phá lưới sẽ tính điểm: Mỗi bàn thắng được tính 3 điểm, mỗi pha kiến tạo tính 1 điểm, và chỉ được tính tối đa 2 pha kiến tạo trên 1 bàn thắng. Cụ thể tại WC94: Stoichkov và Salenko cùng ghi 6 bàn và kiến tạo 1 được tính 19 điểm nên cùng nhận Chiếc Giày Vàng, còn Andersson ghi 5 bàn và 3 pha kiến tạo (chỉ được tính 2) nên được 17 điểm nhận Chiếc giày đồng. Tuy nhiên ở giải MLS của Mỹ chỉ tính 2 điểm cho mỗi bàn thắng nên đôi khi Vua phá lưới không hẳn là người ghi nhiều bàn nhất. Ngoài ra, ở Mỹ lại không tính kiến tạo cho người bị phạm lỗi dẫn đến bàn thắng từ penalty hay phạt trực tiếp (chắc Gió lầm cái này thành luật chung).
Nói chung là mỗi giải có cách tính khác nhau chứ không có điều Luật cụ thể nào của FIFA nói trực tiếp về nó