Khi Barca rời xa dòng chảy thời đại
Việc Lionel Messi công khai chỉ trích Giám đốc thể thao Eric Abidal không chỉ là câu chuyện xung đột giữa những cái tôi. Nó phơi bày cuộc khủng hoảng tại Barca.
Trong lịch sử bóng đá hiện đại dường như chưa từng ghi nhận việc "nhân viên chỉnh sếp", như những gì đang diễn ra ở Barca. Nó lớn hơn câu chuyện giữa những cá nhân. Nó cho thấy một sự loay hoay trong cách đội bóng này ứng xử với một thiên tài, một cầu thủ đã góp công lớn để định vị họ như một trong những đội bóng hay nhất lịch sử.
Barca giành sáu Champions League trong lịch sử, thì năm trong số đó chỉ đến sau khi Messi xuất hiện. Barca đã 26 lần vô địch La Liga, thì 10 lần có sự hiện diện của Messi. Nếu nói lịch sử thế giới có trước và sau Công nguyên, thì lịch sử Barca có trước và sau Messi vậy.
Vấn đề là: Barca sẽ ra sao nếu không còn Messi nữa? Đấy là một nỗi trăn trở đã ám ảnh từ CĐV đến giới lãnh đạo Barca nhiều năm qua. Minh chứng cho sự rời rạc nơi cấu trúc đội bóng đã xuất hiện trong những năm gần đây. Ở các vòng knock-out Champions League, Barca thường xuyên mất kiểm soát. Họ có thể thua PSG 0-4, thua Juventus 0-3, bị AS Roma và Liverpool loại dù đã có lợi thế đến ba bàn ở trận lượt đi.
Hàng tiền vệ già nua, chậm chạp là nơi dễ đổ lỗi nhất. Nhưng đấy rõ ràng không phải là nguyên nhân chính. Có hai vấn đề trọng yếu đã làm dấy lên nỗi hoài nghi về bản sắc của đội bóng.
Đầu tiên là... Messi. Một thập kỷ trước, anh chơi bóng đầy quyết tâm. Dù không phải trận nào cũng là ngôi sao sáng nhất, anh luôn đóng góp rất nhiều vào lối chơi chung. Mùa giải 2009-2010, Messi đoạt bóng bình quân 2,1 lần mỗi trận tại La Liga. Sau đó, anh duy trì sự ổn định với con số 1,2 hoặc 1,3 mỗi mùa. Nhưng sau khi Pep Guardiola ra đi, thống kê ấy tuột dốc. Mùa trước, anh chỉ đoạt bóng 0,5 lần mỗi trận. Con số của mùa này là 0,8.
Messi là một thiên tài tối giản, với lối chơi không quá cầu kỳ, hoa mỹ nhưng vẫn đạt hiệu quả tối ưu. Nhưng khi đội nhà mất bóng, khi buộc phải phòng ngự trước sức ép của đối thủ, Messi đơn giản là... bốc hơi. Xét trên số bàn thắng và kiến tạo, Messi vẫn là "một con quái vật". Nhưng không thể vì thế mà phủ nhận anh cũng có những khuyết điểm, và những khuyết điểm ấy dẫn đến sự sa sút trông thấy của Barca.
Ưu điểm của Messi là anh xuất sắc. Khuyết điểm là anh... xuất sắc quá. Copa America 2019, Paulo Dybala đã bộc bạch những khó khăn khi phải thi đấu chung với Messi. Từ đó rộ lên nhiều tin đồn về mối quan hệ rạn nứt giữa hai cầu thủ. Nhưng những ai từng chơi bóng có lẽ sẽ chia sẻ nhận định của Dybala, thật khó để chơi bóng cùng một thiên tài, vì bóng sẽ luôn về chân anh ta.
Không phải ngẫu nhiên mà Barca đang đối mặt với những vấn đề tương tự với tuyển Argentina. Khi không còn những đầu tàu về chuyên môn lẫn tinh thần như Carles Puyol, Daniel Alves, Xavi hay Iniesta, Barca càng lúc càng phải nhìn về Messi. Và không chỉ ở trên sân thì ánh hào quang của Messi mới tạo ra sự mất cân bằng. Ở Barca, mọi người xem anh như một vị Thánh. Không một cầu thủ nào dám làm phật ý anh, chẳng HLV nào dám ngó lơ anh chứ đừng nói đến suy nghĩ "phạm thượng" là mang anh đi bán. Làm Messi buồn sẽ tạo ra những hậu quả về mặt chính trị. Nó cũng khiến đội bóng mất đi cơ hội lật ngược thế cờ khi đang trong một trận đấu lép vế. Nhưng sự thật là: một cầu thủ không nên làm việc của Giám đốc Thể thao.
Barca và Argentina rõ ràng đang thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn. Một CLB và một Liên đoàn bóng đá, tính chất khác nhau, nhưng đều không có kế hoạch lẫn một tầm nhìn thật rõ ràng. Vấn đề này ở Barca đang trầm trọng hơn, bởi sự biến động không ngừng của bóng đá hiện đại, cùng sự khó khăn trong việc tìm một HLV ngang tầm Pep Guardiola.
Zlatan Ibrahimovic đã nhiều lần chỉ trích Guardiola, nhưng đáng nhớ nhất là khi anh mô tả các cầu thủ Barcelona như những nam sinh ngoan ngoãn cúi đầu trước giáo viên. Câu nói đầy nhạo báng ấy lại ẩn chứa một sự thật: lớp học sẽ ra sao nếu giáo viên rời đi? Một lớp học ngoan ngoãn sẽ làm gì khi mất đi người dẫn đầu? Và người Hiệu trưởng - tức Chủ tịch CLB – sẽ làm gì trước nguy cơ vỡ lớp?
Đây là vấn đề xảy ra với cấu trúc của bất kỳ CLB nào quá dựa vào bộ não của một người. Hãy nhìn Man Utd khổ sở thế nào sau khi Sir Alex Ferguson rời đi và Arsenal loay hoay ra sao khi Arsene Wenger không còn ở đó. Ở Barca, hệ lụy này trở nên phức tạp, bởi phong cách hậu Johan Cruyff đã hòa quyện cùng bản sắc xứ Catalonia. Với các cule, Barca mà không kiểm soát bóng, Barca mà không có thiên tài của Messi soi lối, thì chẳng còn là Barca nữa.
Luis Enrique đã tìm ra được một giải pháp tốt - ông trình làng mũi đinh ba MSN (Messi - Suarez - Neymar) và vô địch Champions League 2015, đồng thời đưa đội bóng bước trên con đường mới xa rời triết lý của Guardiola. Nhưng Suarez đã có tuổi và dính chấn thương, Neymar thì đã khăn gói ra đi sau một thương vụ đình đám. Đáng ra, Barca nên dùng số tiền bán Neymar để xây lại tuyến giữa và hàng thủ, nhưng rồi họ lại ném tiền qua cửa sổ bằng hai bản hợp đồng bom xịt - Ousmane Dembele và Philippe Coutinho. Điểm sáng duy nhất ở thương vụ Neymar là giúp... Liverpool tống khứ Coutinho đi, rồi từ đó, hướng tới ngôi vị ông vua thế giới.
Sự vươn lên của Liverpool đã chỉ ra: bóng đá, sau tất cả, vẫn là một môn chơi tập thể. Ở Liverpool, không một ngôi sao nào lớn hơn tất cả. Nhưng ở Barca, người ta vẫn cứ đang ngoái nhìn lại sau lưng nhiều hơn là nhìn về phía trước.
Barca chọn Quique Setien làm HLV mới vì ông thích kiểm soát bóng. Nhưng bây giờ có ai còn chơi kiểm soát bóng nữa không? Đây là kỷ nguyên của pressing và thoát pressing. Tận tâm bám víu lấy một lý tưởng chưa bao giờ là giải pháp. Tuy tài giỏi là thế, Guardiola vẫn rất may mắn khi được dẫn dắt Barca với một lứa gồm bảy siêu sao "cây nhà lá vườn", những người thấm nhuần triết lý của ông và thực hiện theo, ở cái thời mà phong cách của ông được đón nhận nhất.
Nhưng bóng đá đã phát triển. Lối đá pressing và chuyển trạng thái nhanh đã lên ngôi. Cả Guardiola cũng đã khác. Còn Barca, một tập thể lạc lối, rời rạc và bấu víu vào Messi và tiền bạc, đã và đang rời xa dòng chảy của làng túc cầu hiện đại.
Hoài Thương tổng hợp
Link: Khi Barca rời xa dòng chảy thời đại
Việc Lionel Messi công khai chỉ trích Giám đốc thể thao Eric Abidal không chỉ là câu chuyện xung đột giữa những cái tôi. Nó phơi bày cuộc khủng hoảng tại Barca.
Trong lịch sử bóng đá hiện đại dường như chưa từng ghi nhận việc "nhân viên chỉnh sếp", như những gì đang diễn ra ở Barca. Nó lớn hơn câu chuyện giữa những cá nhân. Nó cho thấy một sự loay hoay trong cách đội bóng này ứng xử với một thiên tài, một cầu thủ đã góp công lớn để định vị họ như một trong những đội bóng hay nhất lịch sử.
Barca giành sáu Champions League trong lịch sử, thì năm trong số đó chỉ đến sau khi Messi xuất hiện. Barca đã 26 lần vô địch La Liga, thì 10 lần có sự hiện diện của Messi. Nếu nói lịch sử thế giới có trước và sau Công nguyên, thì lịch sử Barca có trước và sau Messi vậy.
Vấn đề là: Barca sẽ ra sao nếu không còn Messi nữa? Đấy là một nỗi trăn trở đã ám ảnh từ CĐV đến giới lãnh đạo Barca nhiều năm qua. Minh chứng cho sự rời rạc nơi cấu trúc đội bóng đã xuất hiện trong những năm gần đây. Ở các vòng knock-out Champions League, Barca thường xuyên mất kiểm soát. Họ có thể thua PSG 0-4, thua Juventus 0-3, bị AS Roma và Liverpool loại dù đã có lợi thế đến ba bàn ở trận lượt đi.
|
Mâu thuẫn Messi - Abidal đang phơi bày những vấn đề lớn ở Barca. Ảnh: Guardian. |
Hàng tiền vệ già nua, chậm chạp là nơi dễ đổ lỗi nhất. Nhưng đấy rõ ràng không phải là nguyên nhân chính. Có hai vấn đề trọng yếu đã làm dấy lên nỗi hoài nghi về bản sắc của đội bóng.
Đầu tiên là... Messi. Một thập kỷ trước, anh chơi bóng đầy quyết tâm. Dù không phải trận nào cũng là ngôi sao sáng nhất, anh luôn đóng góp rất nhiều vào lối chơi chung. Mùa giải 2009-2010, Messi đoạt bóng bình quân 2,1 lần mỗi trận tại La Liga. Sau đó, anh duy trì sự ổn định với con số 1,2 hoặc 1,3 mỗi mùa. Nhưng sau khi Pep Guardiola ra đi, thống kê ấy tuột dốc. Mùa trước, anh chỉ đoạt bóng 0,5 lần mỗi trận. Con số của mùa này là 0,8.
Messi là một thiên tài tối giản, với lối chơi không quá cầu kỳ, hoa mỹ nhưng vẫn đạt hiệu quả tối ưu. Nhưng khi đội nhà mất bóng, khi buộc phải phòng ngự trước sức ép của đối thủ, Messi đơn giản là... bốc hơi. Xét trên số bàn thắng và kiến tạo, Messi vẫn là "một con quái vật". Nhưng không thể vì thế mà phủ nhận anh cũng có những khuyết điểm, và những khuyết điểm ấy dẫn đến sự sa sút trông thấy của Barca.
Ưu điểm của Messi là anh xuất sắc. Khuyết điểm là anh... xuất sắc quá. Copa America 2019, Paulo Dybala đã bộc bạch những khó khăn khi phải thi đấu chung với Messi. Từ đó rộ lên nhiều tin đồn về mối quan hệ rạn nứt giữa hai cầu thủ. Nhưng những ai từng chơi bóng có lẽ sẽ chia sẻ nhận định của Dybala, thật khó để chơi bóng cùng một thiên tài, vì bóng sẽ luôn về chân anh ta.
Sự lệ thuộc vào Messi khiến Barca mất kiểm soát ở nhiều trận cầu cân não tại Champions League. Ảnh: Reuters. |
Không phải ngẫu nhiên mà Barca đang đối mặt với những vấn đề tương tự với tuyển Argentina. Khi không còn những đầu tàu về chuyên môn lẫn tinh thần như Carles Puyol, Daniel Alves, Xavi hay Iniesta, Barca càng lúc càng phải nhìn về Messi. Và không chỉ ở trên sân thì ánh hào quang của Messi mới tạo ra sự mất cân bằng. Ở Barca, mọi người xem anh như một vị Thánh. Không một cầu thủ nào dám làm phật ý anh, chẳng HLV nào dám ngó lơ anh chứ đừng nói đến suy nghĩ "phạm thượng" là mang anh đi bán. Làm Messi buồn sẽ tạo ra những hậu quả về mặt chính trị. Nó cũng khiến đội bóng mất đi cơ hội lật ngược thế cờ khi đang trong một trận đấu lép vế. Nhưng sự thật là: một cầu thủ không nên làm việc của Giám đốc Thể thao.
Barca và Argentina rõ ràng đang thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn. Một CLB và một Liên đoàn bóng đá, tính chất khác nhau, nhưng đều không có kế hoạch lẫn một tầm nhìn thật rõ ràng. Vấn đề này ở Barca đang trầm trọng hơn, bởi sự biến động không ngừng của bóng đá hiện đại, cùng sự khó khăn trong việc tìm một HLV ngang tầm Pep Guardiola.
Zlatan Ibrahimovic đã nhiều lần chỉ trích Guardiola, nhưng đáng nhớ nhất là khi anh mô tả các cầu thủ Barcelona như những nam sinh ngoan ngoãn cúi đầu trước giáo viên. Câu nói đầy nhạo báng ấy lại ẩn chứa một sự thật: lớp học sẽ ra sao nếu giáo viên rời đi? Một lớp học ngoan ngoãn sẽ làm gì khi mất đi người dẫn đầu? Và người Hiệu trưởng - tức Chủ tịch CLB – sẽ làm gì trước nguy cơ vỡ lớp?
Đây là vấn đề xảy ra với cấu trúc của bất kỳ CLB nào quá dựa vào bộ não của một người. Hãy nhìn Man Utd khổ sở thế nào sau khi Sir Alex Ferguson rời đi và Arsenal loay hoay ra sao khi Arsene Wenger không còn ở đó. Ở Barca, hệ lụy này trở nên phức tạp, bởi phong cách hậu Johan Cruyff đã hòa quyện cùng bản sắc xứ Catalonia. Với các cule, Barca mà không kiểm soát bóng, Barca mà không có thiên tài của Messi soi lối, thì chẳng còn là Barca nữa.
Sự bấu víu vào triết lý kiểm soát bóng, thể hiện qua quyết định chọn Setien làm HLV, và lệ thuộc vào Messi đang khiến Barca tụt lùi. Ảnh: EFE. |
Luis Enrique đã tìm ra được một giải pháp tốt - ông trình làng mũi đinh ba MSN (Messi - Suarez - Neymar) và vô địch Champions League 2015, đồng thời đưa đội bóng bước trên con đường mới xa rời triết lý của Guardiola. Nhưng Suarez đã có tuổi và dính chấn thương, Neymar thì đã khăn gói ra đi sau một thương vụ đình đám. Đáng ra, Barca nên dùng số tiền bán Neymar để xây lại tuyến giữa và hàng thủ, nhưng rồi họ lại ném tiền qua cửa sổ bằng hai bản hợp đồng bom xịt - Ousmane Dembele và Philippe Coutinho. Điểm sáng duy nhất ở thương vụ Neymar là giúp... Liverpool tống khứ Coutinho đi, rồi từ đó, hướng tới ngôi vị ông vua thế giới.
Sự vươn lên của Liverpool đã chỉ ra: bóng đá, sau tất cả, vẫn là một môn chơi tập thể. Ở Liverpool, không một ngôi sao nào lớn hơn tất cả. Nhưng ở Barca, người ta vẫn cứ đang ngoái nhìn lại sau lưng nhiều hơn là nhìn về phía trước.
Barca chọn Quique Setien làm HLV mới vì ông thích kiểm soát bóng. Nhưng bây giờ có ai còn chơi kiểm soát bóng nữa không? Đây là kỷ nguyên của pressing và thoát pressing. Tận tâm bám víu lấy một lý tưởng chưa bao giờ là giải pháp. Tuy tài giỏi là thế, Guardiola vẫn rất may mắn khi được dẫn dắt Barca với một lứa gồm bảy siêu sao "cây nhà lá vườn", những người thấm nhuần triết lý của ông và thực hiện theo, ở cái thời mà phong cách của ông được đón nhận nhất.
Nhưng bóng đá đã phát triển. Lối đá pressing và chuyển trạng thái nhanh đã lên ngôi. Cả Guardiola cũng đã khác. Còn Barca, một tập thể lạc lối, rời rạc và bấu víu vào Messi và tiền bạc, đã và đang rời xa dòng chảy của làng túc cầu hiện đại.
Hoài Thương tổng hợp
Link: Khi Barca rời xa dòng chảy thời đại