. Thế nên đội bóng này sẵn sàng mua về những cầu thủ trên trời dưới biển và cứ đội nào ở giải Đức mà không cúng cầu thủ cưng nhất của mình cho họ thì năm sau đảm bảo cổ phiếu sụt giảm nợ nần chồng chất (do đó đừng lạ khi Reus muốn về Barca mà phải sang Bayern). Nói về bản sắc thì Bayern là đội chẳng có đếch gì bản sắc nữa khi cả lò bóng đá Đức đã từ bỏ kiểu đá rình rập cơ bắp sang lối đá tấn công quyến rũ. Chỉ vài năm nữa thôi khi người Ý lại đập chết bóng đá Đức ở vài giải thì họ sẽ lại chuyển sang một lối chơi mới - không bảo thủ trong tư duy.
.
Không biết bác kiếm nguồn ở đâu mà nói các đội Đức không cúng cầu thủ tốt nhất cho Bayern thì cổ phiếu sẽ sụt giảm,nghe cứ như chuyện cổ tích
)
Giải Đức nói về sự công bằng và minh bạch thì hơn đứt Liga đấy còn việc Bayern hút máu các đội khác chỉ đơn giản bởi họ là đội bóng giàu nhất,mạnh nhất nước Đức,thường các cầu thủ nội luôn có xu hướng đầu quân cho đội bóng mạnh nhất nước là chuyện bình thường,chỉ có những nền bóng đá kém phát triển thì các cầu thủ giỏi nhất mới phải xuất ngoại nhiều vì lợi ích kinh tế cũng như các danh hiệu lớn
Còn nói về bản sắc thì tùy bác định nghĩa thế nào là bản sắc,nếu chỉ là mỗi lối đá thì e rằng hơi phiến diện,Bayern luôn duy trì các cầu thủ quan trọng nhất là người Đức trong đội hình,đặc biệt hơn ngay cả trên thượng tầng các vị trí quản lý của họ cũng là những cựu danh thủ của đội bóng và cũng có tính kế thừa,họ cũng có một tinh thần riêng Mia san Mia giống như Més que un club của Barca
Còn về lối đá thì theo tôi họ tôn thờ "lối đá có thể mang lại thành công" chứ không cứ phải là tấn công hay phòng ngự,đó là tính thực dụng của người Đức nhưng dù là lối đá nào thì đặc trưng của người Đức luôn là tính khoa học và sự thông minh dù cách chơi của họ có thể đơn giản(hoàn toàn khác người Anh cũng đơn giản nhưng mà kiểu thiếu não),ngoài ra còn cả tính kỷ luật rất cao dù chỉ là những chi tiết nhỏ nhất(ví dụ như màu tất khi luyện tập),hồi xưa còn có cả bản lĩnh thép nhưng giờ cũng phai nhạt rồi
Chính vì vậy nên Bayern chưa bao giờ bó buộc vào bất kỳ phong cách nào mà họ chỉ học hỏi nhưng phong cách tiên tiến nhất và thành công nhất,thập kỷ 90 khi bóng đá Ý đang thống trị Châu Âu với 6 lần liên tiếp vào chung kết C1 thì họ mời Trappatoni về dẫn dắt,rồi sau đó là những Hitzfeld khi ông này vô địch C1 với Dortmund,là Van Gaal khi ông này dẫn dắt 1 đội bóng hạng trung ở Hà Lan vô địch quốc gia,là Heynckes khi ông này đưa Leverkusen đến ngôi á quân dù lực lượng khiêm tốn và cuối cùng là PEP,biểu tượng thành công của bóng đá đương đại
Cách làm này cũng có phần giống Chelsea-Real luôn mời những HLV giỏi nhất và chiêu mộ những cầu thủ giỏi nhất bất kể quốc tịch nhưng sự khác biệt ở chỗ Bayern có tính kiên nhẫn cao hơn rất nhiều,lấy ví dụ như Heynckes trắng tay mùa 2012 nhưng vẫn được tin tưởng tuyệt đối,PEP khiến Bayern thua 4-0 trên sân nhà năm ngoái cũng vậy trong khi Abramovich từng sa thải Grant dù ông cũng đưa Chelsea tiến sát cú đúp năm 2008(thậm chí còn gần hơn cả Bayern 2012) hay Perez đã sa thải Del Bosque dù đem lại chức vô địch Liga cho Real chỉ vì họ không thành công ở C1
Còn với Barca tôi có cảm giác họ bị bó hẹp trong 1 cái vòng tròn La Masia-Tiki taka nên từ cầu thủ đến HLV tiêu chí lựa chọn là phù hợp nhất chứ không phải tài năng nhất,gần giống Bilbao chỉ sử dụng cầu thủ xứ Basque nhưng dĩ nhiên là không cực đoan bằng
Lối chơi của Pep với nhiều sự cách tân đã cho ra đời một số khái niệm mới trong chiến thuật bóng đá:
1. Inverted Wingback
2. Raumdeuter.
Mình đồng ý với bạn ở khái niệm 1 nhưng cũng phải nói không phải trường hợp nào cũng như Lahm-Alaba,với Lahm thì anh được PEP mô tả là cầu thủ thông minh nhất mà ông từng dẫn dắt,anh học hỏi những cái mới rất nhanh và biết cách chơi nhiều vị trí như thể đã rất chơi rất lâu năm rồi còn Alaba sở dĩ đá được tiền vệ giữa bởi đây chính là vị trí anh được đào tạo ban đầu chỉ khi Van Gaal đến thì mới chuyển anh ta xuống đá hậu vệ trái và Heynckes sau đó kế thừa luôn còn về cơ bản mỗi vị trí đều có đặc thù và cách chơi riêng nên sử dụng đa năng đôi khi sẽ khiến cầu thủ mất đi thói quen ở vị trí sở trường và thụt lùi dần(theo kiểu 1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề),phải là một cầu thủ rất thông minh và thích ứng rất nhanh mới có thể sử dụng như vậy
Về khái niệm thứ 2 thì theo mình bóng đá hiện đại vốn không còn dồn nhiệm vụ ghi bàn cho mỗi tiền đạo nữa mà bất kỳ ai cũng có thể xâm nhập vòng cấm và ghi bàn,chính Bayern trước khi PEP đến ở mùa giải ăn 3 họ đã ghi hơn trăm bàn ở các giải đấu(riêng Bundesliga là 98 bàn/34 trận) nhưng thành tích của tiền đạo cắm duy nhất là Mandzukic không hề quá khủng(anh ta còn có chưa tới 20 bàn ở giải quốc nội) điều đó cho thấy nguồn bàn thắng đến từ mọi vị trí trên sân
Trước khi PEP xuất hiện thì sơ đồ 4-6-0 đã ra đời,MU đã chia tay Ruud Van Nistelrooy(1 mẫu tiền đạo cắm điển hình của thế hệ cũ) để tạo sức bật cho Ronaldo trở thành cỗ máy ghi bàn dù xuất phát từ bên cánh nhưng thực tế bóng đá hiện đại chỉ nâng cao hơn sự toàn diện của các cầu thủ(ví dụ tiền vệ có thể săn bàn như tiền đạo và ngược lại tiền đạo có thể kiến tạo như tiền vệ) do đó vai trò không còn được phân rõ như trước kia mà có sự san sẻ chứ không phải chỉ bây giờ hệ thống chiến thuật mới cho phép các vị trí không phải tiền đạo mới có thể ghi bàn(không tính tình huống cố định nhé)