Thủy điện: Coi chừng sập bẫy… (II)
Các quốc gia trên thế giới càng lúc càng tránh xa thủy điện. Họ nhận thức lại về hình thức khai thác năng lượng này được ít, mất nhiều nên phá đập đi, trồng lại rừng.
Thôi chết, nghề của mình có nguy cơ bị 'diệt chủng
. Dù sao đây cũng là tư duy vòng tròn xoắn ốc phát triển. Cái gì cũ rồi cũng bị bỏ đi và thay thế cái mới. Xưa kia là rừng, rồi ta thay là lòng hồ, rồi ta lại biến trở lại là rừng...miễn sao phục vụ được lợi ích của con người và đất nước.
Ở kỳ đầu, tác giả có nhắc đến ích lợi và tác hại của thuỷ điện. Công hay tội tuỳ vào hoàn cảnh và mục đích nhưng chắc chắn các công trình trọng điểm về thuỷ điện được tính toán rất kỹ và tác hại của nó tỷ lệ thuận với khả năng khai thác. Nhưng nó lại cần thiết vào một giai đoạn phát triển kinh tế. Nhưng các công trình nhỏ bây giờ tràn lan lại phục vụ lợi ích nhóm cá nhân. Ở Việt Nam, ai là đại gia? Xin thưa không phải là người mua máy bay, không phải ông trùm chứng khoán, không phải tay bất động sản, không phải tay khoe xe...mà chính là kẻ nắm thuỷ điện.
1 dự án khu độ thị có tổng mức đầu tư bao nhiêu? 1 toà nhà cao tầng có tổng mức đầu tư bao nhiêu? Thua hết 1 cái thuỷ điện. Tôi lấy ví dụ ông chủ tịch của toà nhà Bông sen trong Sài Gòn. Đó được coi là toà nhà khủng nhất Việt Nam (ăn đứt KengNam, thua mỗi chiều cao). Nhưng toà nhà đó ông ta xây song song với việc xây 1 thuỷ điện trung bình ở Hà Giang và tất nhiên là thuỷ điện nên nó ít được biết đến hơn. Vấn đề là ông ta xây cái nhà rất nhanh, còn xây cái thuỷ điện lâu hơn và tốn kém hơn. Nhưng nước thì miễn phí và nó sẽ là nguồn thu bất tận vì thời nào chả phải dùng điện. Đó mới là con mắt lâu dài của một đại gia. Tổng mức đầu tư thuỷ điện đó của ông ta lên tới gấp vài lần toàn nhà Bông sen. Đại gia.
Khi tôi còn nhỏ, trên các công trường thuỷ điện, người ta luôn có các khẩu hiệu, biểu ngữ cổ động và tôi nhớ nhất: Vinh quang thay những người đi xây dựng thuỷ điện. Sự thật đúng như thế. Chưa có công trường nào quy tụ một lượng lớn, rất lớn con người và máy móc như khi xây thuỷ điện. Khi đứng trong những công trình lớn, con người trở lên bé nhỏ và càng đông người, khí thế và tự hào càng tăng. Những khi cao điểm có thể lên tới hàng vạn người. Một khí thế lao động đúng nghĩa theo phong cách xã hội chủ nghĩa kiểu kế hoạch 5 năm và các bạn đều hiểu làm việc càng đông vui, con người càng hăng hái. Thơ ca, điêu khắc, nhiếp ảnh...luôn muốn tìm cảm hứng từ những công trình thuỷ điện vì đơn giản ở Việt Nam, thuỷ điện luôn là những công trình to nhất và vĩ đại nhất vì dân ta ít khi có tư duy phô trương xây dựng cái gì đó mang tầm vĩ đại.
Sau thời kỳ xây dựng thuỷ điện mang tính chiến thuật để lấy nguồn điện cho nền kinh tế, giờ đây ta đang nhìn lại tác hại và bắt đầu các phản biện mạnh mẽ nhằm cổ vũ cho việc phát triển các nguồn năng lượng khác sạch hơn và an toàn hơn. Thật ra nếu có tiền thì không ai muốn xây thuỷ điện cả. Nhưng vì nó rẻ (tư liệu sản xuất là nước - hàng miễn phí) nên bắt buộc ta phải tận dụng.
Có điều nói thay đổi và bỏ đi thuỷ điện là một sai lầm. Hiện tại người ta có hình thức thuỷ điện nhái hay còn gọi là tích năng. Tức là ta xây 2 cái hồ, 1 cái trên cao và 1 cái phía dưới thấp. Nôm na là khi vào giờ cao điểm ta xả nước hồ trên cao để phát điện thương mại. Lúc cả nước đi ngủ thì giá điện rẻ hơn, người ta bơm lại nước vừa xả từ hồ dưới thấp lên lại hồ trên cao. Như vậy là thuỷ điện sẽ hoàn toàn mang tính thương mại và không ảnh hưởng đến các vấn đề khác. Nhắc đến tác hại của lũ, thực sự trong toàn bộ quá trình học và phát triển của thuỷ điện luôn luôn đặt ra một tiêu chí là phải điều tiết lũ cho hạ du. Vấn đề này công luận có vẻ khá gay gắt nhưng họ có vẻ đã mắng oan quá nhiều cho thuỷ điện. Nhiều lúc chỉ cần nhìn vào lưu lượng lũ đổ về hồ mang tính lịch sử mà phía hạ lưu chỉ gánh một phần nhỏ thôi đã là vài mét ngập mà họ đã la lên ầm ĩ. Thiết nghĩ nếu họ được chứng kiến cái bụng gã khổng lồ căng ra tích nước giúp họ bớt đi phần nào khó khăn và có thời gian hơn để di chuyển và chuẩn bị phòng lũ thì chắc họ mới hiểu tác dụng điều tiết lũ. Nói một cách đơn giản là nếu không có cái thuỷ điện đó thì lỡ mồm gặp phải trận lũ lịch sử đó thì có thể cả 1 vùng đất chả còn gì chứ đừng nói chỉ là nước ngập mênh mông. Người ta hay đổ lỗi do trời, thực vậy, bây giờ tần suất lũ lịch sử nhiều và liên tục đến lỗi khó hiểu. Đây là tác hại của việc thay đổi thời tiết toàn cầu và các hiện tượng này ở tầm vĩ mô.
Theo tìm hiểu của người viết, đa phần các thiết bị thủy điện đang hoạt động tại Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ, Nga, khối EU và đặc biệt là Trung Quốc. Đa phần là các thiết bị thủy điện này vốn là đồ cũ bị nước ngoài thanh lý sau khi phá các đập chứa.
Tác giả ăn ốc nói mò rồi. Tác giả có biết thiết bị thuỷ điện có bao nhiêu thứ, hạng mục nào, chi tiết nào không mà tác giả cho rằng là đồ cũ. Nhưng cái từ đặc biệt là Trung Quốc của tác giả đã thay lời muốn nói. Chính tư duy chơi với Trung Quốc đang khiến thuỷ điện trở thành ác cảm và "tuổi thọ" của thuỷ điện ngắn đi càng giúp dân ta ngày càng ghét thuỷ điện. Đồ Trung Quốc quá rẻ và thế là dân ta thi nhau mua về xây thuỷ điện tràn lan. Nói thực lòng thì "đối tác tốt" Trung Quốc đang giúp ta chuẩn bị xử tử thuỷ điện.