Thấy một số bài viết chỉ trích việc Barca không đón nhận Toni Kroos và bầy tỏ sự tiếc nuối khi chối bỏ tiền vệ này mà đã chọn Rakitic, một tiền vệ trình độ kém hơn. Tôi cũng muốn bầy tỏ ý kiến về trường hợp này.
Barca đã chối bỏ một tiền vệ mà chúng ta phải thống nhất với nhau là trình độ đạt tầm nhất nhì thế giới hiện nay. Với một lý do nghe đã quen tai và hình như nó áp dụng cho mọi khía cạnh bóng đá tại Catalant : " Không phù hợp với phong cách đội bóng ". Vả một tiền vệ có đẳng cấp nhất nhì thế giới hiện nay đã bị khước từ như thế.
Tiêu chí này còn được áp dụng cho việc chọn lựa HLV. Có thể coi tiền lệ này bắt đầu từ năm 2008-2009 khi Pep Guardiola lên nắm quyền.
Nghe thật xét nét, kỹ lưỡng, đài các và cực kỳ có gu.
Đầu tiên phải đồng ý ngay rằng bất cứ CLB nào cũng đều tuyển lựa cầu thủ theo tiêu chí phù hợp chứ không riêng gì Barca. Nhưng đi sâu hơn, thế nào là phù hợp, phải vượt qua được những điều kiện gì thì mới được gia nhập Barca, và cụ thể là ông nào đề ra và xét duyệt tiêu chí này ? Suy luận đến bước này thì mọi thứ đã bắt đầu mơ hồ.
Ta thử lấy một ví dụ để làm phép so sánh, để có tính ganh đua nhất thì có lẽ nên phân tích cách chuyển nhượng của Real Madrid, đối thủ lớn nhất của Barca.
Đứng trên lập trường của những chuyên gia bóng đá xứ Catalant thì cách chuyển nhượng của Real Madrid thật là tạp nham, mua hàng theo kiểu cứ có tên tuổi là múc đếch cần biết quốc tịch là Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Bồ hay gì. Tóm lại là mua bán theo kiểu ào ào đếch có chất xám và " gu ".
Nhưng hiệu quả thực tiễn cho thấy Real Madrid chuyển nhượng cực kỳ thành công còn Barca thì dở tệ. Tại sao lại có chuyện nghịch lý như vậy ?
Vì Real ( và đại đa số ) họ tuyển chọn cầu thủ dựa trên điều kiện tối thượng nhất là trình độ, còn sự phù hợp chỉ là thứ yếu, rất rất yếu. Họ không cần quá đi sâu vào chi tiết phong cách chơi bóng của cầu thủ đó như động tác kỹ thuật có hoa mỹ không, dòng máu có thuần khiết không, mà chỉ cần biết đến hiệu quả mang lại cuối cùng.
Trên đời này không ai giống ai nên việc một mắt xích đá hết date và đi tìm một mắt xích phải giống y hệt 100% để thay thế vào và cứ như thế duy trì cách kế thừa vị trí theo kiểu cha truyền con nối là cách làm có tầm nhìn vi mô của những người có tầm nhìn ngắn.
Hiệu quả thu được cho phong cách chuyển nhượng đầy chất xám này của Barca là cả lố những bản hợp đồng mua đắt bán rẻ mà không cần phải liệt kê ra nữa. Và dĩ nhiên có chết cũng đừng bao giờ quên những cái tên đó cũng được lựa chọn theo tiêu chí " phù hợp " !!!!!!!!!!!
Và cách tuyển chọn HLV cũng y hệt. Không chọn HLV có tài năng và dầy dạn kinh nghiệm mà chỉ chọn những HLV có dính líu, quan hệ với Barca trong quá khứ và không được áp đặt phong cách riêng lên phong cách chung của CLB.
Thể theo cách làm việc này tôi đưa ra ý kiến : Hãy thực hiện đường lối này cực đoan, vùng miền hơn như việc chỉ sử dụng cầu thủ trong xứ Catalant và đóng cửa với thế giới bên ngoài. Và nếu cách làm này chỉ cần dành được 1 cup C1, tôi nguyện tôn thờ đường lối này đến chết và ủng hộ việc để Xavi, Messi, Iniesta, Busquets thi đấu đến năm 80 tuổi.
Chốt : Với một kẻ chỉ có đầu óc khôn vặt như tôi, tôi sẽ không bao giờ chối bỏ Toni Kroos, đặc biệt là khi anh ta tình nguyện đến với Barca. Cũng ví như một cô đào đẹp, dù tôi không có tình cảm thực sự nhưng nếu tự nguyện hiến dâng thì tôi không cần biết cứ phải chè chén trước đã. Đó là phong cách sống của tôi. Ít ra là có còn hơn không.
Nhưng xem ra cái đầu của tôi không bao giờ có thể bằng được những người làm công việc vĩ mô, được ngồi ở những cái ghế cao mà cả thế giới nhìn vào. Có thế mới xẩy ra những vụ chuyển nhượng như kiểu Vermaelen, Alexander Song. Đúng là với cái đầu ngắn của tôi thì không bao giờ có thể nghĩ ra chứ đừng nói là làm nổi.