Chiến thuật F.C Barcelona

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
Một bài viết rất chất lượng của bạn Gió về sơ đồ 3-4-3. Nhưng mình không đồng ý về quan điểm 5 hậu vệ của bạn. Đặc trưng trong lối chơi của Barca là khi mất bóng,các cầu thủ trên hàng công sẽ tích cực áp sát,tranh cướp bóng từ ngay phần sân đối phương từ đó làm giảm bớt áp lực phòng ngự cho hàng hậu vệ. Không chỉ Sanchez hay Pedro tham gia vào khâu phòng ngự, mà gần như toàn bộ các cầu thủ tuyến trên,mỗi khi mất bóng sẽ áp sát tạo áp lực liên tục nhằm thu hồi lại bóng.

Đúng là gần như toàn bộ các cầu thủ sẽ tham gia phòng ngự nhưng thông thường Barca hay mất bóng trước vòng cấm đối phương bởi số đông hậu vệ, nên các tiền đạo như Messi, Villa, Pedro sẽ rất khó quay về kịp. Họ chỉ thường tham gia phòng ngự khi đối thủ quá rườm rà trong việc triển khai bóng lên tuyến trên, còn trong trường hợp đối thủ đá phản công, Barca thường chỉ kịp phòng ngự với 4 cầu thủ: 1 tiền vệ trụ, 2 trung vệ và 1 hậu vệ cánh.

Trong trận đấu này, Messi, Cesc, Iniesta là những cầu thủ tấn công, Thiago là cầu thủ điều phối. Vậy có nghĩa là những cầu thủ thường có mặt trong các tình huống tranh cướp bóng ở giữa sân gồm Keita, 2 bên cánh là Sanchez và Pedro :) khi bóng chuyền sang phần sân của Barca, bộ 3 trung vệ mới tiếp tục dâng lên tranh cướp :D
 

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
Real Madrid mạnh lên? CÓ - Lật đổ được Barcelona? - KHÔNG

2131329551-1-80748-messi.jpeg

Nhiều ngày nay, báo chí và người Madrid liên tục phát biểu: Đội bóng hoàng gia Tây Ban Nha đã sẵn sàng cho một cuộc lật đổ, đánh dấu chấm hết cho triều đại lịch sử của Barcelona. Niềm tin này không phải là không có cơ sở, Real Madrid đã định hình được lối chơi của họ, đội hình đồng đều, không quá phụ thuộc vào Cristiano Ronaldo như trước (hay chẳng qua chỉ là sự thay đổi chiến thuật) cùng với đó là sự trở lại của thiên thần Kaká... Real thắng như trẻ tre, số cơ hội của họ tạo ra không khác gì Barcelona và quan trọng hơn, ở thời điểm này Barcelona đang có những dấu hiệu bấp bênh và phụ thuộc.

Real mạnh lên? Sự thật không thể phủ nhận

Quả thật sau một năm, đội hình của Real Madrid đã có kết dính ở một mức độ nhất định. Khá nhiều tình huống ghi bàn của Real đến từ những pha dàn xếp, phối hợp có bài bản. Lối chơi "hồi mã thương" cũng đã được định hình rõ nét và không thể phụ nhận rằng những đội bóng mà Mourinho dẫn dắt phản công cực hay, đó là lý do vì sao họ không quá chú trọng đến việc dồn ép đối thủ nhưng bàn thắng vẫn cứ đến dồn dập. Ngoài ra còn phải kể đến sự may mắn của người Madrid khi mà thiên thần gãy cánh Kaká bỗng chốc trở lại với phong độ cực tốt, thậm chí còn có phần nổi bật hơn Cristiano Ronaldo những trận đấu vừa qua. Tháng 10 đi qua với 20 bàn thắng và 1 bàn thua trong tổng số 6 trận đã thi đấu, trong đó có đến 8 bàn thắng của sát thủ Higuaín, 3 bàn của Ronaldo, Kaká và Benzema mỗi người ghi được 2 bàn thắng... Có thể nói toàn bộ đội hình Real Madrid đang đạt đến phong độ rất cao. Không thể phủ nhận họ chính là tập thể khiến cho toàn cõi châu Âu kiêng dè chỉ sau đại kình địch Barcelona. Tuy nhiên bài viết này không nhằm vào Madrid để nêu lên quan điểm chiến thuật của đội bóng này và thẳng thắn mà nói người viết cũng không dành quá nhiều thời gian để quan sát Real Madrid thi đấu nên không thể phân tích kĩ càng về các yếu tố thành công của Real. Trên đây chỉ là một số trích dẫn để chỉ ra sự tiến bộ trong lối chơi của đội bóng hoàng gia Tây Ban Nha mà thôi.

[youtube]CEFXwpIQm7E&feature[/youtube]​

Lật đổ được Barcelona thời điểm này? Câu trả lời là không.

Rõ ràng Real Madrid đã mạnh lên, họ cũng không còn quá phụ thuộc vào một cá nhân, bên cạnh đó các tân binh ngôi sao đang trở lại một cách đầy mạnh mẽ nhưng tại sao câu trả lời cho một cuôc lật đổ vẫn là: Không hoặc chưa thể.

Thứ nhất phải giải thích về phong cách phản công của đội bóng này. Real mạnh, thậm chí rất mạnh, giá trị đội hình của họ chắc chắn không hề thua kém Barcelona nhưng tại sao họ lại chọn phong cách chơi phản công để làm nền tảng cho những chiến thắng của đội bóng. Mourinho là bậc thầy trong phong cách này? Đó cũng chỉ là một phần lý do. Câu trả lời chính là ở chỗ: Real mạnh thật nhưng chưa đủ mạnh để khoan phá bê tông, cốt thép. Thất bại trước Levante và trận hoà trước Racing Santander đã cho Mourinho câu trả lời rằng: Dù Madrid có gắn kết đến đâu, họ không bao giờ đủ lực để có thể đánh bại những đối thủ ra sân với tâm lý KHÔNG MUỐN THUA. Barcelona có thể gặp khó khăn khi thi đấu với những đội bóng như vậy nhưng bằng sự ăn ý đến mức hoàn hảo giữa những cầu thủ trong đội hình, Pep và các học trò vẫn có thể giành được chiến thắng nhưng Real thì không thể bởi vì ngôi sao của họ đến từ nhiều nền bóng đá khác nhau, một sự pha trộn thành công chứ không đồng nhất. Rõ ràng Real Madrid chơi theo phong cách của một kẻ sử dụng trí khôn nhiều hơn sức mạnh thật sự, họ không thể khoan phá bê tông vậy thì tại sao họ lại phải gồng mình dồn ép 11 cầu thủ đối phương về tới tận vòng 16m50 để mà bất lực trong việc tìm đường vào khung thành. Câu nói của vị HLV Ajax đã tố cáo tất cả về bản chất của đội bóng này: "Chúng tôi (ở đây chỉ Ajax) đã quá ngây thơ trước Real Madrid". Nói một cách ví von sinh động, Barcelona chơi với phong cách của một con sư tử và các đội bóng đối mặt với họ hoá thân thành một con rùa thụt tất cả đầu, đuôi và tứ chi vào trong bộ mai khổng lồ. Còn đối với Real, họ chơi với phong cách của một con cáo già giả vờ giấu đi sức mạnh của mình chờ đối thủ lộ sơ hở và tung đòn kết liễu.

Ngoài ra cũng phải kể đến những đối thủ mà Real Madrid đã bước qua cho đến thời điểm này chưa đội bóng nào được coi là mạnh, tất cả đều ở mức tầm trung trở xuống và chưa xuất hiện một đội bóng có đủ tầm để kiểm chứng sức mạnh thật sự của Real Madrid (ngoại trừ ngựa ô Levante thì đã cho Real nếm mùi thất bại đầu tiên của mùa giải)

Vậy tại sao Real Madrid chưa thể đánh bại Barcelona?

Chiến thuật phản công của Real có thể dụ dỗ được những tay mơ không lường hết được sức mạnh của họ, nhưng Pep Guardiola thì khác. Ông quá hiểu Mourinho và đội bóng của con người này. Từ thất bại đau đớn trước Inter năm 2009/2010 cho đến serie Siêu kinh điển mùa bóng vừa rồi, rơi vào bẫy của người Madrid là không thể. Real không vội tấn công đồng nghĩa với việc Barcelona cũng từ từ mà đá, sự khác biệt sẽ đến từ những cái tên có khả năng gây đột biến cao và rất tiếc Barcelona lại có nhiều những cầu thủ kĩ thuật hơn Real. Điểm đi, điểm lại bên phía Real cũng chỉ có Cristiano Ronaldo là có khả năng võ vẽ đi bóng qua một đến hai cầu thủ (số còn lại đa phần chỉ biết dốc bóng tốc độ cao) trong khi với Barca, số cầu thủ làm được điều này có thể đến nửa đội hình: Thiago, David Villa, Sanchez, Iniesta và không thể không kể đến một siêu Messi. Tất nhiên trong một trận đấu đỉnh cao, sự toả sáng đến từ các cá nhân là không nhiều tuy nhiên người viết chỉ muốn khẳng định rằng: Con sư tử Barcelona thừa trí thông minh để đối đầu với con cáo Real Madrid chưa kể đến họ đã biết mặt nhau quá rõ rồi. Barcelona có thể không thắng Real Madrid nhưng không nói quá khi khẳng định Real Madrid không thể thắng Barcelona bằng chiêu bài quen thuộc của họ.

Siêu kinh điển năm nay có thể không hấp dẫn như những năm vừa qua bởi sự chủ động nhập cuộc với tâm lý từ tốn của hai đội bóng nhưng nếu phải tính đến ai là kẻ nóng vội kết liễu đối thủ hơn thì tất nhiên đội bóng đó không phải là Barcelona. Tâm lý của một kẻ lật đổ luôn thúc đẩy những chiếc bóng áo trắng tiến lên dồn ép khung thành của Victor Valdés. Và một khi con sư tử không còn phải đối đầu với những chiếc mai rùa im lìm, cái chết dành cho kẻ đối đầu với nó là không thể tránh khỏi dù cho có là loài người thông minh nhất đi chăng nữa.
 
Sửa lần cuối:

Mr_Ngoc

Tiểu học xã
Đầu quân
15/5/10
Bài viết
17
Được thích
0
Điểm
1
Barça đồng
0
Bài viết hay quá. Mình cũng thấy RM năm nay mạnh lên nhiều vs hơi lo lắng vs một số trận Barca thi đấu không đúng sức mình. Nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng năm nay Barca vẫn sẽ thắng El Classico!
 

kataly56

BARCELONISTA
Đầu quân
21/9/09
Bài viết
1,621
Được thích
4
Điểm
38
Tuổi
33
Nơi ở
FCBVN
Barça đồng
0
Cho đến nay, những đối thủ của Real chưa có đội nào đủ tầm để kiểm chứng sức mạnh thật sự của chúng cả. Nhưng phải nói thẳng thắn rằng, Real bây giờ đã cáo già hơn năm ngoái. Real đã biết đồng đội hơn chứ không như kiểu mạnh ai nấy đá như mùa trước nữa rồi. Gaynaldo đã trưởng thành hơn, ít nhất là đến thời điểm này, đã không còn bấn loạn 1 mình xông pha như 1 con thiêu thân nữa, biết chuyền dọn cỗ hơn rồi. Nhưng khi gặp Barça, ít có khả năng CR sẽ lại đồng đội như thế nữa đâu. Bản tính của tên này là thích thể hiện bản thân, từ trước đến giờ chưa 1 lần hắn nhỉnh hơn Messi trong các cuộc đối đầu. Bởi thế khi gặp Barça, hắn sẽ trở lại với bẩn tính ích kỉ đã trở thành thương hiệu của hắn :))
Barça và Real đang là 2 sự khác biệt so với phần còn lại của C.Âu. Một Real xuất sắc nhất trong lịch sử CLB đối đầu với một Barça hùng mạnh nhất trong lịch sử bóng đá TG
Kinh nghiệm đối đầu với Real ở mùa giải trước đã cho ta vô số bài học. Nhìn vào trận lượt đi CL năm ngoái là thấy thích. Real không lên, ta cũng không dại gì đâm vào. Cứ lởn vởn giữa sân xem bên nào nóng ruột hơn. Cần biết rằng, tâm lý kẻ muốn lật đổ bao giờ cũng nóng vội hơn :)) Và khi cái đầu đã không tĩnh thì hậu quả phải gánh sẽ cực kì nặng nề
 
Sửa lần cuối:

gavrotte

Đội trưởng Barça Hà Đông
Cán bộ Xã
Đầu quân
22/12/10
Bài viết
1,048
Được thích
8
Điểm
38
Tuổi
41
Barça đồng
0
Cuộc chiến Sư tử và Cáo già

Trước chuỗi trận Siêu kinh điển năm ngoái, những người bi quan nhất cũng chẳng thể nghĩ Real lại có thể gây khó dễ cho Barca đến vậy trong hai trận Siêu kinh điển đầu tiên (ở Liga và Cúp nhà vua) và có thể là cả trận 244 (UCL) nếu như Pepe không bị đuổi. Lý do là cáo già biết quá rõ sức mạnh của Sư tử và tìm mọi cách hạn chế sức mạnh của nó. Trong ba năm trở lại đây, chưa bao giờ Barca chơi một hiệp 1 kém cỏi như thế trước Real. Con số thống kê cho thấy hình như Barca không tung ra nổi một cú sút về phía Casilas. Hàng tiền vệ mỏng cơm của Barca gặp vô vàn khó khăn trước lối đá áp sát, thể lực và bạo lực của Real. Và Barca đã có lời giải cho bài toán khó đó ở lượt đi UCL.

Nói như vậy để thấy rằng, nếu chỉ căn cứ vào lối đá, sở trường, sở đoản của của mình và của đối thủ rồi đưa ra kết luận ai thắng ai thua thì e là hơi phiến diện. Khi vào trận Siêu kinh điển, cả Pep lẫn Mou đều phải biết cách phát huy tối đa sức mạnh bản thân và hạn chế tối đa sức mạnh của đối thủ. Hẳn mọi người còn nhớ một Juventus ba năm liền vào chung kết C1 với lối đá thiên về phá lối chơi của đối thủ là chính. Và Mourinho có thừa độ lọc lõi để khai thác triệt để những “vấn đề” của Barca như Juventus đã làm.

Nếu ở trên mặt đất, Sư tử dễ dàng làm thịt cáo già. Nếu cáo leo lên cây thì cả hai cứ ra sức mà hét “Mày có giỏi thì lên đây” và “Mày có giỏi thì xuống đây”. Còn nếu cáo dụ được sư tử ra đầm lầy, chẳng cần đánh thì sư tử cũng chết vì sức nặng của chính nó rồi...
 

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
Messi - Có phải là nỗi khổ của riêng các thủ môn đội bạn

304267_10150898520505601_254736215600_21535896_1127225284_n.jpg

Barcelona là một đội bóng may mắn khi có được Lionel Messi, không hẳn vậy chính xác phải nói rằng Barcelona và Messi may mắn khi tìm thấy nhau. Rõ ràng chỉ có ở Barcelona, Messi mới phát huy hết được khả năng thiên bẩm của mình và đội bóng hưởng lợi rất nhiều từ điều đó. Mặc dù vậy, sự có mặt của Messi vô tình đã khiến không chỉ những thủ môn đội bạn phải dằn vặt sau trận đấu mà còn khiến chính những con người cùng anh sát cánh trên hàng công cảm thấy thất vọng vì chính bản thân mình.

Nhiều người đã nói rằng lời nguyền của chiếc áo số 9 có một mối liên hệ rất rõ ràng với Pep Guardiola. Những đồn đại bên ngoài đội bóng về một mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa Eto'o, Ibrahimovic, Krkic với Pep Guardiola trước khi họ ra đi nhưng bản thân người viết cho rằng, sự xuống dốc của các số 9 lừng danh thế giới một thời không phải tại Pep mà chính là bởi vì sự biến hóa của tiki-taka và bản năng sát thủ của Lionel Messi. Hãy cùng điểm lại những bước tiến trong sự nghiệp của Lionel Messi để thấy được bằng chứng rõ nét nhất của việc chính anh đã bào mòn khả năng dứt điểm của chính những đồng đội của mình.

Mùa giải 05-06: Messi góp mặt trên đội 1.
Mùa giải 06-07: Messi có suất trong đội hình chính thức và cũng từ đây đánh dấu chu kì đi xuống của Ronaldinho.
Mùa giải 07-08: Messi gần như trở thành đầu tàu trong đội hình và triều đại của Ro vẩu gần như chấm dứt.
Mùa giải 08-09: Messi chính thức khoác chiếc áo số 10 và cuối mùa giải Eto'o rời Barcelona.
Mùa giải 09-10: Messi tiếp tục chứng tỏ vị trí số 1 trong đội hình và hậu quả là Ibrahimovic - cầu thủ đắt giá nhất lịch sử CLB bị tống khứ trở lại Ý.
Mùa giải 10-11: Messi song hành cùng Villa và Pedro (cuối mùa giải số bàn thắng của Villa không hơn Ibra là bao)
Mùa giải 11-12 chỉ đi qua 1/3 chặng đường tuy nhiên sự tụt hậu của Villa và Pedro so với Messi đã là quá rõ ràng.

Tất nhiên không thể kết luận sự xuống dốc của Ronaldinho là bởi tài năng thiên bẩm của Messi, rõ ràng Ro vẩu đã có một đời sống không lành mạnh ngoài sân cỏ và sự xuất sắc của Messi chỉ góp phần đẩy nhanh quá trình trao đổi chiếc áo số 10 mà thôi. Ta bắt đầu tính từ khoảng thời gian bắt đầu cho triều đại Messi, song hành cùng anh là bộ đôi Henry và Eto'o. Lúc này Barcelona thi đấu đúng như phong cách của 3 mũi nhọn và Messi đơn giản chỉ là mũi nhọn xuất sắc nhất, cuối mùa giải Eto'o ra đi, Henry ở lại cùng với sự xuất hiện của Ibrahimovic. Barcelona đã thất bại mùa giải năm đó mặc dù Messi vẫn chơi như lên đồng, Henry thi đấu mờ nhạt còn Ibrahimovic thì không thể so kè vị trí số 1 với Messi và phải chấp nhận ra đi. Nên nhớ rằng Ibra là một cầu thủ cá tính và anh ta sinh ra không phải là để đá cánh, đừng vội trách Ibrahimovic khi anh ta yêu cầu muốn được trở thành trung tâm của đội bóng. Càng về cuối mùa khả năng sát thủ của Ibra càng tậm tịt và đã phải nhường suất đá chính cho tài năng trẻ mãi không già Bojan Krkic. Mùa 10/11, Barcelona thay đổi phong cách trên hàng công với sự cơ động trong việc hoán đổi vị trí kiến tạo - ghi bàn giữa các tiền đạo, Villa và Pedro đảm nhận vai trò này khá tốt tuy nhiên họ vẫn phải mớm bóng cho Messi nhiều hơn là tự mình tìm kiếm cơ hội ghi bàn, cùng lúc tài năng trẻ Krkic chính thức có suất rời khỏi CLB. Cho đến thời điểm này, dường như Villa và Pedro đã không còn là chính mình nữa và nếu tiếp tục thể hiện như thời gian đầu của mùa bóng, khả năng một trong hai người phải ra đi cuối mùa giải này không phải là không có.

Rõ ràng tiki-taka đặt nặng vai trò của các tiền vệ hơn các tiền đạo rất rất nhiều. Nhiệm vụ của các tiền đạo thông thường khá đơn giản khi họ chỉ việc nhận bóng sau một đường chuyền hoàn hảo xé toang hàng phòng ngự và đưa họ đối mặt với thủ môn. Chính vì lý do đó, các tiền đạo của Barcelona phải học cách chuyền bóng nếu họ còn muốn được tiếp tục khoác áo CLB. Điều gì sẽ xảy ra nếu Villa và Pedro cá nhân một chút, ham bóng và mong muốn tự tạo cơ hội cho bản thân mình, có thể họ sẽ không bị bào mòn khả năng dứt điểm theo thời gian tuy nhiên Messi cũng mất đi một số lượng bàn thắng kha khá. Câu hỏi được đặt ra là liệu Villa và Pedro còn có thể ở lại CLB nếu họ cá nhân và không coi Messi là số 1, hãy nhìn vào Ibrahimovic để có câu trả lời.

Mặc dù ở thời điểm này, Messi quá xuất sắc và Barcelona chưa phải chịu bất kì ảnh hưởng nào từ sự cá nhân của anh. Nhưng đừng hỏi vì sao mà Villa cũng như Pedro không tìm thấy mành lưới đối thủ, đó là một qui luật tất yếu và có vẻ như Barcelona đang đi theo chiều hướng thi đấu tập thể nhưng chỉ phụ thuộc vào một con người. (một con người chứ không phải một vị thánh). Sẽ ra sao nếu Messi chấn thương? Sẽ ra sao nếu anh nghỉ thi đấu khoảng 2 tháng? Hay đơn giản là sẽ ra sao nếu Messi không ghi bàn? Pep Guardiola phải nghĩ tới điều này và đã đem về Alexis Sanchez (không hẳn với nhiệm vụ ghi bàn của một số 9 - Messi sẽ đảm nhận nó) một cầu thủ đủ kĩ thuật và tốc độ để thi đấu cá nhân và đủ sắc bén để ghi bàn mặc dù không thể nhiều bằng số 10 được.

Bao giờ Barcelona mới thoát khỏi lời nguyền dành cho số 9? Hay đơn giản là tránh được sự xuống dốc của các cầu thủ tấn công? Câu trả lời đơn giản thôi: BỚT CÁ NHÂN ĐI MESSI.
 
Sửa lần cuối:

annki

Juvenil B
Đầu quân
23/12/10
Bài viết
193
Được thích
1
Điểm
18
Tuổi
30
Barça đồng
0
Khi còn ở Inter, Juventus và cả Milan bây giờ, Ibra không phải là mẫu tiền đạo cắm thường trực, anh thường xuyên lùi sâu để cầm bóng. Vì thế tôi ko đồng ý với ý kiến Ibra bị Pep ép đá cánh.

Tôi đã xem lại một số trận đấu ở CL: Ibra ko bị ép đá cánh, Pedro hoặc Iniesta ở bên trái, Alves như tiền đạo phải, còn Messi di chuyển tự do. Theo tôi Ibra di chuyển lùi xuống để phối hợp mà thôi.

Dĩ nhiên bài phân tích trên là một góc nhìn khác của Gió, nhưng theo ý kiến chủ quan của tôi: các cầu thủ Barca luôn thi đấu vì "chúng ta". Nhưng một đội bóng phải có một ngôi sao sáng nhất đứng đầu, sự ích kỉ của người đó là bình thường vì nó làm nên sự vĩ đại của một huyền thoại. Người đó là Messi, không thể là Ibra. Vì anh thi đấu với cái "tôi" quá lớn, Ibra đá không vì ích lợi chung của đội bóng, anh muốn mình là số 1 trên tất cả. Một rừng ko thể có hai hổ. Anh không đóng góp nhiều cho chuyên môn, cho lối chơi của đội bóng, bị đào thải là lẽ dĩ nhiên. (Thật tiếc, anh không phù hợp với lối chơi chung tiki-taka của toàn đội, anh hợp với bóng đá Italia hơn)

Theo tôi, Ibra không phải là một cầu thủ lớn. Anh chỉ là vua của bóng đá Italia mà thôi, ra Châu Âu thì như tất cả đã biết, từ Inter cho đến Barcelona, khi tất cả cần những bàn thắng của anh nhất thì anh ở đâu? Tôi cũng không chắc đợt vừa rồi Ibra có "sợ" trở lại Camp Nou hay không, một kẻ đang tằng tằng ghi bàn rồi đột nhiên đúng trận lớn cáo bệnh thì cũng hơi lạ đấy!

P/s: Câu cú hơi lủng củng, anh em thông cảm! :D
 
Sửa lần cuối:

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
Trong bài viết của mình, không hề có câu nói: Ibra bị Pep ép phải đá cánh. Tuy nhiên sự biến hoá của tiki-taka đã buộc mọi tiền đạo thi đấu cho Barcelona phải biết cách hoán đổi vị trí cho nhau (đúng lúc và đúng chỗ). Ibra được đánh giá là một sự thay thế của Eto'o và không ai dự tính đem anh ta về với ngoài mục đích đá cắm cả. Sai lầm đầu tiên phải kể đến ở đây là Pep Guardiola khi mang một cầu thủ không phù hợp với triết lý đá bóng của toàn đội. Tổng giá trị của Ibra là 70 triệu E, nếu như ở một đội bóng bên ngoài Barcelona và Real Madrid, anh ta ắt hẳn phải là ông vua nhưng Barcelona thời điểm đó không có tư duy như vậy và Ibra không thể thích nghi được.

Nên nhớ rằng số bàn thắng của Villa không hơn Ibra là bao nhiêu, nhưng đổi lại Ibra có nhiều danh hiệu vô địch quốc gia hơn Villa và giá trị chuyển nhượng cũng đắt hơn. Villa có thể chấp nhận trở thành kép phụ để mang về danh hiệu cho bản thân còn Ibra thì có thừa danh hiệu nên không muốn trở thành kép phụ. Câu hỏi đặt ra là nếu Ibra chấp nhận để Messi là số 1, liệu anh ta phải rời khỏi CLB? Sự ra đi của Ibra còn nằm ngoài cả lý do chuyên môn nữa.

Hãy lấy một ví dụ khác để nói về vấn đề tiền đạo ở Barcelona:

- Ibra ra đi vì không chấp nhận làm nền.
- Henry ra đi vì mùa giải thứ hai thi đấu vật vờ và bết bát.

Vậy tất cả mọi con đường dù tiêu cực hay không tiêu cưc đều có liên quan mật thiết đến cái tên Messi. Ibra không chịu làm cái bóng, Henry giống như Villa ở thời điểm này... Vậy nếu cuối mùa giải này Villa hay Pedro là cái tên phải ra đi thì sao nhỉ? Barcelona đội bóng nghiền tiền đạo dã man nhất thế giới.
 

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
[youtube]0AiyUfxId90&feature[/youtube]

Một clip thú vị của Allas nói về cách lừa bóng và tạo khoảng trống của bộ ba Xavi, Iniesta, Messi. Clip khá thú vị đối với những bạn quan tâm đến chiến thuật của CLB và phong cách tiki-taka kinh điển.
 

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
Barcelona - Đội bóng đa di năng

1568821_w2.jpg

Hiện tại quân số của đội hình chính thức của Barcelona đang là 21 người, tức là chưa đủ hai đội bóng bao gồm 2 thủ môn, 6 hậu vệ, 8 tiền vệ và 5 tiền đạo. Quân số đội hình như vậy so sánh với mặt bằng chung châu Âu cũng như trên thế giới là rất thấp bởi vì thông thường các đội bóng cần có đủ ít nhất 2 cầu thủ cho một vị trí để tránh tình trạng chấn thương cũng như thẻ phạt. Ấy vậy mà Barcelona vẫn thi đấu với ngần ấy cầu thủ trong những năm qua, đặc biệt mùa giải 2010/2011, quân số của đội bóng chỉ dừng lại ở con số 19. Vậy tại sao đội bóng xứ Catalan vẫn luôn thành công với một lịch thi đấu dày đặc, nhiều trận thi đấu nhất so với tất cả các đội bóng ở châu Âu? Ở đây có hai lý do:

Phong cách chuyển nhượng của Pep

Nhiều người vẫn cười nhạo Pep về khả năng chi tiền của ông trên thị trường chuyển nhượng nhưng hãy điểm lại những cái tên được ông mua về: Mùa 08/09 ra mắt Piqué, Seidou Keita và Alves, mùa 09/10 Adriano câp bến Catalan, mùa bóng 10/11 là hai cái tên Mascherano và David Villa trong kì chuyển nhượng mùa hè và Affelay trong mùa đông cuối cùng là mùa giải này Cesc và Alexis Sanchez chính thức được điền tên vào danh sách đội hình của Pep. Rõ ràng ông đã đem về những cầu thủ phù hợp với triết lý của câu lạc bộ mặc dù thứ bóng đá tiki-taka mà Barcelona đang trình diễn là độc nhất vô nhị và dường như không có một đội bóng nào có thể thực hiện điều tương tự ngoài một Tây Ban Nha có chút biến đổi nhưng vẫn là các cầu thủ của Barcelona định hình lối chơi. Không những vậy các cầu thủ trên còn thi đấu được ở hai thậm chí ba vị trí một cách trọn vẹn. Hai hậu vệ cánh Adriano và Alves đều có thể đá ở các vị trí tiền vệ biên hoặc tiền đạo cánh, Mascherano hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một trung vệ mặc dù anh vốn là tiền vệ đánh chặn hàng khủng ở Anh, Villa có thể thi đấu ở vị trí tiền đạo trung tâm cũng như tiền đạo cánh, Affelay cựu đội trưởng PSV thì đá cánh (tiền đạo hoặc tiền vệ). Đối với Piqué, anh dường như chỉ xuất phát ở vị trí trung vệ nhưng cầu thủ này thật đặc biệt, anh di chuyển theo một trục dọc từ khung thành của đối phương đến tân khung thành đội nhà, anh có thể tạo dấu ấn như một tiền đạo hay kiến tạo thật tinh tế với một pha đánh gót trong trận đấu kinh điển. Còn ở mùa giải này, thật khó cho những nhà chuyên môn bóng đá như các HLV hay các nhà báo chuyên làm nhiệm vụ phân tích chiến thuật tìm ra được một vị trí cố định của Cesc Fabregas và Alexis Sanchez, họ xuất hiện ở khắp sân và thường xuyên thay đổi vị trí đối với các cầu thủ còn lại, góp phần tạo nên môt phiên bản mới của tiki-taka biến ảo hơn. Chính phong cách chuyển nhượng đặc sắc này của Pep đã góp phần biến đội bóng quân số nhỏ nhoi của ông thành một đội bóng đông quân bậc nhất châu Âu. Có hề gì nếu một tiền đạo của Barcelona bị chấn thương? Một tiền vệ sẽ đảm nhiệm vị trí đó. Có là vấn đề nếu Abidal và Alves không thể ra sân thi đấu? Puyol có thể đánh hậu vệ cánh mà. Vậy nếu Barcelona mất trung vệ? Hãy để vị trí đó cho một tiền vệ trụ như Mascherano hay Busquets đảm nhiệm.

La Masia - Nhà máy sản xuất tài năng


Khi cần La Masia có - Khi khó có La Masia. Những cầu thủ thanh niên lứa tuổi chỉ đôi mươi luôn luôn sẵn sàng với tiếng gọi của đội 1. Chỉ cần Pep khuyết một vị trí bất kì, ông hoàn toàn có quyền lựa chon mang một cầu thủ từ Barca B lên thử sức. Tài năng họ có thừa, duy chỉ có kinh nghiệm thi đấu cần phải bổ sung và các đàn anh trên đội một sẵn sàng hỗ trợ cho chú nhóc này khi được sánh vai tác chiến. Có thể kể đến một vài trường hợp như Montoya, Fontas vẫn được thử lửa trong mùa giải 10/11 trước khi được chính thức khoác áo đội một ở mùa giải này, cũng kể đến thêm trường hợp của Thiago Alcantara khi anh được thử sức từ vài ba mùa giải trước và đã được nhiều đại gia châu Âu săn đuổi kể từ sinh hoạt tại Barca B. Chính nguồn nhựa sống tươi trẻ và dồi dào này của La Masia đã góp phần không nhỏ mang đến thành công cho Barcelona những năm gần đây và cả trong tương lai nữa bởi vì các thế hệ kế cận luôn được thử lửa và dìu dắt bởi các đàn anh trong lúc họ đạt đẳng cấp cao nhất.

Lợi và hại của việc sử dụng những cầu thủ đa năng

Đương nhiên việc sử dụng các cầu thủ có thể thi đấu ở mọi vị trí sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và quá tải mỗi khi đội bóng gặp vấn đề về nhân sự như chấn thương hay thẻ phạt nhưng đối với tiki-taka việc sử dụng các cầu thủ như vậy còn giúp đội bóng biến ảo hơn trong mỗi trận đấu. Chúng ta đều biết rằng tiki-taka đồng nghĩa với việc tấn công và ghi thật nhiều bàn thắng, phong cách đó bất di bất dịch trong mọi trận đấu, chỉ có cầu thủ là thay đổi theo từng trận. Do đó thật dễ dàng cho đội bạn trong việc quyết định lựa chọn lối chơi để chống lại Barca, luôn luôn là phòng ngự chặt và rình rập chờ cơ hội phản công, đôi khi là không ngại đá rắn để tranh chấp bóng. Việc học trò của Pep có thể đá được nhiều vị trí sẽ góp phần làm việc sắp xếp đội hình của đối thủ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, các vị huấn luyện viên thường nghiên cứu kĩ băng hình của đối thủ để đưa ra quyết định xem họ sẽ sử dụng cầu thủ nào cho vị trí nào nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của các cầu thủ đối phương. Tuy vậy ở Barcelona chỉ có bốn, năm vị trí là khó thay đổi: Messi, Xavi, Iniesta và Piqué và Alves do đó lựa chọn cầu thủ để ngăn chặn các cầu thủ còn lại trong đội hình Pep đưa ra là vô cùng khó khăn nếu không muốn nói là đành phó mặc may rủi. Ngay cả Mourinho và Real Madrid cũng đã bất lực trong việc ngăn chặn đội hình biến ảo của Pep, các cầu thủ Real có thể quán xuyến Messi và giảm khả năng phối hợp của bộ ba tiền vệ Xavi - Iniesta - Busquets nhưng các vị trí còn lại như Alexis Sanchez, Cesc Fabregas hay Pedro họ không có ý tưởng để ngăn chặn những cầu thủ này bởi Mourinho không thể tính được ai sẽ ra sân trong những trận EC sắp tới, các cầu thủ trên đều có những điểm mạnh riêng và cần phải có một cách phòng ngự, kèm người khác nhau. Thực tế đã cho thấy cả ba cầu thủ này đều ghi bàn khi được trao cơ hội trong các trận El Clásico thời gian gần đây. Tuy nhiên việc sử dụng cầu thủ luân phiên vị trí cũng mang đến những điểm yếu nhất định, các cầu thủ không thi đấu ở vị trí sở trường thì cũng chỉ có thể hoàn thành trận đấu ở mức tròn vai và việc thay đổi vị trí thường chỉ hỗ trợ cho những trận đấu cần đến tính bất ngờ. Có thể thấy một bằng chứng đơn giản là mùa giải này Pep đã thử nghiệm hai sơ đồ 4-3-3 và 3-4-3 đồng thời để một cầu thủ đảm nhận nhiều vị trí trong đó có cả vị trí thử nghiệm như Busquets đá trung vệ, do đó mùa bóng này Barcelona vấp phải quá nhiều trận hoà và nguy cơ tuột mất chiếc cúp Liga đã quá rõ ràng. Thật dễ dàng nhận ra được sự thiếu ổn định khi liên tục xoay vòng cầu thủ như hiện nay đặc biệt là ở hàng thủ.

Tuy vậy bất kì quyết định nào dù đúng hay sai, chúng ta đều cần thời gian để kiểm chứng và đã là thử nghiệm thật khó để thành công ngay từ thời điểm ban đầu được. Biết đâu mùa giải mới Pep sẽ mang đến một một phong cách hoàn toàn khác cho tiki-taka khi mà bất kì cá nhân nào cũng có thể thay thế ngay cả với Messi hay là Xavi. Trường hợp của Messi, chúng ta đã lờ mờ nhận ra một con bài đóng thế chuyên dụng là Alexis Sanchez rồi đấy thôi.
 

xtien86

Mầm non xã
Đầu quân
14/5/11
Bài viết
2
Được thích
0
Điểm
1
Tuổi
37
Barça đồng
0
Thử nghiệm Busquet đá trung vệ từ lâu rùi còn giề? CK C1 2008/2009 Busquet cũng đá trung vệ đấy thôi. Có điều đây là thwr nghiệm ko thành công. Anh này trong mấy năm nay cũng hay đc xếp đá trung vệ nhưng chỉ tròn vai là cùng. Nhìn chung ko thích hợp làm trung vệ lắm. Tiền vệ trụ thì đá còn được
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
"Pep-team" - những điểm nhấn trong phòng ngự

"Barcelona". Chỉ cần nhắc đến chừng ấy thôi là người ta liên tưởng ngay đến "đặc sản" tấn công của đội bóng này. Trước đây, đội bóng xứ Catalan nổi tiếng với triết lý "ghi bàn nhiều hơn đối phương", nhưng dưới triều đại của Pep Guardiola, dường như mọi thứ đã đổi khác. Barcelona vẫn là một trong những đội bóng ghi nhiều bàn thắng nhất ở mọi giải đấu, và thật kỳ lạ, họ cũng là đội thủng lưới ít nhất. Vậy đâu là điểm nhấn trong hệ thống phòng ngự của "Pep-team"?

1. Đội hình dâng cao khi đồng đội để mất bóng:

scaled.php

Khi đang tổ chức tấn công, điều tối kỵ là để mất bóng, bởi đối phương có thể tận dụng để phản công nhanh. Nhưng khi đối thủ là Barcelona, mọi chuyện không hề đơn giản như vậy. Ngay sau khi mất bóng, các cầu thủ Barcelona lập tức tổ chức vây ráp và gây áp lực lên đối phương. Cơ sở của quá trình chuyển đổi nhanh chóng này được áp dụng dựa trên nguyên tắc: bất kỳ cầu thủ nào cũng phải tham gia phòng ngự, kể cả các tiền đạo. Một nguyên tắc quan trọng khác, đó là khoảng cách giữa các cầu thủ tham gia tấn công phải là tối thiểu, cho phép việc chuyển đổi đội hình từ tấn công sang phòng ngự được triển khai một cách nhanh chóng nhất.

Đội hình chiến thuật của Barcelona là tập hợp của những tam giác ảo. Khi đối thủ cướp được bóng, ngay lập tức những "ngõ ngách" đều đã bị những chiếc áo Xanh - Đỏ bịt kín. Vì thế việc tổ chức tấn công nhanh gần như bị phá sản, và họ buộc phải chuyền bóng ngược trở về cho đồng đội. Đôi khi áp lực của "tam giác ảo" bên phía Barca quá lớn và bất ngờ, đối phương dễ bị cướp mất bóng, và ngay lập tức Barcelona chuyển sang thế tấn công. Đã không ít lần đội bóng xứ Catalan đã ghi được bàn thắng quan trọng từ những tình huống như vậy.

2. Đội hình dâng cao khi đối phương bắt đầu tổ chức tấn công:

scaled.php

Điều này nghe qua có vẻ hơi kì quặc, nhưng đó lại là đặc sản của Barcelona. Ngay khi đối phương bắt đầu tổ chức tấn công, các cầu thủ Barca "dồn ép" đối thủ về sân nhà của họ, càng xa khung thành của Valdes càng tốt. Messi ngay lập tức chạy về phía trước, nơi có hai trung vệ của đối phương án ngữ, khiến cho đối thủ buộc phải chuyền sang hai bên cánh, nơi mà Pedro và Villa, và giờ là Sanchez đang chờ sẵn. Xavi và Iniesta sẽ chơi gần trung tâm hơn, để sẵn sàng ngăn chặn một cuộc tấn công trực diện. Iniesta đôi khi được đẩy lên cao phía trước để gây sức ép lên đối thủ, và khi đó Busquets sẽ trám vào vị trí mà đàn anh để lại. Kết quả là các cầu thủ đối phương khi nhận bóng sẽ không có được tư thế và khoảng không gian thoải mái để đưa ra những phương án xử lý đúng đắn nhất..
Cùng thời điểm đó, những hậu vệ cánh như Alves, Abidal đã sẵn sàng băng lên nếu đối phương lựa chọn phương án tấn công từ hai bên sườn. Hai trung vệ cùng với sự hỗ trợ của tiền vệ phòng ngự, luôn phải sẵn sàng đối chọi với những đường chuyền dài.

Việc hàng thủ dâng cao khiến áp lực lên khung thành của Valdes được giảm đi đáng kể, và nếu có những sai lầm trong hệ thống phòng ngự của Barca, thì các đồng đội của họ cũng có đủ thời gian và không gian để sửa chữa.

3. Sơ đồ 4-1-4-1 & bám sát khu vực trung tâm:

scaled.php

Trong những tình huống bị đối phương dồn ép thực sự, Pep đã chuẩn bị sẵn phương án cho các học trò ứng phó: hệ thống 4-1-4-1 với số lượng lớn cầu thủ tập trung gần vòng tròn trung tâm. Cả hai đội với gần 20 cầu thủ, trong khi chỉ có 25 đến 30 mét để "tung hoành".
Tiền vệ phòng ngự (Busquets) khi đó sẽ chơi như một libero, và án ngữ ở ngay chính giữa sơ đồ chiến thuật. Nếu đối phương vượt qua khu vực trung tâm, đây sẽ là mắt xích quan trọng nhất. Các hậu vệ dâng rất cao, để đảm bảo mối liên kết chặt chẽ với tuyến trên và ngăn chặn kịp thời các cuộc tấn công từ bên cánh.

4. Những cầu thủ phòng ngự đa năng và kỹ thuật:

Barcelona là đội bóng đa năng bậc nhất trong thế giới bóng đá. Nếu như Messi, Fabregas, Pedro,... sẵn sàng đảm nhận cả nhiệm vụ ghi bàn lẫn điều phối bóng, thì Puyol, Alves, Abidal, Pique,... cũng có thể chơi ít nhất hai vị trí khi cần thiết, tùy theo tính chất của trận đấu. Sở hữu những hậu vệ đa năng như vậy, Barca không những có thể tấn công rất đa dạng, mà họ còn bọc lót với nhau rất tốt.
Thể hình của các hậu vệ mà Pep có trong tay không thực sự tốt, nếu không muốn nói là kém xa so với các đối thủ. Nhưng bù lại, đó là những hậu vệ sở hữu kỹ thuật tuyệt vời. Nhờ vậy, trong những tình huống khó khăn, họ sẵn sàng sử dụng kỹ thuật của mình để gây bất ngờ cho đối thủ. Khi tấn công, Barcelona thường xuyên có mặt hai hậu vệ trên phần sân nhà, nhưng dâng khá cao. Khi đó họ còn nhận nhiệm vụ điều phối bóng để kéo dãn đội hình đối phương. Nếu không sở hữu kỹ thuật tốt, đó sẽ là con dao hai lưỡi nếu để đối phương cướp được bóng, và hậu quả sẽ thực sự khôn lường.

Tấn công là cách tốt nhất để phòng ngự, và Barcelona đã nâng tầm nó lên thành nghệ thuật - "nghệ thuật phòng ngự kiểu Barca".
 

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
Thử nghiệm Busquet đá trung vệ từ lâu rùi còn giề? CK C1 2008/2009 Busquet cũng đá trung vệ đấy thôi. Có điều đây là thwr nghiệm ko thành công. Anh này trong mấy năm nay cũng hay đc xếp đá trung vệ nhưng chỉ tròn vai là cùng. Nhìn chung ko thích hợp làm trung vệ lắm. Tiền vệ trụ thì đá còn được

Mình nhớ không lầm trong trận chung kết Champions League 08/09, chính Yaya Toure mới là người được xắp sếp đá trung vệ. Thử nghiệm một cầu thủ trẻ như Busi trong hoàn cảnh mà Barcelona bị đánh giá yếu hơn tại vị trí phòng ngự liệu có phải là một quyết định quá liều lĩnh của Pep?
 

Xavi_Laudrup

Tiền vệ FCBSG Drink
Đầu quân
11/6/11
Bài viết
116
Được thích
0
Điểm
16
Nơi ở
Đồng Tháp
Barça đồng
0
mình xin góp vài ý kiến chủ quan như sau:
Đặc trưng của lối đá Barca là luôn hỗ trợ đồng đội ( trong cả tấn công và phòng ngư):
+Tấn công: là di chuyển lại gần nhau để đồng đội dễ chuyền bóng,và nếu mất bóng thì cũng dễ lấy bóng hơn(vì họ đã bao vây đối thủ),trong lúc họ di chuyển lại gần nhau,lại gần cầu thủ có bóng thì tự khắc nó tạo thành 1 tam giác hay tứ giác gì đó,họ không cố tình hay máy móc tạo ra cái tam giác đó,mà là khi họ di chuyển vào vị trí thuận lợi nhất để đồng chuyền bóng,thuận lợi nhất để giữ bóng,thuận lợi nhất để bật tường thì nó tự nhiên xuất hiện cái tam giác đó và đó cũng là mô hình tối ưu để giữ bóng(cũng như khi ta chơi bắt khỉ với bóng,mô hình tối ưu để tránh mất bóng là tam giác hay tứ giác).Tam giác là so với vị trí của đối phương ở trong tam giác đó,và thường là có 1 đối thủ trong tam giác đó,họ di chuyển để chia cắt hàng phòng ngự đối phương và tự tạo 1 cái tam giác để chia cắt hàng phòng ngự đối phương,nhốt cầu thủ đối phương trong cái tam giác của mình,khi đối phương có người hỗ trợ,tự khắc sẽ có 1 tam giác khác xuất hiện,để lại nhốt 1 cầu thủ đối phương trong đó .
trong khi những cầu thủ khác chạy lại gần người có bóng để hổ trợ,thì các cầu thủ phòng ngự của đối phương cũng phải bám sát theo,tự nhiên nó sẽ xuất hiện lỗ hổng ở sau lưng cầu thủ phòng ngự đối phương,lúc đó các cầu thủ ở cánh hay tuyến sau sẽ dâng lên để tìm khoảng trống.Nếu cầu thủ đang giữ bóng có đủ khoảng trống quan sát,thì sẽ lập tức chuyền vào khoảng trống đó,nếu anh ta không có đủ khoảng trống,thì các cầu thủ Barca sẽ đập tường bật nhả 1-2 hoặc chuyền về sau để cầu thủ nào có đủ khoảng trống sẽ nhận bóng và chuyền.
1 điểm đặc biệt ở Xavi để anh trở thành nhà kiến tạo hàng đầu là anh có giác quan nhạy bén,và quan sát tình huống trước khi nhận bóng,do đó khi nhận bóng anh ta biết biết ngay tức khắc mình sẽ làm gì,còn những cầu thủ khác thì nhận bóng rồi mới quan sát,lúc đó đối thủ áp sát nhanh,nên chuyền bóng rất khó.
+ Phòng ngự cũng chỉ là hỗ trợ đồng đội,áp sát thật nhanh.tự cái tam giác ta lập khi nãy nó sẽ cô lập đối phương,và mau chóng lấy bóng,và trong vòng 6s nếu không lấy được bóng,thì thiết lập lại sơ đồ phòng ngự.các cầu thủ sẽ lùi về đúng vị trí của mình.
 
Sửa lần cuối:

Gió

Nông dân Chém Gió
Đầu quân
16/10/09
Bài viết
3,203
Được thích
20
Điểm
38
Barça đồng
0
[youtube]lGuaQ1khn2k[/youtube]

Một video về các tam giác phối hợp làm nên tiki-taka.
 

soonchee1

((= Mr. Youtube =))
Đầu quân
14/6/11
Bài viết
174
Được thích
2
Điểm
18
Tuổi
33
Barça đồng
0
Chiến thuật của Pep trận Getafe

3-4-3 đã kinh rồi giờ lại còn...

bao nhiêu tiền đạo thì mới đủ hả Pep:baifu_saoday:


[video=youtube;NNefwc3w7yA]http://www.youtube.com/watch?v=NNefwc3w7yA&feature=g-all-u&context=G26626aaFAAAAAAAAMAA[/video]
có ngày Pep sẽ đá đội hình với 5 tiền đạo, điều ko thể tương:baifu_bansung:
 

cheltea

Tiểu học xã
Đầu quân
10/3/12
Bài viết
15
Được thích
0
Điểm
1
Tuổi
33
Nơi ở
Nou Camp
Barça đồng
0
Chiến thuật của Pep trận Getafe

3-4-3 đã kinh rồi giờ lại còn...

bao nhiêu tiền đạo thì mới đủ hả Pep:baifu_saoday:


[video=youtube;NNefwc3w7yA]http://www.youtube.com/watch?v=NNefwc3w7yA&feature=g-all-u&context=G26626aaFAAAAAAAAMAA[/video]
có ngày Pep sẽ đá đội hình với 5 tiền đạo, điều ko thể tương:baifu_bansung:
em nghĩ nếu đá với 5 tiền đạo thì messi sẽ chơi lùi để làm bóng chứ không đá ngang hàng với 4 tiền đạo kia.
 

Barcafan

Juvenil B
Đầu quân
2/12/10
Bài viết
133
Được thích
0
Điểm
16
Barça đồng
0
Cái phân tích này cũng không đúng lắm đâu, trong sơ đồ xuất trận nó ghi thế này

-----Puyol--Mascherano--Adriano-----

------------Busquest----------------

------Xavi------------Iniesta-------
-------------Messi----------------

-----Pedro---Alexis---Cuenca------

Tức Messi đá hộ công như Ozil ở Real mà trong trận đấu đúng là vậy thật.
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
Vì không được bén mảng vào topic Bán kết lượt về nên tạm viết ở đây:

Chiến thuật nào trước Chel$ea?

Pep%20vs%20Di%20Matteo.jpg

1. Đội hình 3-4-3, đưa Pique trở lại đội hình:

Việc không ghi được bàn thắng trên sân khách khiến công việc cần làm của Barça tại Camp Nou chất cao như núi. Không chỉ cần được càng nhiều bàn thắng càng tốt, họ còn không được phép thủng lưới. Nếu chỉ cần Chel$ea ghi được 1 bàn, Barça cần ghi được 3 bàn. Khi Chel$ea sẽ tiếp tục mang chiếc Boeing tới Camp Nou, việc ghi được 3 bàn thắng (khi bị dẫn trước) chẳng khác nào chúng ta phải leo lên đỉnh Everest chỉ trong một ngày.

Vậy có vô lý không khi chỉ chơi với sơ đồ 3 hậu vệ. Không hề vô lý, thậm chí đó còn là đội hình giúp hệ thống phòng thủ của Barça chắc chắn hơn. Nếu Pep sử dụng Alves, Pique và Puyol cho hàng thủ. Puyol đá hơi lệch cánh trái để có thể tham gia hỗ trợ tấn công khi cần thiết. Vậy còn Mascherano? Không thể không sử dụng một trong những cầu thủ tắc bóng và khả năng đọc ý đồ của đối thủ tốt nhất mà Barça đang có. Hãy bố trí Mascherano chơi cao hơn Pique một chút, nhưng thấp hơn Busi. Việc này vừa đảm bảo việc hỗ trợ hàng thủ khi đội hình Barça dâng quá cao khi tấn công, vừa giúp Busi rảnh chân hơn trong việc phối hợp với Xavi, Iniesta trong việc khoan phá hệ thống bê tông của Chel$ea. Alves cũng đã có người trám chỗ nếu trong trường hợp anh lên tham gia tấn công mà chưa về kịp.

Mấy trận gần đây Pep không sử dụng Pique, không hiểu vì chấn thương hay ông có ý đồ gì khác. Nhưng Pique cần trở lại ở trận đấu này, trong đội hình xuất phát, là hết sức cần thiết. Hàng thủ của Barça chỉ có Pique đủ chiều cao để không chiến với Drogba (hoặc Torres). Đó sẽ là mắt xích không thể thiếu để hạn chế sức mạnh phản công của Chelsea. Ngoài ra anh và Puyol còn có thể gây bất ngờ trong những pha phạt góc (nếu có) của Barça.

2. Hãy sử dụng Cuenca:

Có lẽ nhiều người sẽ cho rằng có thể sẽ là một sai lầm nữa của Pep nếu Cuenca được sử dụng. Bài học Tello trong trận El Clasico đã là quá đủ. Nhưng Chelsea khác Real. Đối với Real, chúng ta cần các nhân tố kinh nghiệm hơn; còn đối với Chelsea, chúng ta cần những nhân tố có thể gây đột biến.

Có thể Cesc sẽ được đá chính từ đầu, khi đó Iniesta sẽ đá như một tiền đạo trái. Nhưng nếu trận đấu đi vào bế tắc, đừng ngại ngần sử dụng Cuenca. Khi đó Iniesta sẽ lùi về đá cặp cùng Xavi để tận dụng sự ăn ý của bộ đôi này. Những pha đi bóng "theo bài" của Cuenca đôi khi tưởng như vô hại, nhưng nó lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Hàng thủ của Chelsea sẽ bị kéo dãn với những pha đột kích từ cánh trái (hoặc phải), từ Cuenca. Tiếp đến là những pha căng ngang vào trong cho Messi, Alexis dứt điểm. Nếu để ý thì thấy rõ Cuenca là cầu thủ tạt cánh tốt nhất hiện nay mà chúng ta đang sở hữu. Đó là những pha căng ngang có độ chính xác cao, vừa tầm và rất hợp với thể hình của các cầu thủ Barça.

3. Hãy tận dụng tốt những pha bóng chết:

Đó là phương thức hữu hiệu nhất khi thế trận lâm vào thế bế tắc. Thực tế cho thấy 2 trận đấu gần nhất, chúng ta được hưởng không ít những quả phạt góc, hoặc những pha sút phạt ở cự ly đẹp. Nhưng Messi, Xavi, Alves đều không thể tận dụng được. Hãy chắt chiu cơ hội, bởi đó có thể là lời giải đối với chiếc boeing mang nhãn hiệu "Chel$ea".

4. Sử dụng nhiều những biện pháp khoan phá bằng kỹ thuật:

Việc sử dụng đội hình quá thấp của Chelsea sẽ khiến những pha ban bật trong phạm vi hẹp của Barça trở nên khó khăn hơn. Đó là điều đã xảy ra trong trận Bán kết lượt đi, và cả trận El Clasico cuối tuần qua. Vậy thì hãy tích cực đột phá hơn. Nghe thì có vẻ hơi vô lý, nhưng với tần suất bị dồn ép và bị khoấy đảo liên tục, hàng thủ của Chel$ea sẽ rối loạn. Chỉ cần 1 lần thành công, cơ hội sẽ mở ra với Barça. Ngoài Messi, chúng ta còn có thể đặt niềm tin vào Iniesta, Alexis và cả Alves nữa.

5. Nên nhớ rằng chúng ta chỉ cần 1 bàn thắng:

Đừng quá nóng vội. Bài học trước Real vẫn còn đó. Khi Alexis vừa ghi bàn, chỉ cần 1 bàn thắng nữa là Barça sẽ giành chiến thắng. Nhưng việc dâng đội hình quá cao khiến chúng ta hở sườn, và bàn thắng của Ronaldo chính là một nhát dao chí mạng. Trong 90', chúng ta chỉ cần 1 bàn thắng, để ít nhất có thể đưa trận đấu về 2 hiệp phụ. Đừng chỉ tập trung tất cả cho mặt trận tấn công trong 60' đầu. Nếu sau đó vẫn chưa có bàn thắng, lúc này chúng ta mới cần mạo hiểm với những phương án tiếp cận khác. Không được Chelsea ghi bàn là điều kiện tiên quyết cho những hi vọng về đêm Munich tháng 5 tới.

Dù sao mọi thứ chỉ là dự đoán. Diễn biến trên sân đôi khi có thể thay đổi chóng mặt, chỉ sau một khoảnh khắc. Niềm tin dành cho Pep và các cầu thủ sẽ không bao giờ vơi cạn. Khi xưa Pep từng thua Di Matteo với tư cách cầu thủ, nhưng thắng lại một cách tưng bừng trong trận lượt về sau đó tại Camp Nou. Lịch sử có vẻ như sẽ lặp lại với hai con người này, cũng tại Camp Nou!!!

P.S: Hi vọng Pep sẽ sử dụng đội hình này:
Valdes
Alves - Pique - Puyol
Mascherano - Busquets
Xavi - Iniesta
Alexis - Messi - Cuenca​

Bài viết trên trang chủ: Chiến thuật nào trước Chelsea?
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Chủ đề mới nhất

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top