Cảm nhận về nhân vật trong truyện của Kim Dung

lovebaxa

Cựu Cán bộ phòng Lịch sử
Cán bộ Xã
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
2,546
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
HÀ ĐÔNG
Barça đồng
0
Riêng về truyện của 2 lão này thì chỉ cần dùng 1 câu: Truyện của lão Cổ thì rất kim, còn truyện của lão Kim thì quá cổ :)) .

Minh béo đã nói khá đúng về 2 lão này. Ai mới đọc thì cũng đều công nhận là truyện của Kim Dung hay, giàu triết lý, ... nhưng nếu đọc đi đọc lại mới thấy truyện Cổ Long giàu tính triết lý hơn. Ngôn từ của Cổ Long ngắn gọn nhưng súc tích chứ không như lão Kim giỏi chém gió, nhiều lúc đọc thấy quá lan man (thế nên truyện nào cũng dài). Truyện của Cổ gần gũi với cuộc sống hơn, hiện thực hơn và cũng hiện đại hơn. Còn truyện của lão Kim thì không thật, đọc thấy cứ như các truyền thuyết ấy, mô tả cuộc sống dưới trần gian nhưng nhân vật như đang ở trên thiên đường =))

Về bố cục thì thực sự là Kim Dung giỏi về xây dựng bố cục hơn. Tuy nhiên đấy là bố cục đại cương. Còn về bố cục chi tiết thì do lão Kim viết quá dông dài nên dẫn đến lan man, rồi dẫn đến nhiều sai sót mà sau này do bạn đọc ý kiến nhiều thì Kim Dung mới biết và phải chỉnh sửa rất nhiều lần cho hoàn thiện. Còn lão Cổ thì có bố cục chi tiết rất tốt nên truyện rất hấp dẫn và kịch tính, đọc đến hồi cuối mới có thể biết được kết quả. Chỉ có điều cuộc sống của lão khác so với lão Kim. Cổ phải lo bon chen cơm áo gạo tiền chứ không thong dong, giàu có như Kim nên không có điều kiện chăm lo cho các tác phẩm của mình, không có thời gian để viết truyện chứ chưa nói đến việc chỉnh sửa. Đang giai đoạn văn phong lên tầm cao thì lão lại lâm bệnh nặng (ung thư gan do uống rượu như nước lã, giống như các nhân vật của lão) lại chịu sức ép về việc hoàn thành tác phẩm đúng hạn nên các tác phẩm của lão có đoạn kết không thật hấp dẫn.

Mình lấy ví dụ về việc Kim Dung mải sa đà, lan man trong việc phóng bút mà không chú ý đến các chi tiết:
- Trong Tiếu ngạo giang hồ bản lần đầu: hồi 43, Phí Bân - sư đệ của Tả Lãnh Thiền ở phái Tung Sơn đã bị Mạc Đại tiên sinh, chưởng môn phái Hành Sơn giết. Thế mà sau đó tên này vẫn sống dậy, làm cánh tay phải của Tả Lãnh Thiền để thực hiện dã tâm thống nhất 5 phái thành Ngũ nhạc kiếm phái. Sau rất nhiều lần chỉnh sửa, Kim Dung vẫn chưa biết mà phải nhờ bạn đọc góp ý thì đến lần chỉnh sửa mới nhất mới có biên tập.
- Trong Thiên Long Bát Bộ: ai cũng biết đoạn cuối truyện Kiều Phong ôm A Tử nhảy xuống vực của Nhạn Môn Quan. Kiều Phong lúc trước là bang chủ Cái bang nhưng trước khi chết vẫn chưa truyền võ công "Giáng long thập bát chưởng" và "Đả cẩu bổng pháp" cho bang chủ mới của Cái bang. Thời của Kiều Phong là Bắc Tống. Ấy thế mà trong trong truyện Anh hùng xạ điêu (thời Nam tống, tức là thời sau của Kiều Phong) thì bang chủ cái bang là Hồng thất công vẫn tinh thông 2 bộ võ công đó để truyền lại cho Quách Tĩnh và Hoàng Dung.

Còn rất nhiều chi tiết sai trong truyện Kim Dung nữa. Chủ yếu là do lão cố tình xây dựng truyện dựa vào yếu tố lịch sử rồi biến tấu đi, sử dụng quá mức tài văn chương bay bổng của mình đến mức lan man (kiểu viết dài thành dai, thành dại ;)) ) mà không có bố cục chi tiết truyện chuẩn mực. Truyện dài quá, cảm hứng dạt dào nên lời văn cứ thế tuôn ra mà không kiểm soát được bố cục và nhân vật.

Lục Tuyết Kỳ trong Tru tiên chứ có gì mà lão bảo tôi không biết. Riêng về nhân vật nữ, tôi đảm bảo có 2 nhân vật của Cổ Long cực hay mà không tay nào có thể khắc họa trong thế giới kiếm hiệp được như lão: Đệ nhất mỹ nhân Lâm Tiên Nhi trong "Đa tình kiếm khách vô tình kiếm" và Phong Tứ Nương trong "Tiêu thập nhất lang".
 
Sửa lần cuối:

minhBC

Đại gia Barçamania Việt Nam
Đầu quân
5/4/08
Bài viết
1,303
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
I don't know:lol:
Barça đồng
0
Lâm Tiên Nhi thực ra chỉ thuộc loại tỏ ra nguy hiểm thôi :)). Chỉ lợi dụng được đám ba ngơ như A Phi hoặc đám mới lớn háu gái. Chứ còn đám lọc lõi giang hồ thì chỉ coi như phương tiện giải tỏa sinh lý, "thoát tục" như Lý Tầm Hoan thì còn không để vào mắt :))
 

lovebaxa

Cựu Cán bộ phòng Lịch sử
Cán bộ Xã
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
2,546
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
HÀ ĐÔNG
Barça đồng
0
Nhưng anh thích cách lão Cổ xây dựng 1 nhân vật nữ hiện đại, cá tính, sống theo đúng bản năng, muốn thoát khỏi cái gông mà người phụ nữ xưa phải chịu đựng để vươn mình lên đứng bình đẳng với nam giới. Trước lão chưa ai sáng tạo ra được nhân vật nữ như thế. Chứ còn cái kiểu nhân vật nữ dịu dàng, trong sáng, băng thanh ngọc khiết có phần hơi ngu ngơ kiểu Tiểu Long Nữ hay Vương Ngữ Yên thì lão nào cũng phải có vài cô rồi :))
 

SirAlex007

Sứ giả của Quỷ đỏ
Đầu quân
29/5/11
Bài viết
1,909
Được thích
124
Điểm
63
Tuổi
35
Barça đồng
0
Một điểm nữa là các tác phẩm của Kim Dung chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhà Phật hơn Cổ Long, các bác để ý thấy nhân vật phản diện trong tác phẩm của Kim Dung ít khi phải chết mà toàn phải nhận trừng phạt hoặc tâm thần, các nhân vật chính diện cũng hay dùng võ công để áp chế đối thủ chứ ít khi giết người, những cái chết trong tác phẩm của Kim Dung đa số đều được bi kịch hóa, nhân vật cam chịu chết hoặc chết để giải thoát

Truyện của Cổ Long thì phũ hơn, thường xuyên đâm yết hầu thì có muốn sống cũng chả được :))
 

lovebaxa

Cựu Cán bộ phòng Lịch sử
Cán bộ Xã
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
2,546
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
HÀ ĐÔNG
Barça đồng
0
Dưới đây là cảm nhận của nhà văn Huỳnh Ngọc Chiến về 1 đoạn văn nhỏ của Cổ Long. Bình rất hay và đáng để suy ngẫm:

Nhân một câu văn của Cổ Long

“Bóng tối cùng sự yên tĩnh mênh mông đó, há chẳng phải là ân sủng mà trời cao ban tặng cho những cặp tình nhân? Tình yêu là một đóa hoa kỳ dị, không cần đến ánh nắng mặt trời, cũng không cần đến những giọt mưa, mà vẫn nở ra những cánh hoa diễm lệ trong bóng tối.”
這無邊的黑暗与靜寂,豈非正是上天對情人們的恩賜?愛情是一种奇异的花朵,它并不需要陽光,也不需要雨露,在黑暗中,它反而開放得更美麗。(Giá vô biên đích hắc ám dữ tĩnh tịch, khởi phi chính thị thượng thiên đối tình nhân môn đích ân tứ? Ái tình thị nhất chủng kỳ dị đích hoa đóa, tha tịnh bất nhu yếu dương quang, dã bất nhu yếu vũ lộ, tại hắc ám trung, tha phản nhi khai phóng đắc tiện mỹ lệ. -Tuyệt đại song kiêu, chương 124).


Bắt gặp một cuốn sách hay trong đống sách cũ bày bán sale off sẽ đem lại cho ta sự thích thú hơn là tìm thấy nó trong thư viện lớn. Tìm được một mạt vàng trên đống sỏi đá, có lẽ ta còn sung sướng hơn là tìm thấy được một viên kim cương trong tiệm kim hoàn. Đọc sách cũng vậy. Tình cờ đọc được một đoạn văn hay trong một tác phẩm bình thường của một nhà văn không đặc sắc, lắm khi ta lại thấy thích thú vô ngần. Chính sự bất ngờ đó đem lại niềm hứng thú. Đó cũng là cảm giác của tôi, khi đọc được đoạn văn trên trong Tuyệt đại song kiêu.
Trong tác phẩm này, một tác phẩm cũng bình thường như bao tác phẩm khác của mình, Cổ Long đã có nhiều câu văn mô tả về phụ nữ cực kỳ tinh tế. Từ tàn nhẫn đến thiết tha, từ ngộ nghĩnh đến chua cay. Song chính đoạn văn trên, theo cảm nhận của riêng tôi, mới thực sự là diệu bút.
Thiết Tâm Lan yêu thiết tha Tiểu Ngư Nhi vì tình, song chỉ yêu Hoa Vô Khuyết vì nghĩa. Trong trận đấu quyết định một mất một còn mang tính định mệnh giữa Hoa Vô Khuyết và Tiểu Ngư Nhi, Thiết Tâm Lan đã chủ động tìm đến Hoa Vô Khuyết để yêu cầu vị truyền nhân duy nhất của Di Hoa Cung này đừng giết Tiểu Ngư Nhi, và điều đó có nghĩa là y phải chết! Chính bản thân Thiết Tâm Lan cũng quyết định dùng cái chết để tạ lòng tri kỷ. Vì Thiết Tâm Lan và Hoa Vô Khuyết, mà Cổ Long đột nhiên đã có một đoạn văn xuất thần.
Một người con gái, trong đêm khuya, khẩn cầu một người yêu mình phải chết để cứu một người mình yêu, rồi quyết định tự vẫn để tạ lòng tri kỷ, cũng là một chi tiết rung động lòng người. Bút lực Cổ Long không đủ sức để diễn đạt sự thăm thẳm của những diễn biến trong tâm hồn, khi con người, vì Tình Yêu, tự nguyện đối diện với Cái Chết bằng tất cả sự hân hoan và cay đắng, song cảnh tượng Thiết Tâm Lan nửa đêm tìm đến Hoa Vô Khuyết để thỉnh cầu và bày tỏ nỗi lòng cho nhau trong đêm khuya thật là cảm động.
Nói đến “màu tình yêu”, thì chắc hẳn người ta sẽ nghĩ đến bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ:

Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh


Có nhiều người bông đùa thường bảo “màu tình yêu” chính là “màu thời gian tím ngát” đó. Mà màu tím lại là “màu nho”, theo cách nói lái tinh nghịch của người dân xứ Quảng!
Còn Cổ Long lại như muốn đồng hóa tình yêu với bóng tối! Người ta thường nói bóng tối đồng nghĩa với tội lỗi. Song với Cổ Long lại khác.
“Bóng tối cùng sự yên tĩnh mênh mông đó, há chẳng phải là ân sủng mà trời cao ban tặng cho những cặp tình nhân? Tình yêu là một đóa hoa kỳ dị, không cần đến ánh nắng mặt trời, cũng không cần đến những giọt mưa, mà vẫn nở ra những cánh hoa diễm lệ trong bóng tối.”
Người cầm bút, trong những phút linh cầu, đôi khi viết được những câu văn xuất thần, mà bản thân họ cũng không ngờ tới. Chỉ với câu văn này, Cổ Long như muốn vượt ra khỏi dòng văn chương võ hiệp truyền thống. Song đáng tiếc đó chỉ là cái bước hụt hơi, vì dường như Cổ Long không đủ nội lực để đi tiếp!
Gérard de Nerval – nhà thơ kỳ diệu của nước Pháp, người đã sống cùng với tình yêu như là một điều huyền nhiệm - đã có một khổ thơ tinh tế:

C est peut-être la seule au monde
Dont le coeur au mien répondrait
Qui venant dans ma nuit profonde
D un seul regard l éclaircirait?
Em là người duy nhất trong đời
Mà trái tim hòa nhịp tim tôi
Em về trong bóng đêm thăm thẳm
Ánh mắt bừng lên nét rạng ngời.
(Une allée du Luxembourg)


Tôi muốn bạn đọc hiểu nghĩa “nuit profonde” (bóng đêm thăm thẳm) theo nghĩa bóng tối của những buổi hẹn hò. Để cảm nhận thêm sự mênh mông trong câu văn Cổ Long.
Và từ đó ta sẽ nghe ra sự đồng vọng mênh mông trong câu thơ Huy Cận

Bóng đêm toả không lấp niềm thương nhớ
Tình đi mau, sầu ở lại lâu dài
Ta đã để hồn tan trong tiếng thở
Kêu gọi người đưa tiễn nỗi tàn phai.
(“Bi ca”- Huy Cận)


Ngày mai, trong trận đấu Hoa Vô Khuyết sẽ tự nguyện chết để Tiểu Ngư Nhi được sống. Thiết Tâm Lan cũng sẽ chết theo Hoa Vô Khuyết. Họ tỏ tình với nhau trong đêm tối cuối cùng, và trong bóng tối, hai linh hồn sẽ hợp nhất, để tình yêu nở ra những cánh hoa kỳ dị. Họ muốn tìm đến nhau trong tình yêu và cõi chết. Câu văn lạ lùng của Cổ Long dành cho cặp tình nhân đó làm tôi đột nhiên nhớ lại câu văn tuyệt diệu của Novalis, nhà thơ lãng mạn Đức, được các nhà phê bình đánh giá là thuộc số ít nhà thơ biết được “sự huyền bí của tình yêu”, (le mystère de l Amour ).

"L’union conclue aussi pour la mort, ce sont des noces qui nous donnent une compagne pour la Nuit. Dans la mort est l’amour le plus doux ; la mort est pour qui aime une nuit nuptiale: un secret de mystères très doux."


Tôi xin dịch trên tinh thần mở rộng câu văn của Cổ Long:

“Sự hợp nhất đó cũng là để kết thúc trong cõi chết. Đó là những cuộc hôn phối đem lại cho chúng ta một người bạn nữ đồng hành trên đường về Đêm Tối. Trong cõi chết kia vẫn tồn tại một tình yêu dịu ngọt nhất trên đời. Đối với kẻ đang yêu thì cái chết là đêm tối của cuộc hôn phối: đó là sự bí ẩn của điều huyền mật dịu dàng”.


Có những bản nhạc như Senenade của F. Schubert, có những câu thơ như ‘Bi ca” của Huy Cận, ta chỉ có thể cảm thụ được chiều sâu của nó trong bóng đêm yên tĩnh. Bóng tối sẽ khép lại ngoại cảnh để mở rộng con đường đi vào nội tâm, khiến tình cảm con người mênh mông hơn nhiều lắm. Và câu văn của Novalis cũng như của Cổ Long ta cũng nên cảm nhận trong cái “bóng đêm thăm thẳm” của Nerval!
 

lovebaxa

Cựu Cán bộ phòng Lịch sử
Cán bộ Xã
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
2,546
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
HÀ ĐÔNG
Barça đồng
0
[MENTION=2534]minhBC[/MENTION] : mua được bộ Đa tình chưa? Nếu có qua nhà sách nào thì hỏi hộ anh bộ "Thẩm Thăng Y truyền kỳ hệ liệt" gồm 12 hay 15 cuốn nhé. Đọc trên mạng bị thiếu mất mấy cuốn chưa có ebook
 

minhBC

Đại gia Barçamania Việt Nam
Đầu quân
5/4/08
Bài viết
1,303
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
I don't know:lol:
Barça đồng
0
Em mới qua Fahasa thôi, không thấy. Chưa có thời gian đi chỗ khác
 

lovebaxa

Cựu Cán bộ phòng Lịch sử
Cán bộ Xã
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
2,546
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
HÀ ĐÔNG
Barça đồng
0
Đi nhà sách nào thì nhớ hỏi hộ anh bộ kia nhé. Tìm trên mạng không thấy đâu bán cả. Có bọn Vì Dân gì đó rao giá sốc 123k cả bộ, gọi thì bảo hết. Bố tiên sư chúng nó chém kinh quá.
 

lovebaxa

Cựu Cán bộ phòng Lịch sử
Cán bộ Xã
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
2,546
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
HÀ ĐÔNG
Barça đồng
0
Lượn qua các trang kiếm hiệp hiện nay thấy có nhiều truyện giả Kim Dung và giả Cổ Long quá. Vì vậy mình mạn phép làm list truyện của 2 lão này cho anh em nào mới đọc biết được mà tránh mấy cái truyện giả vớ vẩn kia đi.

- Kim Dung: có 14 bộ và 1 truyện ngắn. Do truyện Kim Dung hay dựa vào lịch sử để hư cấu theo nên mình phân loại theo mốc thời gian trong truyện cho dễ theo dõi.

1. Việt Nữ kiếm (Đông Chu liệt quốc): truyện ngắn.
2. Thiên Long bát bộ (Bắc Tống)
3. Xạ điêu anh hùng truyện (Nam Tống)
4. Thần điêu hiệp lữ (Nam Tống)
5. Ỷ thiên Đồ long ký (Nguyên)
6. Tiếu ngạo giang hồ (Minh): truyện này không theo bối cảnh lịch sử nhưng Kim Dung thừa nhân là vào thời nhà Minh.
7. Bích huyết kiếm (Minh)
8. Lộc Đỉnh ký (Thanh – Khang Hy)
9. Uyên ương đao (Thanh - trước Thư kiếm ân cừu lục)
10. Thư kiếm ân cừu lục (Thanh – Càn Long)
11. Phi Hồ ngoại truyện (Thanh – Càn Long)
12 Tuyết sơn phi hồ (Thanh – Càn Long)
13. Liên Thành quyết (không rõ)
14. Bạch mã khiếu tây phong (không rõ)
15. Hiệp khách hành (không rõ)

14 bộ của Kim Dung có thể nhớ theo 2 câu thơ mà mình từng post ở bài trước (mỗi chữ trong bài thơ tương ứng với chữ đầu tiên trong 1 truyện):

Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc
Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên


Những bộ nổi tiếng nhất của Kim Dung mà nhiều người biết đến và được đọc nhiều nhất (cũng là những bộ dài) là: Thiên Long bát bộ, Tiếu ngạo giang hồ, Xạ điêu anh hùng truyện, Thần điêu hiệp lữ, Ỷ Thiên Đồ Long ký và Lộc Đỉnh ký.

- Cổ Long: có 69 tác phẩm. Mình xếp theo năm sáng tác và chia theo từng giai đoạn.

+ Giai đoạn đầu: Truyện vẫn đi theo lối kiếm hiệp truyền thống. Đây là giai đoạn viết chỉ để kiếm sống nên giá trị tác phẩm không cao.

1960 - Thương Cùng Thần Kiếm
1960 - Nguyệt Dị Tinh Tà
1960 - Kiếm Khí Thư Hương (tên khác: Ðoạn Kiếm Thù) [Mặc Dư Sinh viết tiếp truyện]
1960 - Tương Phi Kiếm (Kim Kiếm Tàn Cốt Lệnh)
1960 - Kiếm Ðộc Mai Hương [Thượng Quan Ðỉnh viết tiếp truyện]
1960 - Cô Tinh Truyện
1961 - Thất Hồn Dẫn
1961 - Du Hiệp Lục
1962 - Hộ Hoa Linh (Bất Tử Thần Long)
1962 - Thái Hoàn Khúc
1962 - Tàn Kim Khuyết Ngọc
1963 - Phiêu Hương Kiếm Vũ (Phiêu Phong Kiếm Vũ)
1963 - Kiếm Huyền Lục
1963 - Kiếm Khách Hành (Thiên Phật Quyền)
1964 - Cán Hoa Tẩy Kiếm Lục (Ân Thù Kiếm Lục)
1964 - Tình Nhân Tiễn (Xuyên Tâm Lệnh)

+ Giai đoạn giữa: bắt đầu tìm kiếm những điều mới mẻ trong sáng tác, vượt ra những khuôn phép tiểu thuyết võ hiệp truyền thống để sáng tạo ra một phong cách cho riêng mình.

1965 - Ðại Kỳ Anh Hùng Truyện (Thiết Huyết Ðại Kỳ)
1965 - Võ Lâm Ngoại Sử (Võ Lâm Tuyệt Ðịa)
1966 - Danh Kiếm Phong Lưu (Huyết Sử Võ Lâm) [Kiều Kỳ viết tiếp truyện]
1967 - Tuyệt Ðại Song Kiêu (Giang Hồ Thập Ác & Tuyệt Ðại Song Hùng)

+ Giai đoạn cuối: giai đoạn đỉnh cao của Cổ Long.

Sở Lưu Hương Truyền Kỳ (Thiết Huyết Truyền Kỳ)
1968 - Huyết Hải Phiêu Hương
1969 - Ðại Sa Mạc
1970 - Họa Mi Ðiểu
Ba tập trên được dịch ra tiếng Việt, ghép làm một gọi chung là Long Hổ Phong Vân

Sở Lưu Hương các phần tiếp gồm:
1970 - Quỷ Luyến Hiệp Tình
1971 - Biển Bức Truyền Kỳ (Lưu Hương Ðạo Soái)
1972 - Ðào Hoa Truyền Kỳ
1978 - Tân Nguyệt Truyền Kỳ
1979 - Ngọ Dạ Lan Hoa

1970 - Ða Tình Kiếm Khách Vô Tình Kiếm (hay còn có tên khác là Phong Vân Ðệ Nhất Ðao). Bản dịch tiếng Việt tách làm 2 phần là Tiểu Lý Phi Ðao & Huyết Tâm Lệnh.

1974 - Cửu Nguyệt Ưng Phi
1975 - Thiên Nhai Minh Nguyệt Ðao
1976 - Biên Thành Lãng Tử
1983 - Biên Thành Ðao Thanh [Ðinh Tình viết tiếp truyện]

1971 - Hoan Lạc Anh Hùng (Giang Hồ Tứ Quái)
1971 - Ðại Nhân Vật (Cát Bụi Giang Hồ)
1973 - Lưu Tinh Hồ Ðiệp Kiếm

1973 - Tiêu Thập Nhất Lang (Tuyệt Tình Nương)
1976 - Hỏa Tính Tiêu Thập Nhất Lang

1975 - Thất Sát Thủ
1975 - Kiếm Hoa Yên Vũ Giang Nam
1975 - Tuyệt Bất Ðệ Ðầu [tiểu thuyết cận đại]
1975 – Tam thiếu gia đích kiếm (Yến Thập Tam)

Thất Chủng Binh Khí:
1974 - Trường Sinh Kiếm, Bích Ngọc Ðao, Khổng Tước Linh, Ða Tình Hoàn
1975 - Bá Vương Thương
1978 - Ly Biệt Câu
1976 - Quyền Đầu

Lục Tiểu Phụng Truyền Kỳ:
1976 - Lục Tiểu Phụng (Kim Bằng vương triều)
1976 - Tú Hoa Ðại Ðạo (Phượng Gáy Trời Nam)
1976 - Quyết Chiến Tiền Hậu (Tiền Chiến Hậu Chiến)
1977 - Ngân Câu Ðổ Phường
1977 - U Linh Sơn Trang
1978 - Phụng Vũ Cửu Thiên
1981 - Kiếm Thần Nhất Tiếu

1976 - Bạch Ngọc Lão Hổ
1981 - Bạch Ngọc Ðiêu Long [Trung Toái Mai viết tiếp truyện]

1976 - Huyết Anh Vũ (truyện kiếm hiệp pha kinh dị, nằm trong kế hoạch bộ 6 tác phẩm "Kinh hồn lục ký" của Cổ Long. Nhưng do giai đoạn này ông ốm nặng nên 6 tác phẩm còn lại ông nhương cho Hoàng Ưng viết)
1976 - Ðại Ðịa Phi Ưng (Sa Mạc Thần Ưng)
1977 - Viên Nguyệt Loan Ðao [Tư Mã Tử Yên viết hầu hết truyện]
1977 - Phi Ðao Hựu Kiến Phi Ðao
1977 - Bích Huyết Tẩy Ngân Thương
1978 - Anh Hùng Vô Lệ
1978 - Thất Tinh Long Vương
1980 - Phong linh trung đích đao thanh [Ðông Lâu viết tiếp truyện]
1982 - Nộ Kiếm Cuồng Hoa [Ðinh Tình viết tiếp]
1982 - Nhất Kiếm Phong Tình [Ðinh Tình viết tiếp]
1984 - Lạp Ưng, Ðổ Cục

Nên đọc truyện lão Cổ từ giai đoạn giữa (1965) trở đi.

- Những bộ nổi tiếng nhất đương nhiên là: Đa tình kiếm khách vô tình kiếm; Sở Lưu Hương truyên kỳ; Lục Tiểu Phụng hệ liệt.
- Những truyện liên quan đến đời sau Tiểu Lý Phi Đao (Cửu Nguyệt Ưng Phi, Thiên Nhai Minh Nguyệt Ðao, Biên Thành Lãng Tử, Biên Thành Ðao Thanh, Phi Ðao Hựu Kiến Phi Ðao).
- Thất Chủng Binh Khí: truyện kiểu triết lý, đọc phải suy ngẫm.
- Tuyệt Ðại Song Kiêu: Đấu trí hài hước, nhưng cũng có nhiều đoạn văn hay.
- Hoan Lạc Anh Hùng (Giang Hồ Tứ Quái): vui nhộn. Có nhân vật Quách Đại Lộ rất hay, mình yêu thích, cũng là 1 trong 3 nhân vật nam mà Cổ Long thích nhất.
- Ðại Ðịa Phi Ưng (Sa Mạc Thần Ưng) và Lạp Ưng, Ðổ Cục: trinh thám như Sở Lưu Hương và Lục Tiểu Phụng.
- Lưu Tinh Hồ Ðiệp Kiếm : dựa theo tác phẩm "Bố già" kinh điển.
- Tiêu Thập Nhất Lang và Hỏa Tính Tiêu Thập Nhất Lang: đầu tiên là Cổ Long viết kịch bản và dựng thành phim. Sau đó có thời gian mới biên tập lại thành truyện.
- Tuyệt Bất Ðệ Ðầu: tiểu thuyết cận đại.
- Bạch Ngọc Lão Hổ: khá hay nhưng kết thúc dở chừng, đang đọc các hồi trước rất hấp dẫn đến lúc đọc hồi cuối rất khó chịu ;))
- Huyết Anh Vũ: Truyện này lắt léo, kiểu trinh thám pha thêm chút kinh dị, hay nhưng kết cục buồn.
- Đại Nhân Vật: quyển này cốt truyện và cách viết rất độc đáo. Kết cục rất bất ngờ và nhiều suy nghĩ.
- Tam thiếu gia đích kiếm (Yến Thập Tam): đoạn đầu giới thiệu về 1 nhân vật nhưng truyện lại kể về 1 nhân vật khác :))
- Anh Hùng Vô Lệ: truyện khá hay nhưng kết thúc buồn.
- Mấy truyện thời kỳ giữa như: Ðại Kỳ Anh Hùng Truyện (Thiết Huyết Ðại Kỳ); Võ Lâm Ngoại Sử (Võ Lâm Tuyệt Ðịa); Danh Kiếm Phong Lưu (Huyết Sử Võ Lâm) cũng khá hay nhưng kết thúc truyện hơi kém. Dù vậy vẫn nên đọc vì tính chất lịch sử: 2 truyện đầu là những thế hệ trước của Sở Lưu Hương và Đa Tình Kiếm Khách Vô Tình Kiếm.
 

cobehalong

Barça B
Đầu quân
12/12/11
Bài viết
826
Được thích
23
Điểm
18
Tuổi
32
Barça đồng
242
Giờ mới biết Xã mình có mục này có bác nào vào chém tí với em hok :D
 

cobehalong

Barça B
Đầu quân
12/12/11
Bài viết
826
Được thích
23
Điểm
18
Tuổi
32
Barça đồng
242
[video=youtube;lVwh9ztu3xs]https://www.youtube.com/watch?v=lVwh9ztu3xs[/video]

tặng các bác video về nhân vật e thích nhất Kiều bang chủ :D
 

denpietrau

Chuyên gia chăn Dê, diệt Cu-lét
Đầu quân
23/7/07
Bài viết
13,344
Solutions
1
Được thích
569
Điểm
113
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
3,368
Rồi, ông Hạ Long bay này chắc toàn xem phim nên thích nhân vật Kiều Phong. Lão Kim Dung xây dựng hình tượng anh này anh hùng cái thế quá đến mức phản cảm. Ai đời bang chủ Cái bang đến lúc bần cùng đi đâu cũng vàng dắt đầy người. Oánh ai thì cứ rồng lượn vù vù là chó mèo chạy mất dép. Vừa giỏi võ, giỏi quản trị lại giỏi cả chính trị chính em. Một mặt vừa bình định Kim, dĩ hòa vi quý Liêu Tống lại leo đến cái chức thua mỗi anh vua Liêu. Anh Thăng Sài Gòn gọi Kiều Phong bằng sư phụ.

Đến cuối cùng bí kết thúc quá nghĩ ra chiêu rất Hàn Xẻng để vẹn toàn mọi rắc rối kịch bản đã viết là lao xuống vực tự tử vì tình. Chán, lão Kim Dung éo kịp để lại ADN cho bà con lưu giữ nên giờ một ông MMA gì đó đấm võ sư đàn cháu của Trương Tam Phong như đấm bị bông :cuoimim:. 10 giây, còn nhanh hơn đấm bốc.
 

beckenbia

Thành viên danh dự
Thành viên danh dự
Đầu quân
24/12/09
Bài viết
3,872
Được thích
50
Điểm
48
Tuổi
30
Nơi ở
Đà Nẵng
Barça đồng
123
[video=youtube_share;oifZu58NKEg]https://youtu.be/oifZu58NKEg[/video]​

Còn mình chỉ thích Dung nhi thôi ;))
 

cobehalong

Barça B
Đầu quân
12/12/11
Bài viết
826
Được thích
23
Điểm
18
Tuổi
32
Barça đồng
242
Bác trâu nói vậy là sai rồi truyện của Kim lão gia e cày chán chê rồi mới chuyển sang xem phim ,)) còn về đoạn Kiều Phong vàng bạc dắt đầy người chỉ có mỗi đoạn lúc ra Nhạn Môn Quan xem bút tích của cha thì gặp bọn quan nên lẻn vào ngân khố cướp vào trăm lạng bạc để nhậu thôi ;)) mà lão Kim này tả Kiều Phong uống rượu sao mà ngon thế e đọc cũng còn thèm :))

Còn nv nữ chính thì em thích Thánh Cô nhất,Dung nhi thì thích phiên bản Châu Tấn đóng hơn.
 

lovebaxa

Cựu Cán bộ phòng Lịch sử
Cán bộ Xã
Đầu quân
24/7/07
Bài viết
2,546
Được thích
1
Điểm
38
Nơi ở
HÀ ĐÔNG
Barça đồng
0
Lão mải mê xây dựng, hình tượng hóa nhân vật Kiều Phong (là nhân vật tâm đắc nhất của lão mà) nên quên xừ bố cục các truyện. Trước lúc chết, Kiều bang chủ còn chưa kịp truyền bí kíp Giáng Long thập bát chưởng, Đả cẩu bổng pháp cho đệ tử Cái bang. Ấy vậy mà thế hệ sau như Hồng Thất Công, Quách Tĩnh, Hoàng Dung vẫn có được mới tài =))
 
Sửa lần cuối:

beckenbia

Thành viên danh dự
Thành viên danh dự
Đầu quân
24/12/09
Bài viết
3,872
Được thích
50
Điểm
48
Tuổi
30
Nơi ở
Đà Nẵng
Barça đồng
123
Lão mải mê xây dựng, hình tượng hóa nhân vật Kiều Phong (là nhân vật tâm đắc nhất của lão mà) nên quên xừ bố cục các truyện. Trước lúc chết, Kiều bang chủ còn chưa kịp truyền bí kíp Giáng Long thập bát chưởng, Đả cẩu bổng pháp cho đệ tử Cái bang. Ấy vậy mà thế hệ sau như Hồng Thất Công, Quách Tĩnh, Hoàng Dung vẫn có được mới tài =))

Cũng sửa lại rồi mà anh Lớp;)).Truyền lại cho Hư Trúc trước khi nhảy núi mà. Công nhận Hư Trúc bá phết.

Còn nv nữ chính thì em thích Thánh Cô nhất,Dung nhi thì thích phiên bản Châu Tấn đóng hơn.

Công nhận Châu Tấn đóng quá xuất sắc, lột tả được sự tinh nghịch và lém lỉnh của Dung nhi. Cơ mà Lý Nhất Đồng xinh gái quá, tạo hình cũng rất ấn tượng ;)) . Riêng thánh cô thì chả mê vì thấy nhân vật đóng bản 2003 không đẹp :))
 

cobehalong

Barça B
Đầu quân
12/12/11
Bài viết
826
Được thích
23
Điểm
18
Tuổi
32
Barça đồng
242
Sao bác lại bảo bản 2001 hok đẹp Hứa Tịnh đóng Nhậm Doanh Doanh là đỉnh của đỉnh rồi cũng tựa tựa như Châu Tấn đóng Hoàng Dung :D vai diễn mà hok ai vượt qua đc.

Còn về vụ bố cục thì Kim Dung viết TLBB sau Xạ điêu tam bộ khúc mà nên hoàn toàn có thể hiểu đc.TLBB cũng là bộ e mê nhất hay kinh điển cày đi cày lại.Hư Trúc về cuối truyện thì bá đạo nhất rồi hơn cả Phong Dự.
 

beckenbia

Thành viên danh dự
Thành viên danh dự
Đầu quân
24/12/09
Bài viết
3,872
Được thích
50
Điểm
48
Tuổi
30
Nơi ở
Đà Nẵng
Barça đồng
123
Xem mấy kênh kiếm hiệp trên youtube thấy các huynh đài đều xếp Hư Trúc thứ 3 trong 3 người thôi. Phong huynh thì bá rồi, chỉ 1 lộ Hàng long thập bát chưởng (chưa thấy xài Đả cẩu bổng bao giờ) + kinh nghiệm chinh chiến + danh "thần võ" thì dù thua thiệt thế nào về nội công, ngoại công, khi đánh nhau vẫn thắng một chiêu nửa thức. Dự đệ thì Lục mạch thần kiếm chắc là bá nhất bộ truyện.

Lúc bé xem TLBB, TNGH, 3 bộ Xạ điêu thì chỉ nhớ mỗi nội dung AHXĐ và Dung nhi, như là khắc cốt ghi tâm rồi =)) . Sau này mới xem lại các bộ kia, nhưng mà vẫn không có cảm tình với Thánh cô lắm. Vẫn không thấm được vẻ đẹp của Nhậm Doanh Doanh :v À mà bản của Vu Chính mới đây lại mê mẩn Đông phương bất bại của Trần Kiều Ân mới khổ :v
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top