Kính mời người văn hóa có học lên cột mà sỉ vả người khác.
Công nhận chủ đề về MU khá phong phú. Chắc cũng vì đây là đội bóng được hâm mộ nhất ở Việt Nam và cũng được báo chí tô vẽ nhiều nhất nên đa phần người Việt Nam ta đều ít nhiều biết đến MU. Nói thẳng ra nhiều người là fan Barça thật đấy nhưng sự hiểu biết về Barça trong họ có khi không bằng góc nhỏ nếu họ kể về MU. Ví dụ như ở đây chẳng hạn
. Thế mới thấy sức thu hút của MU kể cả mặt yêu lẫn mặt ghét là rất lớn.
Để so sánh với Real Madrid hay Barça thì MU chắc chắn là thua. Nhưng cứ với tốc độ được hâm mộ và phát triển tốt như hiện tại cùng với chuyện sinh hoạt ở một nền bóng đá phát triển nhất nhì hành tinh thì MU trước sau gì cũng lọt vào hàng kinh điển của thế giới (về mặt chuyên môn).
Tôi thì chẳng thích gì ông Ferguson. Nhưng tôi công nhận ông ta là HLV rất giỏi. Cực kỳ giỏi là đằng khác. Ông ta đưa một đội bóng tầm trung của thế giới bước lên ngai vàng. Đưa MU hòa nhập lại đấu trường châu Âu từ đội chập chững như tân binh nhảy vèo lên vô địch. Ông ta quản các ngôi sao rất tốt. Chuyện quản sao này mới gọi là thú vị. Các ông sao to hẳn thì có chảnh mấy cứ nhét mấy câu khen là yên ngay. Nhưng mấy ông sao xẹt của MU năm đó tưởng mình là thánh và vương nên có nhét tiền, nịnh bợ đến mấy cũng rất phá phách. Đến khi vác xác ra khỏi MU mới vỡ ra năng lực thật sự thì tự đáy lòng là biết ơn Ferguson ngay.
So sánh thì cả đời không thể hết. Giờ ông ta đã nghỉ hưu nên thành tích ông ta mang lại và những câu chuyện trở thành huyền thoại chắc chắn được liệt vào hàng ngũ bất tử. Giờ ai nói ông giỏi mà sang giải A, giải B kiểu dân tình thách Pep hói đúng là trẻ trâu. Khác gì nói với ông A ông có giỏi sang làm chồng Ngọc Trinh thay vì làm chồng Hà Tăng xem ông thế nào
.
Về chuyện phong Sơ thì đó là quyền của họ. Nó tương tự chuyện dân ta phong anh Vinh sau khi anh mang lại chiếc huy chương vàng cho dân tộc. Nhưng bọn Hàn lại cười ta rằng thì là mà thế cũng được là anh hùng. Dân Anh có phong tục của họ và ta không quan tâm. Nhưng ép ta gọi tên Sir trước tên người đó thì tôi không thích. Nếu chơi kiểu đó sang học Việt Nam nhé. Cho các ông gọi gẫy lưỡi: Xin trân trọng giới thiệu đồng chí Ủy viên trung ương làng - Bí thứ thôn Hạ - Trưởng xóm khối Ba - Ủy viên hội đồng nhân dân phố - Anh hùng bắn ruồi 3 năm liên tiếp - Thạc sĩ rượu học - Nguyễn Văn C....
Chính vì ông Ferguson này rất rất giỏi nên chuyện hạ ông ta đến mức run bần bật đôi tay khiến nhiều người hả hê và chúng ta thì tự hào
(ta hâm mộ Barça nên tự hào dây máu ăn phần đấy, làm gì được nhau nào).
Có điều ông ta đã là quá khứ rồi. 2017-18 đã đến.
Nói như bác thế này thì ai phản bác được gì, quá hợp lý rồi.
Thực tế Sir Alex luôn thừa nhận Barca của Messi là đội bóng mạnh nhất ông từng được chứng kiến tức là ông gián tiếp đánh giá họ cao hơn những đội bóng vĩ đại khác trong lịch sử, điều này cũng phù hợp với quy luật phát triển của cuộc sống khi sóng sau phải đè sóng trước, tất nhiên nói thế ko có nghĩa là những nhà vô địch sau Barca 2009-2011 đều hay hơn đội Barca đó, kể cả Real hiện nay, Barca 2011 vẫn là một chuẩn mực cho đến khi nào một đội bóng vĩ đại khác xuất hiện làm được những gì tương tự họ đã làm, ko chỉ giành những danh hiệu mà đưa bóng đá lên 1 tầm cao mới, cũng giống như Milan của Sacchi là một chuẩn mực dài cho đến khi Barca của Pep xuất hiện và thay thế.
Tuy nhiên Sir Alex thua Barca chứ ko thua kém bất kỳ cá nhân nào của Barca cả bởi thành công của Barca nó là sự kết tinh của nhiều thế hệ, nhiều bộ não với IQ bóng đá cao ngất trong khi Sir Alex là hiện thân của chính MU trong thời kỳ mà ông dẫn dắt, ko có bất kỳ sự kế thừa nào.
Để nói về Sir Alex thì chúng ta ko bao giờ có thể nói hết được bởi ông quá giỏi nhưng mình sẽ đi vào 1 vài điểm chính để các bạn hiểu hơn về người đàn ông vĩ đại này.
Đầu tiên là về mặt chiến thuật, Sir Alex là người có tư duy chiến thuật tốt( hay có thể gọi là IQ bóng đá) nhưng lại ko phải là người có chiều sâu về chiến thuật, điều này xuất phát từ việc ông xuất thân từ 1 nền bóng đá lạc hậu về chiến thuật như Scotland( hay thậm chí cả UK nói chung), tất nhiên lạc hậu ở đây là so với những nền bóng đá tiên tiến như Ý-Đức-TBN. Trải qua nhiều năm huấn luyện đương nhiên Sir Alex cũng tích lũy được nhiều nhưng nó ko thể hình thành nên một hệ thống bài bản được, hơn nữa phương pháp huấn luyện của Sir Alex thì chiến thuật ko chiếm tỷ lệ lớn như nhiều HLV khác và sẽ được nói ở điều thứ 2 sau đây.
Thứ hai, về mặt phương pháp huấn luyện thì điểm mạnh nhất của Sir Alex nằm ở khâu quản trị con người, nói thì nghe đơn giản nhưng nó là sự tổng hòa của rất nhiều kiến thức khác nhau bởi con người là thực thể phức tạp nhất trên đời. Quản trị ở đây là hiểu rõ điểm mạnh yếu của từng người để sử dụng đúng vai trò và đạt hiệu quả cao nhất, biết cách để phát huy tối đa tiềm năng của họ và quan trọng hơn cả là biết cách để họ nghe lời mình. Để hiểu rõ một cầu thủ thì Sir Alex sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau trong đó có cả truyền thống của gia đình, tính cách thói quen của những người thân đương nhiên cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến 1 cá nhân, để bắt 1 cầu thủ phục tùng thì Sir Alex có rất nhiều chiêu trò, ân uy đủ cả, ngay cả những cơn tức giận tưởng chừng như là sự bột phát nó cũng đều đến từ sự tính toán của Sir Alex.
Về việc khai thác năng lực một cá nhân, Sir Alex thường ko đi sâu chi tiết về mặt chiến thuật nhưng ông luôn nắm bắt được trọng điểm của vấn đề để truyền đạt lại cho cầu thủ, giúp họ có được sự tự do thoải mái và sự tự chủ động hơn khi thi đấu. Tất nhiên bất kỳ phương pháp gì cũng đều có mặt lợi hại, khi đối đầu với các đối thủ yếu thì với năng lực vượt trội thì phương pháp này ổn nhưng khi đối đầu với những đối thủ mạnh thì sự thiếu chiều sâu về mặt chiến thuật thường khiến MU gặp khó khăn tuy nhiên như đã nói Sir Alex bù đắp điều đó bằng tinh thần chiến đấu của các cầu thủ, sức mạnh tinh thần đôi khi có thể san lấp khoảng cách lớn về chuyên môn nữa là lực lượng của MU có thể ko phải hàng top nhưng cũng ko cách quá xa hàng top là bao.
Thứ ba, khả năng dùng người của Sir Alex còn thể hiện qua việc ông tận dụng các trợ lý của mình, thực tế Sir Alex rất ít khi chỉ đạo trực tiếp trên sân tập mà ông giao hoàn toàn cho các trợ lý và chỉ đứng ngoài quan sát, điều này ko chỉ khiến ông nhàn hơn mà còn có cái nhìn bao quát và tổng thể hơn. Các trợ lý của SAF thường chỉ giỏi 1 mặt nào đó nhưng ông biết cách khai thác điểm mạnh của họ và giúp họ luôn nhận được sự phản hồi rất tốt của cầu thủ về năng lực chuyên môn, rất nhiều người đã có sự ảo tưởng về năng lực bản thân rồi tách ra làm riêng nhưng chưa có bất kỳ ai thành công.
Thứ tư, Sir Alex tận dụng mọi thứ có thể để chiến thắng dù đó là những thứ chả liên quan gì đến bóng đá, trước trận Aberdeen gặp Real ở chung kết C3 năm 1983, Sir Alex đã đến gặp HLV khi đó của Real là Di Stefano cùng 1 chai rượu với lòng thành kính hết mực về sự vĩ đại của Real, tạo cảm giác Aberdeen đã chấp nhận thua cuộc ngay từ trước khi đá. Đó chỉ là một ví dụ điển hình cho rất nhiều chiêu trò tâm lý mà Sir Alex áp dụng bên ngoài bóng đá mà truyền thông được sử dụng như một công cụ hữu hiệu.
Những điều trên giải thích vì sao rất hiếm cầu thủ MU rời đi có thể là chính mình ở đội bóng khác (trừ Ronaldo) và cho đến nay cho dù trải qua bao nhiêu thế hệ học trò thì chưa có ai nối nghiệp Sir Alex thành công, không giống như Sacchi có Ancelotti hay thánh Johan có PEP. Đơn giản là bởi phương pháp huấn luyện của Sir Alex nó là sự kết tinh của rất nhiều thứ chứ ko chỉ đơn thuần là IQ bóng đá truyền xuống như các HLV khác. Nó cũng giải thích tại sao Sir Alex có thể tồn tại trên đỉnh cao lâu như vậy ở một nghề vô cùng khắc nghiệt với áp lực rất lớn( đặc biệt ở MU thì áp lực truyền thông càng lớn) mà vẫn có thời gian dành cho các thú vui khác như rượu vang hay đua ngựa ( ông từng sở hữu những con ngựa đua riêng), cũng ko phải ngẫu nhiên ngày ông nghỉ hưu hàng loạt những tờ báo lớn nhất dù ko liên quan đến thể thao cũng đăng lên trang nhất, sau khi ông nghỉ hưu thì những trường đại học danh tiếng nhất dù ko liên quan đến thể thao đều mời ông về giảng dạy.
Với sự chân thành tôi nghĩ các bạn nên đọc những cuốn tự truyện của Sir Alex được xuất bản sau khi nghỉ hưu bởi nó sẽ giúp ích cho các bạn bất kể các bạn đang làm ngành nghề gì, những cuốn sách đó ko phải là màn PR cho Sir Alex chỉ toàn lời khen mà nó giống như sự tổng kết về sự nghiệp vĩ đại của ông, thành công có mà thất bại cũng có thậm chí còn có cả những sai lầm rất sơ đẳng, tuy nhiên một con người chỉ cần cứ 10 quyết định lớn đúng được 6 quyết định thì đã được coi là thành công rồi.