Hợp tác xã trà chanh
  1. C @ cylopsking: Trăm sự nhờ thầy valvede để mấy trận còn lại nhàn hơn tí
  2. Silver @ Silver: cứ như này loạt trận săp tới căng phêt đấy cac bac
  3. denpietrau @ denpietrau: Cả hàng hậu vệ được mỗi ông Kounde. Còn lại lỗi hết
  4. C @ cylopsking: Mất balde liệt hẳn cánh trái luôn. Gerrad tạt đần vãi
  5. Silver @ Silver: =))
  6. Silver @ Silver: ăn pen phut cuối nó mới kịch tính chứ
  7. Silver @ Silver: khéo lại tự đái vào chân trươc thềm loạt trận quan trọng
  8. Silver @ Silver: mấy trận này chệch choạc quá
  9. H @ Hạ Trắng: trận này Flick chủ quan quá
  10. H @ Hạ Trắng: tý đứt

Blaugranas

Sự ra đời của đội bóng FC Barcelona

Năm 1899, những điều bạn chưa biết về FC Barcelona

LOGO-110-PER-WEB.jpg
Tất cả những ai hâm mộ FC Barcelona đều biết rằng câu lạc bộ được thành lập vào 29/11/1899 với công sức của Joan Gamper. Joan Gamper - một người gốc Thuỵ Sĩ - đến sống tại Barcelona từ 1898 đã đăng một mẩu tin thông báo nhỏ trên tạp chí Los Deportes với nội dung tìm kiếm các cầu thủ để lập một đội bóng vào ngày 22/10/1898. Dưới đây là một số điều ít ai biết trong lịch sử 110 năm của câu lạc bộ. Những bí mật này được Manel Tomàs viết cho dịp kỷ niệm 110 năm.

♦ Trước khi FC Barcelona xuất hiện, tại Barcelona đã tồn tại một đội bóng mang tên là Sociedad Foot-Ball de Barcelona (SF Barcelona), đội bóng của người Anh. SF Barcelona mặc áo đỏ, quần trắng và chỉ chơi giao hữu tại Velodrome ở Bonanova. Họ không phải là đội bóng hợp pháp vì đã không đăng ký với chính quyền thành phố ngay từ đầu khi thành lập năm 1894. Với Việt Nam, SF Barcelona giống như đội bóng "phủi". Vào 25/3/1895, SF Barcelona chơi một trận giao hữu mừng lễ l’Agrupació de Torelló. Họ chia làm 2 đội và đội đỏ đã thắng 8-4.

♦ Vào thời điểm đó (1895), người Barcelona vẫn chưa biết đến bóng đá. Báo chí mô tả trò chơi này trực quan rằng: "Đó là môn thể thao mà bạn phải đưa trái bóng tròn vượt qua khung thành đối phương vốn được 1 cầu thủ đối phương bảo vệ".

♦ Tháng 10 năm 1899, tức là một tháng trước khi FC Barcelona thành lập, Joan Gamper là cầu thủ của đội bóng tạp chí Los Deportes. Đội bóng mặc chiếc áo đen kẻ màu rượu nho gần giống màu áo Barça hiện nay.

♦ Manuel Solé, ông chủ của Gimnàs Solé (một tạp chí), đã khuyên Joan Gamper đặt quảng cáo về câu lạc bộ trên tạp chí Los Deportes với ngụ ý câu lạc bộ ra đời như là sáng kiến của người Thụy Sĩ.

GAMPERx_FUNDADOR_DEL_FC_BARCELONA.jpg
♦ Ba con người quan trọng nhất thành lập câu lạc bộ là Joan Gamper, Manuel Solé và Walter Wild. Gimnàs Solé và Los Deportes đã chia sẻ một khoảng diện tích nhỏ tại số 5 Carrer de Montjuïc del Carme (góc phố với Pintor Fortuny, bên cạnh Rambla dels Estudis rất gần Canaletes) cho hoạt động ban đầu. Walter Wild đã làm việc với Gamper để lên chi tiết điều lệ hoạt động, qua đó Wild làm chủ tịch đầu tiên của FC Barcelona (còn Gamper là đội trưởng đội bóng). Các buổi họp mặt đầu tiên đều được tổ chức tại nhà của Wild (đường Carrer Nou de Sant Francesc).

Trong số những người sáng lập câu lạc bộ, có 6 người Catalan (Lluís d’Ossó, Enric Ducal, Pere Cabot, Carles Pujol, Josep Llobet và Bartomeu Terradas), 3 người Anh (Walter Wild, John Parsons và William Parsons) và 3 người Thuỵ Sĩ (Joan Gamper, Otto Kunzle và Otto Maier). Một sự cân đối hoàn hảo vào thời điểm đó.

Trong số họ, có 3 người chưa bao giờ chơi cho FC Barcelona (Ducal, Pujol và William Parsons). William Parsons xuất hiện lần đầu tiên khi đối mặt với FC Barcelona trong màu áo đội bóng Thuộc địa Anh (English Colony) và họ đã giành chiến thắng 1-0.

♦ Khi thành lập câu lạc bộ, Joan Gamper đã nhanh chóng đăng ký với chính quyền thành phố để là đội đầu tiên nắm giữ cái tên Barcelona. Cũng nhờ thế FC Barcelona đã được phép lấy huy hiệu gần giống với thành phố.

COLxLOCACIx_PLACA_AL_CARRER_MONTJUxC_DEL_CARME_x1974x.jpg
♦ Văn phòng đầu tiên của câu lạc bộ là một căn phòng nhỏ được thuê của Gimnàs Solé với 1 bàn, 4 ghế và cuốn sổ ghi chép. Lúc này câu lạc bộ chưa có nhân viên.

♦ Khi thành lập, câu lạc bộ không có sân đấu riêng và họ phải thi đấu trên đường phố, trên mặt bằng san lấp chất thải hay chơi nhờ ở các sân đấu của các môn thể thao khác với không gian tương tự phù hợp.

♦ Khu Bonanova Velodrome cũ, nơi Barça chơi lần đầu tiên là một khoảng đất nằm giữa đường Vallmajor, Modolell và đường Reina Victòria, rất gần với Turó Parc bây giờ. Nó lởm chởm hố gà, dốc và loang lổ đám cỏ nhưng muốn chơi ở đây câu lạc bộ phải trả phí sử dụng. Thời điểm đó, FC Barcelona chia sẻ bãi đất với cả FC Català - đội bóng được thành lập vào 17/12/1899.

♦ Khu Velodrome không chỉ có bóng đá, nó còn là nơi tập các môn thể thao mà giờ đây đã biến mất như riscat và gouret.

♦ Ngày 31/12/1899, tức chỉ 1 tháng sau khi được thành lập, FC Barcelona đã gia tăng số lượng thành viên từ 12 lên thành 32 người.

♦ Gimnàs Solé đã bị phá đi và thay thế vào đó là một nhà gửi xe. Năm 1990, nó được mua lại bới Promocions Ciutat Vella SA và 6 năm sau thì bị phá bỏ để làm đường vào văn phòng mới của công ty.

16h 29/11 FCBSG A - ChelseaVN

Trận đấu chiều qua, trước tiên xin dành lời khen ngợi và lời cảm ơn đến những bạn đã có mặt, đã chiến đấu rất nhiệt tình - đặc biệt là Nhật Jindo. Chiến thắng của chúng ta trong hoàn cảnh thiếu người quả thật mang lại nhiều ý nghĩa hơn những chiến thắng đơn giản trước đó. Thế nhưng cũng từ đây, phải nói về ý thức của một phần không nhỏ thành viên trong đội bóng chúng ta.

Sau một thời gian duy trì kỷ luật khắt khe, hoạt động của đội bóng đã dần đi vào nền nếp, tuân theo đúng quy trình mà hoạt động nên thời gian gần đây vấn đề kỷ luật đã được nới lỏng ra đôi chút. Có lẽ chính vì vậy mà một số bạn đã có tư tưởng thoải mái, không chấp hành nghiêm kỷ luật đội bóng. Điển hình là trận đấu chiều hôm qua, chỉ có 8 người có mặt. 10 người không có mặt và chỉ 4 người có báo cáo. Quá tệ. Và Điều đáng nói nữa ở đây là 3 trong 4 người có báo cáo cũng làm quá muộn, dẫn đến hậu quả là không kịp xoay sở khi không nắm được chính xác về số lượng người sẽ đến sân. Và hôm qua, đội bóng chúng ta vừa thiếu vừa đến muộn, rất là mất uy tín với đội bạn. Những ai đến sân ngày hôm qua có thể thấy rõ, đội bạn là một đội bóng được tổ chức rất tốt và rất lịch sự. Ấn tượng đầu tiên như thế này thì còn hay ho gì nữa?
Từ giờ trở đi, vấn đề kỷ luật sẽ lại phải được thắt chặt. Không ngoại trừ khả năng trong thời gian tới sẽ tiến hành thanh lọc bớt một số người không tích cực nữa. Trước mắt, ta cứ đúng quy chế mà làm: cảnh cáo những người vắng mặt không phép.

[Cá cược] Arsenal FC - Chelsea FC

PREMIER LEAGUE
images
ARSENAL FC - CHELSEA FC
images



23h00 Chủ nhật, 29-11-2009, SVĐ Emirates, London


Tỷ lệ kèo (Giờ thi đấu chính thức)

Tài (tổng tỷ số > 2): 1 ăn 1

Sửu (tổng tỷ số <=2): 5 ăn 4


Hết hiệp 1 / Hết hiệp 2:

Arsenal FC | Arsenal FC: 2 ăn 9

Arsenal FC | Hòa:
2 ăn 27

Arsenal FC | Chelsea FC:
1 ăn 29

Hòa | Arsenal FC:
1 ăn 6

Hòa | Hòa:
1 ăn 4

Hòa | Chelsea FC:
1 ăn 5

Chelsea FC| Arsenal FC:
1 ăn 30

Chelsea FC |Hòa:
1 ăn 15

Chelsea FC | Chelsea FC:
1 ăn 3


Ví dụ về Hết hiệp 1 / Hết hiệp 2: Hết hiệp 1 tỉ số là Arsenal FC 0 - 1 Chelsea FC, đến hiệp 2 Arsenal FC gỡ lại 1 bàn và trận đấu kết thúc với tỉ số là Arsenal FC 1 - 1 Chelsea FC > cửa thắng sẽ là Chelsea FC / Hòa.

Sơ lược về lịch sử cup C1/Uefa Champion League

UEFA_Champions_League_logo.png


Sự ra đời

Năm 1954, nhà báo Gabriel Hanot của báo L'Equipe đã đề xuất lập ra một giải thi đấu giữa các đội vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu.
20697365_images1316941_Gabriel_Hanot.jpg

Hanot cha đẻ của cup C1

Tháng 1 năm 1955, báo L'Equipe đã gửi bản dự thảo "European Cup" đến nhiều câu lạc bộ bóng đá. Ngày 2 tháng 4 năm 1955, 16 đại diện các câu lạc bộ đã thảo luận bản dự thảo này và thông qua sau 3 giờ đồng hồ.
Trận đấu đầu tiên đã diễn ra ngày 4 tháng 9 năm 1955 tại Lisbon (Bồ Đào Nha) giữa Sporting Lisbon và FK Partizan (Nam Tư), kết quả hòa 3-3. Và đội vô địch đầu tiên là Real Madrid (giải có 16 đội tham dự).

Từ mùa bóng 1991/1992, giải được đổi tên thành "UEFA Champions League". Và đến mùa bóng 1997/1998, có một sự thay đổi lớn trong điều lệ giải, ngoài các đội vô địch quốc gia, các đội có thứ hạng cao trong mỗi giải vô địch (tùy theo mỗi quốc gia) cũng có quyền tham dự. Mùa bóng năm 2005/2006 và 2006/2007, 3 quốc gia Tây Ban Nha, Anh và Ý được quyền cử 4 đội tham gia.​

Nhạc hiệu

Bản nhạc nền Cúp C1 châu Âu do do nhà soạn nhạc người Anh Tony Britten soạn theo phong cách của nhà soạn nhạc người Đức George Frideric Handel (1658-1759), được dàn nhạc Royal Philharmonic Orchestra (London - Anh) trình bày. Bản nhạc có mang nhiều âm hưởng của bản Zadok the Priest của Handel.
knot16.jpg

Tony Britten ở giữa​

Chiếc cúp


Cúp cao 74cm, nặng 8kg và trị giá khoảng 200.000 Franc. Đội đoạt cúp còn được nhận 20 Huy chương vàng và một phiên bản cúp, đồng thời có quyền giữ chiếc cúp thật trong vòng một năm trước khi trao lại cho UEFA "trong tình trạng nguyên xi" (nếu hư hại sẽ bị phạt nặng), một tháng trước trận chung kết lần sau. Nếu 3 lần liên tiếp đoạt chức vô địch, hoặc 5 lần khác nhau, đội có quyền sở hữu vĩnh viễn chiếc cúp và lúc này UEFA phải làm một chiếc cúp khác hoàn toàn giống hệt.
300_139524.jpg


Tính tới thời điểm hiện tại, có 5 câu lạc bộ có được vinh dự này là: Real Madrid (9 lần vô địch vào các năm 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1966, 1998, 2000, 2002); AC Milan (7 lần vô địch vào các năm 1963, 1969, 1989, 1990, 1994, 2003, 2007); Liverpool FC (5 lần vô địch vào các năm 1977, 1978, 1981, 1984, 2005); FC Bayern München (3 lần vô địch liên tiếp vào các năm 1974, 1975, 1976); AFC Ajax (3 lần vô địch liên tiếp vào các năm 1971, 1972, 1973)
Các đội tham dự và thể thức thi đấu

Kể từ khi ra đời với tên gọi Cup C1, giải đấu này chỉ dành cho các đội đoạt chức vô địch quốc tại giải vô địch hạng cao nhất của các quốc gia châu Âu là thành viên của UEFA và đội đương kim vô địch của mùa giải trước - đang giữ cúp.
Vì vậy, nếu một đội bóng không bảo vệ được danh hiệu vô địch trong nước nhưng đoạt được Cup C1 thì năm sau tiếp tục được dự giải và quốc gia đó sẽ là nước duy nhất có 2 đội dự Cup C1. Nếu đội vô địch Cúp C1 đồng thời đoạt "cú đúp" - vô địch cả giải trong nước thì quốc gia đó vẫn chỉ có 1 đội dự Cup này như những nước khác. Trong cả trường hợp đội vô địch Cup C1 bị xuống hạng ở giải trong nước vẫn được dự giải này trong mùa bóng tiếp theo.

Thể thức duy nhất mà UEFA áp dụng từ năm 1955 tới năm 1991 là phân cặp đấu loại trực tiếp từ vòng đầu tới vòng cuối cùng. Vòng đầu có 32 đội, lần lượt qua 5 lượt tới trận chung kết còn 2 đội.

Mùa bóng 1986-1987, vòng 1 Cup C1 chỉ có 31 đội tham dự do sự cố chính trị làm vắng mặt 1 thành viên. Do đó đội đương kim vô địch là Steaua Bucharest của Rumani được vào thẳng vòng 2.

Từ mùa bóng 1991-1992, Cup C1 đổi tên thành Champions League - Giải đấu của các nhà vô địch. Sau 2 vòng loại đầu tiên, 8 đội mạnh nhất chia 2 bảng đấu vòng tròn để chọn ra 2 đội đầu bảng vào chung kết.
uefa_champions_league.jpg


Real Madrid là đội bóng giữ kỷ lục lâu bị loại ở Cup C1 nhất. Tính từ khi tham gia năm 1955 tới năm 1960, Real Madrid liên tục vô địch Cup này 5 năm và chưa từng bị loại. Tới mùa bóng 1960-1961, Real cùng FC Barcelona là đội vô địch trong nước cùng đại diện cho Tây Ban Nha dự giải. Do thời đó chưa có quy định hạt giống nên việc bốc thăm ngẫu nhiên khiến Real Madrid và Barcelona gặp nhau ngay vòng đầu. Kết quả Barcelona đã loại Real bằng kết quả hoà 2-2 ở sân Bernabeu và thắng 2-1 ở sân Nou Camp. Đó là lần đầu tiên Real Madrid bị loại ở Cup C1.

Từ mùa bóng 1997-1998, UEFA mở rộng số đội tham dự, cho phép các nước có thành tích cao nhất được cử 2 đại diện tham dự - đội vô địch và đội á quân. Do số đội tăng lên, số đội dự vòng bảng là 16 và do đó có 4 bảng sau 2 vòng đầu. 8 đội đứng đầu 4 bảng lọt vào vòng tứ kết, đấu loại trực tiếp tới chung kết.

Trong những năm tiếp theo, do sức ép từ phía nhóm G-14, các đội bóng mạnh và giàu có ở châu Âu, UEFA mở rộng đối tượng tham dự Champions League hơn, cho phép 3 quốc gia có thành tích cao nhất được cử tới 4 đội tham dự, các nước có thành tích thấp hơn có số đội tham dự giảm dần, để tạo điều kiện cho những đội bóng giàu có có cơ hội đoạt Cup này ngay cả khi không vô địch trong nước nhiều năm liền.

Các vòng loại cho các đội yếu từ những nước có hệ số điểm thấp được thu xếp từ mùa hè để bắt đầu vào tháng 9, vòng 1 bắt đầu là vòng đấu bảng với số đội tham gia là 32 đội tại 8 bảng đấu.

Quy định mở rộng đối tượng tham dự này khiến cho giải thực chất không còn đúng với tên gọi "giải đấu của các nhà vô địch" - Champions League nữa.​

Quy định hiện nay

- Vòng sơ loại đầu tiên: gồm 22 đội vô địch quốc gia các nước được xếp hạng từ 27 và thấp hơn.

- Vòng sơ loại thứ nhì: gồm 28 đội (11 đội thắng của vòng sơ loại đầu tiên, 11 đội vô địch của các quốc gia xếp từ 16 đến 26 và 6 đội á quân của các quốc gia có các thứ hạng từ 10 - 15).

- Vòng sơ loại thứ ba: gồm 32 đội (14 đội thắng của vòng sơ loại thứ hai, 6 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 10-15; 3 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 7 - 9; 6 đội hạng 3 của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6 và 3 đội hạng tư của các quốc gia có thứ hạng từ 1 -3).

- Vòng đấu bảng thứ 1: gồm 32 đội, chia làm 8 bảng (4 đội/bảng): 16 đội thắng vòng sơ loại thức 3, đội đương kim vô địch, 9 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 1- 9, 6 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6.

Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ được vào vòng sau.

- Vòng đấu bảng thứ 2: 16 đội chia thành 4 bảng. Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đầu mỗi bảng vào vòng tứ kết.

Kề từ mùa giải 2003-2004, Các đội vào vòng đầu bảng thứ 2 sẽ bốc thăm phân cặp đấu loại trực tiếp 2 lượt đi và về.

- Vòng tứ kết: Bốc thăm phân cặp đội đấu loại trực tiếp.

- Bán kết:

- Chung kết:

Có tất cả 239 trận đấu.
- Các đội bị loại tại vòng loại thứ 3 được chuyển sang thi đầu từ vòng 1 cúp UEFA, và xếp hạng 3 tại vòng đấu bảng thứ 1 sẽ được chuyển sang thi đấu tại vòng 3 cúp UEFA.

Thể thức bốc thăm phân cặp

- Vòng đấu bảng thứ nhất: các CLB cùng một liên đoàn không chung bảng.

- Vòng đấu bảng thứ hai: các CLB cùng một liên đoàn cũng như từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1 không chung bảng.

- Vòng tứ kết (các đội nhì bảng gặp các đội đầu bảng): 2 đội cùng liên đoàn, từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1, từng gặp nhau tại vòng bảng 2 không gặp nhau tại tứ kết. Những đội nhì bảng sẽ đấu lượt đi trên sân nhà.

- Vòng bán kết: bốc thăm phân cặp đấu lượt đi và về.

- Chung kết: đấu 1 trận duy nhất trên sân trung lập. Nếu hòa đá 2 hiệp phụ.

- Tại tứ kết và bán kết nếu sau 2 lượt tổng tỷ số bằng nhau sẽ đá hiệp phụ cổ điển (không tính bàn thắng vàng hay bạc), nếu vẫn hòa sẽ đá luân lưu xác định đội thắng thua.

Xếp hạng vòng bảng

Đội thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm. Trong trường hợp có hai hay nhiều đội bằng điểm nhau sau khi vòng đấu bảng kết thúc, việc phân định ngôi thứ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn sau:
- Giành được nhiều điểm hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp
- Ghi được nhiều bàn thắng trên sân của đối phương hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại của tất cả các trận đấu trong bảng cao hơn
- Ghi được nhiều bàn thắng hơn trong tất cả các trận đấu trong bảng
- Hệ số điểm của quốc gia vào thời điểm đầu mùa bóng (Hệ số này do UEFA thiết lập và xếp hạng)​

Các trận chung kết

Năm Chung kết
1956 Real Madrid - Reims 4 - 3
1957 Real Madrid - Fiorentina 2 - 0
1958 Real Madrid - A.C. Milan 3 - 2
1959 Real Madrid - Reims 2 - 0
1960 Real Madrid - Eintracht Frankfurt 7 - 3
1961 SL Benfica - Barcelona 3 - 2
1962 SL Benfica - Real Madrid 5 - 3
1963 A.C. Milan - SL Benfica 2 - 1
1964 Inter Milan - Real Madrid 3 - 1
1965 Inter Milan - SL Benfica 1 - 0
1966 Real Madrid - FK Partizan 2 - 1
1967 Celtic - Inter Milan 2 - 1
1968 Manchester United - Benfica 4 - 1
1969 A.C. Milan - Ajax Amsterdam 4 - 1
1970 Feyenoord Rotterdam - Celtic F.C. 2 - 1
1971 Ajax Amsterdam - Panathinaikos 2 - 0
1972 Ajax Amsterdam - Inter Milan 2 - 0
1973 Ajax Amsterdam - Juventus 1 - 0
1974 Bayern Munich - Atletico Madrid 1 - 1 (4 - 0 đá lại)
1975 Bayern Munich - Leeds United 2 - 0
1976 Bayern Munich - Saint Etienne 1 - 0
1977 Liverpool F.C. - Borussia Moenchengladbach 3 - 1
1978 Liverpool F.C. - Club Brugge 1 - 0
1979 Nottingham Forest - Malmö FF 1 - 0
1980 Nottingham Forest - Hamburger SV 1 - 0
1981 Liverpool F.C. - Real Madrid 1 - 0
1982 Aston Villa - Bayern Munich 1 - 0
1983 Hamburger SV - Juventus 1 - 0
1984 Liverpool F.C. - AS Roma 1 - 1 (4 - 2, đá luân lưu 11m)
1985 Juventus - Liverpool F.C. 1 - 0
1986 Steaua Bucarest - FC Barcelona 0 - 0 (2 - 0, đá luân lưu 11m)
1987 FC Porto - FC Bayern Munich 2 - 1
1988 PSV Eindhoven - SL Benfica 0 - 0 (6 - 5, đá luân lưu 11m)
1989 A.C. Milan - Steaua Bucarest 4 - 0
1990 A.C. Milan - SL Benfica 1 - 0
1991 Sao Đỏ Belgrade - Olympique de Marseille 0 - 0 (5 - 3, đá luân lưu 11m)
1992 Barcelona - Sampdoria 1 - 0
1993 Olympic Marseille - A.C. Milan 1 - 0
1994 A.C. Milan - Barcelona 4 - 0
1995 Ajax Amsterdam - A.C. Milan 1 - 0
1996 Juventus - Ajax Amsterdam 1 - 1 (4 - 2, đá luân lưu 11m)
1997 Borussia Dortmund - Juventus 3 - 1
1998 Real Madrid - Juventus 1 - 0
1999 Manchester United - Bayern Munich 2 - 1
2000 Real Madrid - Valencia CF 3 - 0
2001 Bayern Munich - Valencia 1 - 1 (5 - 4, đá luân lưu 11m)
2002 Real Madrid - Bayer Leverkusen 2 - 1
2003 A.C. Milan - Juventus 0 - 0 (3 - 2, đá luân lưu 11m)
2004 FC Porto - Monaco 3 - 0
2005 Liverpool - A.C. Milan 3 - 3 (3 - 2, đá luân lưu 11m)
2006 Barcelona - Arsenal 2 - 1
2007 A.C. Milan - Liverpool 2 - 1
2008 Manchester United - Chelsea 1 - 1 (6 - 5, đá luân lưu 11m)
2009 Barcelona - Manchester Untied 2 - 0

Các kỷ lục

Trận chung kết có tỷ số cao nhất: Năm 1960 giữa Real Madrid - Eintracht Frankfurt: 7-3
1243225126-5.jpg



Quốc gia đoạt nhiều cup nhất: TBN 12 lần


Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất đến nay: Raúl González
Raul%20Gonzalez%20Blanco.jpg



Cầu thủ ghi bàn tại nhiều trận chung kết liên tiếp: Di Stefano (Real Madrid): 5 trận chung kết liên tiếp, từ 1956 - 1960.


Câu lạc bộ đoạt nhiều cúp nhất: Real Madrid (9 lần: 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1966, 1998, 2000, 2002)


Câu lạc bộ tham gia nhiều trận chung kết nhất: Real Madrid (12 lần). Nếu chỉ tính từ khi đổi tên thì Milan là số 1 với 6 lần đoạt 4 cúp.


Cầu thủ tham gia nhiều trận chung kết nhất: Francisco Gento (Real Madrid) và Paolo Maldini (AC Milan) cùng 8 lần có mặt trong trận chung kết cúp C1.
maldini2.jpg

Maldini một trong 2 cầu thủ tham dự nhiều trận CK cup C1 nhất


Cầu thủ đoạt nhiều cúp C1 nhất: Francisco Gento (Real Madrid) với 6 lần
gento_1.jpg



Bàn thắng nhanh nhất trong trận chung kết: do công của Paolo Maldini (số 3, AC Milan) ghi vào giây thứ 51, trận Liverpool - AC Milan năm 2005 và anh cũng thiết lập luôn kỉ lục cầu thủ lớn tuổi nhất ghi bàn trong 1 trận chung kết


Bàn thắng nhanh nhất giải Champion League: thực hiện giây thứ 10,2 do công của Roy Makaay trong trận Bayern München - Real, lượt về vòng 2, mùa giải 2006-2007
Roy.jpg



Cầu thủ lớn tuổi nhất tham gia trận chung kết: Dino Zoff (thủ môn Juventus) ra sân năm 1983 khi 41 tuổi 86 ngày; còn tính Champions League thì Paolo Maldini (hậu vệ Milan) ra sân trận chung kết 2007 khi 38 tuổi 331 ngày.
dinozoff1_1107_sq_large.jpg



Đội bóng thất bại trong nhiều trận chung kết nhất: SL Benfica (Bồ Đào Nha): 5 lần (1963, 1965, 1968, 1988, 1990)


Cầu thủ đầu tiên giành Cup C1 trong màu áo 2 câu lạc bộ khác nhau: Belodedici (người Romania): năm 1986 vô địch với Steaua Bucharest và 1991 vô địch với Sao Đỏ Belgrade. Cầu thủ đầu tiên đạt thành tích này với 2 câu lạc bộ trong 2 năm liên tiếp là Marcel Desailly: năm 1993 với Olympic Marseille và năm 1994 với AC Milan.
belodedici_miodrag_Steaua_f.jpg



Cầu thủ duy nhất đoạt cúp 4 lần với 3 CLB khác nhau: Clarence Seedorf: Ajax Amsterdam (1995), Real Madrid (1998), AC Milan (2003, 2007)
art.seedorf.jpg



Thủ môn trẻ tuổi nhất trong lịch sử đoạt cup: Cassilas 19 tuổi
RTEmagicC_Cassilas_1.jpg.jpg



Huấn luyện viên giành nhiều cúp nhất: Bob Paisley,
4a25f78e01a12_450.jpg

Dẫn dắt Liverpool trong giai đoạn 1974-1983 với 3 lần được tận hưởng vinh quang kể trên (1977, 1978, 1981)​

Nguồn: Wikipedia

Có ai biết cuộc thi này chưa?

Muốn bị ném đá hay sao mà vào forum Barca hỏi mọi người biết cuộc thi giành Tour du lịch R.M =)))))))))))))))))))))

Qua TBN rồi tranh thủ qua Nou Camp mà bạn;);;)

Clip thằng bạn mình

[ame]http://www.youtube.com/watch?v=QNJV8BpzT9s[/ame]

Em nó trên TBNT:
http://www.tangbongnghethuat.com/ga...&&video_guid=c8fb016a36c54c43814ecb518baee17b

FCBSG tiến về Cần Thơ!

Mặc dù nhân sự không đông đủ như dự kiến nhưng nhờ sự lãnh đạo tài tình của bác Deco và sự ân cần bảo ban của bác Kiba chuyến đi về miền Tây đã kết thúc tốt đẹp và bồi hồi cảm xúc.:2thumbsup: Bên cạnh đó còn có sự nhiệt tình của các bạn bác Deco đã tiếp thêm sức mạnh cho đoàn quân tiền trạm chúng ta. Đặc biệt là bác Luyến "móm". Bác ấy cũng là một cule và đã thể hiện tinh thần hiếu khách Barcamania không thể tuyệt vời hơn.
Điều thành công của chuyến đi này là có lẽ tương lai gần sắp chúng ta sẽ mở đại lý FCB ở Cần Thơ để phát dương quang đại tinh thần Barcamania :flag:và tiện bề du hí :-x

[Liga-11] Athletic Bilbao - FC Barcelona

Alves là người trực tiếp ghi bàn giúp Barca vượt lên nhưng cũng là người gián tiếp dẫn đến bàn thua của Barca (Toquero chọc đúng cánh phải của Alves để ghi bàn).

Bàn thua của Barca trong trận đó lỗi lớn nhất là của Pique chứ không phải là Alves; Pique trong tình huống đó chọn vị trí cực tồi, theo loay hoay để ý đến Lorente vô tình tạo ra khoảng trống quá lớn giúp Toquero băng xuống dứt điểm tung lưới Valdez.---> Pique 2 trận gần đây đang có dấu hiệu bất ổn.

Trận này chỉ có 1 điểm đáng mừng là Chygrynski đá hay lên.

Đúng là đã bắt đầu xuất hiện những mặt tích cực ở Chigrynski; ngoài những pha cản phá hợp lí còn có những đường chuyền dài rất tinh tế, hy vọng trong tương lai sẽ tiếp tục phát huy những ưu điểm trên.<):D

Trận đấu tiếp theo

Giới thiệu

Bảng xếp hạng

Top