Hợp tác xã trà chanh
  1. H @ Hạ Trắng: thời Pep cũng toàn sấp mặt ở đây
  2. H @ Hạ Trắng: mấy năm đá chán nhất lại bất bại ở Anoeta mới ảo
  3. Silver @ Silver: gặp lần nào cũng chật vật, có thắng cũng trầy da troc vảy
  4. Silver @ Silver: sociedad vẫn kiểu khăc barca ấy bac nhỉ
  5. denpietrau @ denpietrau: Vườn hồng vẫn khoai
  6. Silver @ Silver: lại thêm 1 trận ghi 5 bàn, khet quá
  7. H @ Hạ Trắng: vẫn kết hợp bình thường mà, Olmo là số 10, Pedri đá sâu hơn ở giữa sân
  8. Spain_champion @ Spain_champion: Mỗi đứa 1 phong cách
  9. Spain_champion @ Spain_champion: Thằng nào đá cũng hay!
  10. Spain_champion @ Spain_champion: Có cách nào kết hợp cả Olmo cả Pedri ko các bác

Blaugranas

Sao vàng FCBVN Quý I - 2010

Sau hơn 10 ngày bỏ phiếu bầu chọn danh hiệu Sao Vàng FCBVN quý I lần này, danh hiệu Sao vàng đã có chủ.

Tổng kết giải thưởng Sao vàng FCBVN Quý I - 2010​

Danh sách đề cử 7 đồng chí. Trong đó có 2 đồng chí đã đệ đơn xin rút lui là amigohnduongns nên danh sách cuối cùng khi xét giải thưởng sẽ chỉ còn lại 5 đồng chí.

- Có tất cả 31 người tham gia bầu chọn trong tổng số hơn 3 nghìn xã viên: chiếm tỷ lệ 0,9%.
Kết quả:

1. Sao vàng: đồng chí Autumnruv với 19/31 phiếu bầu chọn: tỷ lệ 61,29% bỏ xa các đồng chí khác xứng đáng nhận danh hiệu Sao vàng FCBVN quý I. Giải thưởng nhận được là Huân chương Sao vàng cùng 1 triệu đồng.

2. Sao bạc: thuộc về 2 đồng chí denpietrauDecomoto với cùng 3/31 phiếu bầu chọn: tỷ lệ 9,68%. Giải thưởng nhận được là Huân chương Sao bạc cùng 500 nghìn đồng.

3. Những đồng chí còn lại Kataly56Spain_champion được chứng nhận bằng khen đi kèm với 300 nghìn đồng.

[UCL-Tứ kết] Barcelona - Arsenal: Pháo sẽ phải "xịt"!

Cái câu "chỉ 1 mùa bóng" mà denpietrau vừa trích dẫn đó, tôi sẽ dẫn chứng. Làm gì có chuyện chỉ 1 mùa bóng.
Cái kiểu đầu tư như Arsenal thì bao giờ mới ngóc đầu lên. Toàn mua hàng tiềm năng với giá rất rẻ để mong kiếm lời, những thương vụ được xem là lớn như Rosicky, Hleb, Eduardo chỉ được xem là hàng trung bình ở mặt bằng châu Âu nói chung.
Trở lại Barca. Barca đã đầu tư liên tục trong vòng 5-6 năm, cầu thủ trẻ tiềm năng không ít, mà mua cầu thủ dạng sao cũng không ít. Sao đây có thể kể ra Overmars, Riquelme, Saviola. Trẻ tiềm năng thì có Geovanni, Rochemback, Christanval, Quaresma, Simao, Gerard Lopez, nhưng cái đám này ngay thời điểm đó đã có giá 10-15M, thậm chí Quaresma tới hẳn 20M.
Trời không ban phát không cho ai không có lòng thành. Barca bỏ cả tiền và công sức đào tạo để đạt thành công. Còn Arsenal mua người với giá rẻ, chỉ chực thời cơ chín muồi là bán lấy lời. Cái chuyện tranh chức vô địch không nằm trong kế hoạch chính, và trời không cho kẻ không có lòng những thứ đó.

[Nhật ký] InviAssasin

Một ngày mưa buồn ảm đạm...Đi học về ăn cơm xem TV như mọi khi sau đó bật lap onl yahoo bạn bè báo có điểm thi giữa kì..Điểm số tồi tệ quá có thể sẽ phải học lại nếu ko cố gắng...Vẫn biết cuộc đời sinh viên có lẽ ai cũng phải học lại nhưng đây mới là kì 2 năm thứ nhất.Mình không nghĩ sẽ sớm như vậy...Bây h cũng còn cơ hội ở các bài test còn lại và bài cuối kỳ phải cố thôi nhưng thực sự rất bất an vì nó đòi hỏi 1 điểm số>khá mà để đạt nthe ko hề dễ dàng...Nhưng sẽ vẫn phải cố,cố gắng...Hy vọng cuộc sống sẽ không vô tình với sự cố gắng của mình lần nữa...

[Tư liệu] - Các Huấn luyện viên trong lịch sử FC Barcelona

Frank Rijkaard (2003-2008)

Rijkaard01.jpg

Từ trước khi đến với sân Camp Nou, Rijkaard đã nổi tiếng là một con người trầm tính và luôn có chừng mực. Thế nhưng thứ bóng đá mà ông truyền cho các cầu thủ Barça lại vô cùng cuồng nhiệt, mạnh mẽ và mang đầy màu sắc.

Rijkaard tên đầy đủ là Franklin Edmundo Rijkaard, ông sinh ngày 30/9/1962 tại Amsterdam, Hà Lan, trong một gia đình có mẹ là người Hà Lan gốc, còn cha là người Suriname. Lớn lên tại một thành phố nổi tiếng với việc sản sinh ra rất nhiều huyền thoại bóng đá thế giới, Rijkaard đã sớm thể hiện tài năng của mình trên sân cỏ. Năm 17 tuổi, Rijkaard tốt nghiệp học viện đào tạo trẻ của Ajax, chính thức gia nhập đội bóng, và ngay lập tức ghi bàn trong trận đấu ra mắt. Sau đó, trong suốt 8 mùa giải Rijkaard chơi bóng tại SVĐ Amsterdam Arena, Ajax vô địch 3 mùa giải, giành Cúp quốc gia 3 lần và đoạt 1 chiếc European Cup II (Cup Winners' Cup). Tháng 9 năm 1987, Rijkaard đã gây xôn xao dư luận bằng việc bỏ khỏi buổi tập và thề rằng sẽ không bao giờ chơi bóng trong đội hình của Johan Cruyff nữa. Sau đó chàng trai trẻ người Hà Lan chuyển đến CLB Sporting CP tại giải VĐQG Bồ Đào Nha, nhưng bản hợp đồng được ký quá muộn, khiến cho Rijkaard không được phép có tên trong danh sách thi đấu tại bất kỳ mặt trận nào. Ngay lập tức Real Zaragoza đề nghị mượn Rijkaard. Và sau 1 mùa giải thi đấu cho đội bóng Tây Ban Nha, Rijkaard đặt bút ký vào bản hợp đồng với AC Milan.

53392.gif


5 năm tại sân San Siro, Rijkaard đã ghi tên mình vào lịch sử bóng đá thế giới như một cầu thủ huyền thoại. Huấn luyện viên Arrigo Sacchi đã biến trung vệ Frank Rijkaard thành một tiền vệ trụ xuất sắc nhất thế giới vào thời điểm đó. Với lối chơi mạnh mẽ, lì lợm, Rijkaard đã cùng những người đồng hương Marco van Basten và Ruud Gullit lập ra bộ ba Hà Lan huyền thoại, giúp Milan "tàn phá" đấu trường châu Âu, vô địch C1 hai năm liền (1989, 1990), vô địch Serie A 2 lần (1988, 1992). Trong khoảng thời gian Rijkaard ở Ý, giới truyền thông cũng nói rằng ông đã gửi lời xin lỗi tới Johan Cruyff.
Sau 5 mùa giải ở Milan, Rijkaard trở về Ajax vào năm 1993. Dưới sự dẫn dắt của Louis van Gaal, ông cùng Danny Blind tạo nên một bộ đôi trung vệ thép, góp công rất lớn giúp Ajax lên ngôi tại Hà Lan 3 năm liền, và đặc biệt bất bại trong cả mùa giải 1994-1995. Hơn thế nữa, đội bóng xứ sở hoa Tuy-líp còn vươn bóng ra cả châu Âu, giành chức vô địch European Cup 1995, và thật ý nghĩa khi trận chung kết đó Ajax đã đánh bại chính Milan. Rijkaard cũng có tên trong FIFA 100, bản danh sách của Pele về 125 cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.

5.jpg

Kết thúc sự nghiệp cầu thủ lừng lẫy, Rijkaard tiếp tục chinh phạt những cột mốc mới của bóng đá trong vai trò huấn luyện viên. Năm 1998, ông chính thức được bổ nhiệm làm HLV trưởng ĐTQG Hà Lan. Trước đó Rijkaard đã là trợ lý huấn luyện tại đây, cùng với Johan Neeskens và Ronald Koeman, giúp đỡ rất nhiều cho HLV trưởng Guus Hiddink. Ban đầu, vị HLV trẻ không được đánh giá cao do ông vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm cầm quân. Nhưng màn trình diễn của đội bóng xứ sở hoa Tuy-líp tại Euro 2000 đã chứng minh khả năng của ông. Hà Lan vượt qua vòng đấu bảng với 3 trận toàn thắng trước CH Séc, Đan Mạch và Pháp. Ở tứ kết "cơn lốc màu da cam" đã cuốn phăng Yugoslavia với tỉ số đậm nhất giải: 6-1. Tuy nhiên ở bán kết,đội bóng của Rijkaard đã phải dừng bước trước Italy sau loạt luân lưu may rủi, và vị HLV người Hà Lan từ chức ngay sau đó. Đến năm 2001, Rijkaard ký hợp đồng với Sparta Rotterdam tại giải VĐQG Hà Lan, nhưng đã không làm được gì nhiều tại đây. Cuối mùa giải CLB xuống hạng và Rijkaard bị buộc thôi việc.

Sau gần 1 năm rời xa sân cỏ, vào mùa hè 2003 Rijkaard đến với sân Camp Nou. Vào thời điểm này, CLB đang có nhiều thay đổi, Joan Laporta trở thành vị chủ tịch mới, và theo đó hàng ngũ ban lãnh đạo cũng có nhiều xáo trộn. Lúc này đang có nhiều ý kiến trái chiều về việc Laporta không tạo điều kiện cho tiền vệ người Anh David Beckham gia nhập CLB, và các cổ động viên có vẻ không hài lòng về điều đó. Với đội hình hầu hết là những gương mặt cũ, Rijkaard cũng gặp nhiều khó khăn ban đầu. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của những người trợ lý đồng hương như Henk Ten Cate hay Eusebio Sacristan (cựu thành viên "Dream Team") và bản hợp đồng mới, ngôi sao đang lên Ronaldinho, Rijkaard cũng dần dần ổn định được đội hình.

FrankRijkaardNew.jpg

2 năm đầu tiên, với những khởi đầu chậm chạp, vị HLV người Hà Lan đã phải chịu đựng rất nhiều sự chỉ trích từ công chúng, đỉnh điểm là tháng 12 năm 2003, khi Barça thất bại 1-2 trước Real Madrid ngay tại sân Camp Nou. Khi đó rất nhiều CĐV đã kêu gọi ông từ chức, nhưng Rijkaard vẫn kiên trì đi tiếp, vì ông biết rằng sẽ có 1 ngày vinh quang đến với ông tại đây. Tháng 1 năm 2004, Rijkaard mang về sân Camp Nou tiền vệ Edgar Davids trong 1 bản hợp đồng cho mượn từ Juventus. Từ đó dường như cỗ máy Barcelona mới bắt đầu vào guồng, Barça liên tiếp giành những chiến thắng, trận siêu kinh điển lượt về năm đó, đội bóng Blaugrana đã thanh toán sòng phẳng với Real bằng chiến thắng 2-1 trên sân Bernabeu, và kết thúc mùa giải với vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng (trước đó đã có thời điểm đội bóng xứ Catalan rớt xuống gần nhóm xuống hạng). Mùa giải tiếp theo, với hàng loạt những cái tên mới trong đội hình như Deco, Samuel Eto'o, Rafael Márquez, Ludovic Giuly, Larsson, Edmílson, Belletti và Sylvinho, cùng vài cầu thủ tài năng đưa lên từ đội trẻ như Víctor Valdés, Carles Puyol, Xavi và Andrés Iniesta, Rijkaard đã xây dựng được một đội hình mạnh mẽ và ổn định, với khả năng tấn công đa dạng dựa trên sức sáng tạo vô bờ bến của Ronaldinho. Bất chấp 4 chấn thương nghiêm trọng của Motta, Gabri, Edmílson và Larsson vào giai đoạn trước mùa đông, Barça với lối đá tấn công đã giành chức vô địch La Liga một cách đầy thuyết phục trước 3 vòng đấu.

Frank%20Rijkaard.jpg

Mùa giải 2005-2006 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của vị HLV người Hà Lan khi ông cùng các học trò, ngoài việc giành chức vô địch La Liga, đã bước lên đỉnh châu Âu với danh hiệu vô địch Champions League. Tại La Liga, Barça thể hiện sức mạnh của mình với chuỗi 14 trận thắng liên tiếp, bao gồm cả chiến thắng 3 bàn không gỡ trước đại kình địch Real Madrid ngay tại sân Bernabéu, trận đấu đó cũng khiến Rijkaard trở thành vị HLV đầu tiên của Barcelona giành được 2 thắng lợi tại Santiago Bernabéu, điều mà thậm chí những Johan Cruiff, Louis van Gaal hay Luis Aragonés cũng đã không thể hoàn thành. Tại đấu trường châu Âu, Barça lần lượt đánh bại Chelsea tại Stamford Bridge với tỉ số 1-2, Milan tại San Siro với tỉ số 0-1, và cuối cùng, đội bóng Blaugrana đã hoàn tất cuộc chinh phục bằng chiến thắng trước Arsenal với tỉ số 2-1 trong trận chung kết trên sân Stade de France, Paris, với 2 bàn thắng của Henrik Larsson và Juliano Belletti. Cùng với đó, Rijkaard trở thành 1 trong 5 người duy nhất đã từng vô địch châu Âu cả trên danh nghĩa cầu thủ và huấn luyện viên, cùng với Miguel Muñoz, Giovanni Trapattoni, Johan Cruiff và Carlo Ancelotti. Ngày 8/3/2006 Rijkaard được UEFA vinh danh bởi những đóng góp của ông cho European Cup trong vai trò cầu thủ và huấn luyện viên. Năm đó, Rijkaard cũng được IFFHS chọn làm huấn luyện viên trưởng tiêu biểu của năm, đứng trên José Mourinho và Juande Ramos.

1242838532-barca.jpg


Sau 1 năm đầy thành công, vô địch cả Siêu cúp Tây Ban Nha sau chiến thắng 4-0 trước Espanyol, đến mùa giải 2006-07, Barça dường như không còn ý chí chiến đấu. Đội bóng chủ sân Camp Nou để Liverpool vượt qua tại vòng 1/16 Champions League bằng luật bàn thắng trên sân khách. Tại La Liga, Barça để mất danh hiệu vô địch thứ 3 liên tiếp vào tay Real Madrid do kém hiệu số bàn thắng bại. Cũng trong chuỗi thất bại ấy, Barça bị Getafe loại khỏi vòng bán kết cúp Nhà vua với tỉ số 4-0. Thêm vào đó, sau những thất bại cay đắng trước Seville và Internacional de Porto Alegre, Barça cũng đánh mất Siêu cúp châu Âu và Cúp vô địch thế giới các CLB. Danh hiệu duy nhất của đội bóng Blaugrana năm đó là chiếc Catalan Cup, với Espanyol là đội về nhì.
Mùa hè 2007, sân Camp Nou lại xuất hiện những gương mặt mới như Thierry Henry, Yaya Touré, Eríc Abidal và Gabriel Milito, và với một đội hình được coi là rất mạnh trong lịch sử CLB, Barça được kỳ vọng rất nhiều bởi người hâm mộ. Nhưng số phận đã chống lại đội bóng Blaugrana, mặc dù đều được đánh giá là chơi hay hơn đối thủ, Barça vẫn bị loại ở cả bán kết Champions League trước Manchester United, lẫn ở bán kết cúp Nhà vua trước Valencia. Tại La Liga, đội bóng xứ Catalan cũng chỉ giành được vị trí thứ 3...
Sau trận thua trước Manchester United tại bán kết Champions League năm đó, Rijkaard một lần nữa đứng trước sức ép rất lớn từ dư luận, và ông đã trả lời với báo chí:
"I have no intention of leaving. It would be different if the players were saying it is time for me to go but that is not the case."
(Tôi không có ý định rời khỏi CLB. Nếu như các cầu thủ nói rằng đây là lúc để tôi từ bỏ chiếc ghế HLV trưởng, điều đó sẽ khác. Nhưng thực tế các cầu thủ đã không hề nói vậy."
Ngày 1/5/2008, có những nguồn tin nói rằng Frank Rijkaard đã tâm sự với 1 đồng nghiệp về việc ông sẽ rời băng ghế chỉ đạo Barcelona. Nhưng 24 giờ sau, trong 1 cuộc họp báo, Rijkaard chính thức phủ nhận thông tin trên.
Ngày 8/5/2008, sau thất bại 4-1 trước Real Madrid ngay tại Camp Nou, chủ tịch CLB Joan Laporta tuyên bố kết thúc mùa giải Frank Rijkaard sẽ rời CLB, và người thay thế sẽ là Josep Guardiola. Laporta đã ngợi khen và bày tỏ sự kính trọng cũng như lòng biết ơn đối với Frank Rijkaard sau những thành công lịch sử mà ông mang lại cho CLB trong suốt 5 năm gắn bó: 2 danh hiệu La Liga (2004-05, 2005-06), UEFA Champions League 2006, 2 Siêu cúp Tây Ban Nha (2005-06, 2006-07) và 3 Catalan Cup (2003-04, 2004-05 và 2006-07). Dưới thời Rijkaard, Barcelona cũng đánh dấu sự trở lại sau 5 năm trắng tay, lấy lại hình ảnh một đội bóng hàng đầu Tây Ban Nha và châu Âu, với lối đá tấn công quyến rũ khiến cả thế giới bị mê hoặc.
Rijkaard đã dẫn dắt Barça trong tổng cộng 283 trận đấu chính thức, giành 167 chiến thắng, 64 trận hoà và 52 trận thua, trong đó Barça ghi được 544 bàn thắng và để thủng lưới 254 lần. Tỉ lệ chiến thắng của đội bóng Blaugrana dưới thời Rijkaard là 59%, với trung bình 1.92 bàn thắng và 0.89 bàn thua mỗi trận. 112 chiến thắng tại La Liga cũng là một thành tích đáng nể của ông, trước Rijkaard chỉ có 1 người làm được điều đó là Johan Cruyff với 183 trận thắng.
Hiện tại, Rijkaard đang là HLV trưởng CLB Galatasaray tại giải VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ. Hợp đồng của ông sẽ kết thúc vào mùa hè năm 2011, và liên đoàn bóng đá Úc đã có lời mời ông thay thế vị trí của Pim Verbeek, người sẽ ra đi sau World Cup 2010.

imgFrank%20Rijkaard3.jpg

Serie A 2009/2010

AN,im đi!

Cái bản sắc SerieA có thể Inter không có,nhưng Inter vẫn là một CLB Italia,và giờ đây,chính anh cũng phải hiểu rằng,họ đang chiến đấu cho suất thứ 4 dự Champión League hào nhoáng cho chính Italia chứ không phải Milan của anh.Milan hiện tại có thể yên vị cho suất dự C1 sang năm,nhưng một ngày đẹp trời nào đó Milan của anh đứng ở vị trí thứ 4 để rồi phải cảm ơn chính địch thủ Inter thì sao đây.
Calciopoli có thể tiếp tục xảy ra,nhưng các Tifosi và nhiều fan Italia trên TG chắc hẳn cũng chẳng muốn nó xảy ra đâu,Serie A đã xuống cấp trầm trọng lắm rồi,vậy thì giờ đây ai cần sự công bằng,ai cần sự thật một khi sự thật đó sẽ tiếp tục dìm tất cả xuống Địa ngục,và hơn thế nữa,Galiani,Berlusconi sẽ làm gì với Milan,họ đã có quá nhiều vấn đề rồi.
Moratti có thể là gã tài phiệt bậc nhất Italia,nhưng ít ra cái điều đáng tự hào và khâm phục của ông ta,đó là vị chủ tịch có tình yêu vĩ đại nhất TG hiện nay,ko phải Berlusconi chỉ biết tạo những scandal vớ vẩn vì nghiệp Chính trị của mình,Moratti yêu Inter bằng cả con tim,mà ở đó,ông ta sẵn sàng đổi tất cả cho TY của mình.
Một kẻ thủ dâm tinh thần tột độ còn tốt hơn cả Berlusconi,một kẻ khóc rưng rức và im thin thít khi Milan là con số 0 tròn trĩnh đang cố xa đì đối thủ của mình bằng những ngôn từ đểu giả nhất.Milan nhúng chàm vụ này nếu Moratti bị phanh phui,nhưng Milan hiện tại có hay ko phạm tội thì cũng vậy thôi,họ ko còn gì để mất,nhưng với anh,mất và làm lại từ đầu càng tốt,nhưng với Inter,sẽ là một thảm hoạ,cho chính Serie A chứ không riêng mình họ.
Im lặng là vàng...

[Liga-30] Barça- Athletic Bilbao (4-1)

Krkic hôm qua đá quá hay. Chúng ta cứ nói rằng anh chưa lớn nhưng thực sự nghĩ lại thì anh chưa "lớn" thật, mới 19 tuổi mà. Nếu mình không nhầm thì ở độ tuổi này thì Higuain cũng mới gia nhập Real, phải thường xuyên ngồi trên nghế dụ bị (mặc dù hồi đó Real yếu hơn BC bây giờ nhiều) nhưng anh vẫn kiên trì ở lại để tích lũy thêm kinh nghiệm và bây giờ đã trở thành một sát thủ thực sự. Bojan cũng nên như thế, chúng ta không nên bán anh ấy hay đem cho đi mượn vì có thể chúng ta xe mất đi 1 Higuain trong tương lai.

Những điểm yếu và hạn chế của Barcelona

Nguyên văn bởi ps_barca84
Không phải bị cóng đâu bạn ạ, các đội bóng lớn hay nhỏ khi dẩn trước Barca đều co cụm về phòng ngự, những đội bóng nhỏ tổ chức phòng ngự kém hơn nên chúng ta vẩn lật ngược tình thế, các đội bóng lớn tổ chức phòng ngự tốt nên chúng ta chơi có vẻ bế tắc, nhưng chỉ cần 1 sơ hở là bị trả giá ngay.


Diễn giải cho dài dòng văn tự lắm vào rồi cuối cùng cũng quay lại công nhận là khi bị dẫn trước "các đội bóng lớn tổ chức phòng ngự tốt nên chúng ta chơi có vẻ bế tắc" hay nhỉ!:stop:

Bạn không hiểu từ "có vẻ" hả? "có vẻ" đây không có nghĩa là đúng như bạn đang thấy mà nó khác, từ "có vẻ" mình muốn nói ở đây là chúng ta đang tìm kiếm cơ hội chứ không hoàn toàn bế tắc.

Những Bàn Thắng Đẹp Trong Lịch Sử Barcelona

Celta de Vigo - Barcelona (1994)

[ame]http://www.youtube.com/watch?v=AM8zyoraYho&NR=1[/ame]

Bàn thắng trong sương mù của Hagi​

Celta de Vigo đã rút ngắn tỷ số xuống còn 1-3 nhờ công của Losada ở phút 86. Thế nhưng Hagi, tiền vệ trung tâm người Rumani được mệnh danh là Maradona của xứ Carpatos đã ghi bàn thắng từ một cú sút từ giữa sân.

Ngược dòng lịch sử quay về mùa bóng 1994-95, hồi đó luật Bosman vẫn chưa đời. Gica Hagi đã đến với Barcelona sau một mùa hè tỏa sáng cùng đội tuyển Rumani ở World Cup 1994 (Mỹ). Một bản hợp đồng cuối cùng trong mùa hè năm đó của Johan Cruyff.

Barcelona hành quân đến Balaidos trong khuôn khổ vòng 14. Một buổi tối thứ 7 không được thiên nhiên ưu đãi. Cruyff đã cho Koeman ngồi dự bị, tung Hagi vào sân ở vị trí tiền vệ trung tâm. Trận đấu bắt đầu với những cơn gió mạnh, sau đó là sương mù buông xuống khắp sân.

Bàn thắng đầu tiên được thực hiện ở phút thứ 12 do công của Stoichkov. Và sau đó Barca đã áp đảo đối phương. Bàn thắng thứ 2 và thứ 3 đến trong hiệp 2 do công của Romario và Koeman (thay Stoichkov). Sau vài giây sau bàn rút ngắn tỷ số của Losada, Romario chuyền bóng cho Hagi ở vòng tròn giữa sân. Hagi đã bất ngờ tung một cú sút làm bất ngờ thủ môn Villanueva. Do sương mù dày đặc nên thủ môn này đã không kịp phản ứng khi bóng bay vào khung thành.

Sau trận đấu, Koeman đã nhận xét "tuyệt tác" của Hagi: "Điều quan trọng nằm ở đường bay của bóng. Nó thể hiện "chất lượng" của Hagi, điều mà người khác không thể học hỏi được. Cũng cần phải có thêm một chút tinh ranh. Tôi chưa bao giờ thực hiện được một cú sút tương tự".

[Cá cược] Mallorca - Barcelona

Bác Autum cho em hỏi cái: Bác ra kèo thế thì có giống như nhà cái ở ngoài không? Tức là nếu anh em mà thắng thì bác phải bỏ tiền ra trả, còn anh em mà thua thì bác thu hết về hở ^^. Nếu đặt bị chênh quá mà thua thì bác lấy đâu ra tiền trả anh em? :D

Nói đúng ra thì mình hay Matar, bí thư Den, bác Râu không phải là nhà cái gì hết. Chỉ là người ra kèo để anh em đặt cược thôi. Tiền xã viên thua cược không chui vào túi ai hết, mà ngân khố của xã "nuốt". Còn nếu xã viên thắng cược thì ngân khố của xã cũng tự động trả tiền!

Người ra kèo không được hưởng lợi gì cả đâu, nên mọi người đừng hiểu lầm là cố tình ra kèo khó để ăn tiền của anh em:hump:

[Liga-29] Mallorca - Barça (0-1): Ibra đánh sập pháo đài Ono


Barcelona:
Valdes -6; Maxwell -7; Milito -7; Puyol -7; Alves -6; Toure -6; Keita -5; Iniesta -6; Jeffren -6; Ibrahimovich -7; Pedro -6.
Thay người: Xavi -6; Messi -6; Dos Santos -6.

SPORT chấm điểm các cầu thủ (Mallorca - Barca)


Barcelona:
Valdes -9; Maxwell -6; Milito -7; Puyol -7; Alves -5; Toure -5; Keita -7; Iniesta -6; Jeffren -7; Ibrahimovich -8; Pedro -7.
Thay người: Xavi -7; Messi -7; Dos Santos -6.
Top