Hợp tác xã trà chanh
  1. H @ Hạ Trắng: thời Pep cũng toàn sấp mặt ở đây
  2. H @ Hạ Trắng: mấy năm đá chán nhất lại bất bại ở Anoeta mới ảo
  3. Silver @ Silver: gặp lần nào cũng chật vật, có thắng cũng trầy da troc vảy
  4. Silver @ Silver: sociedad vẫn kiểu khăc barca ấy bac nhỉ
  5. denpietrau @ denpietrau: Vườn hồng vẫn khoai
  6. Silver @ Silver: lại thêm 1 trận ghi 5 bàn, khet quá
  7. H @ Hạ Trắng: vẫn kết hợp bình thường mà, Olmo là số 10, Pedri đá sâu hơn ở giữa sân
  8. Spain_champion @ Spain_champion: Mỗi đứa 1 phong cách
  9. Spain_champion @ Spain_champion: Thằng nào đá cũng hay!
  10. Spain_champion @ Spain_champion: Có cách nào kết hợp cả Olmo cả Pedri ko các bác

Blaugranas

Tết sinh viên xa xứ

Hì, cảm ơn Phongkate nhé! Thực ra lớn rồi nên cảm giác nhớ nhà cũng vơi đi. Chỉ có những dịp Tết khi nghĩ đến cảnh mọi người đều được bên người thân của mình nên thấy hơi buồn một chút. Nhiều lúc để đạt được mục đích thì cũng phải hi sinh một số thứ mà! <):D
đúng thế có lẻ điều đóa đúng thật đời là vậy hả có lúc cho em tất cả rùi củng chính nó lấy đi mọi thứ

[Liga-22] Atl. Madrid – Barça (2-1): Tử chiến!

May cho ta ban đầu chú Kun yếu bóng vía vài quả nên tỷ số là 2-1. Mà cũng có thể ngay ở hiệp 1 ta đã san hòa nếu Ibra và Messi may mắn hơn chút nữa. Thiếu con gà son Keita vài tuần là tổn thất lớn cho lão Pep ưa nhắm bắn phá cánh trái.
Bartra đá cũng khá ổn đấy chứ bác hungbarca nhỉ?

Puyol thường tỏ ra " sợ " trước những cầu thủ có kĩ thuật, đặc biết là Kun vs Robinho. Mình để ý Puyol rất lúng túng khi đối mặt với 2 cầu thủ này. May mắn là trận này Kun quá hiền, nếu không thì ko biết thế nào

Ibra thi đấu quá tệ, di chuyển nhiều nhưng phí sức ko đâu. Chuyền bóng 1 chạm còn bị khớp, khiến rất nhiều lần Iniesta lúng túng.Đặc biệt là toàn để bị bẫy việt vị, chắc tại to con.

Còn Bartra thì ấn tượng với pha đạp bóng chính xác, nhưng thất vọng khi chẳng chuyền được quả bóng nào ra hồn. Chắc là cóng quá

Tạm thời chưa nghĩ ra được cái tên nào để bình luận nữa ;;)

Bức tranh Premier League 2009 - 2010

Tại sao Premier League hấp dẫn hơn La Liga ?

P.L là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh, bất chấp một số người vì lí do không thích P.L mà không thừa nhận sự thật đó. Đó là 1 giải đấu lôi cuốn khán giả nhất bởi tinh thần Hiệp sĩ, chất lượng đỉnh cao, sự cạnh tranh lành mạnh, phi chính trị, những trận cầu sôi động và những yếu tố bề ngoài như sân bóng, khán đài đẹp mắt, truyền hình phục vụ tốt, giờ thi đấu hợp lí với phương châm phục vụ khán giả như "Thượng đế".
Cho dù La Liga đang thu hút những siêu sao hàng đầu hòng cạnh tranh với P.L nhưng xem ra còn khuya thì Giải La Liga mới theo kịp P.L trong việc thu hút khán giả khắp nơi trên TG. Đâu là nguyên nhân ?
1. P.L có tính cạnh tranh hơn và công bằng hơn
Liga thực sự là giải đấu chỉ của 2 đội : Real và Barca. Điều này xuyên suốt toàn bộ lịch sử và cả trong tương lai lâu dài. Cho dù 1 số ít đội thỉnh thoảng chen chân vào như A.Bilbao, A.Madrid (trước đây) hay Valencia, D.Lacoruna (sau này) nhưng không ai trong số họ phá vỡ thế độc bá của Real và Barca. Liga đơn giản là Real và Barca, chấm hết. Ngoài yếu tố truyền thống, sức mạnh thì việc Real, Barca thống trị tuyêt đối còn là do họ được các thế lực chính trị của Hoàng gia và địa phương hậu thuẫn, xem như 1 phương tiện chính trị để lợi dụng.
P.L thì khác, mỗi thời điều có 1 nhóm CLB mạnh nổi lên, sau đó CLB nào phạm sai lầm trong chiến lược sẽ bị đào thải, và sẽ có những CLB khác chen chân vào nhóm đại gia (VD gần đây là Leeds, Newcastle). Tại Anh, không có CLB nào là thống trị xuyên suốt lịch sử cả. Bất cứ 1 CLB nào có chính sách hợp lí, chiến lược đúng đắn hay có nền tài chính mạnh mẽ đều có thể vươn lên và đến 1 lúc nào đó sẽ gia nhập nhóm đại gia . Thập niên 50,60 thời kì "quần long vô thủ" khi có nhiều CLB thay nhau vô địch. Thập niên 70,80 Liverpool và nhóm "ngũ đại gia", thập niên 90, 2000 là Man Utd và "tứ đại gia".
Điều quan trọng, là P.L không có yếu tố chính trị xen vào. Mỗi CLB đều phải tự xoay sở, Chính phủ hay Hoàng gia Anh không can thiệp. Bóng đá giữ được vẻ trong sáng của nó. Còn tại TBN Real và Barca đều có bảo kê. Đời TTg nào là culé thì Barca được bênh vực. Khi Real có chuyện thì đã có Hoàng gia ra mặt. Phần còn lại hầu như không có cửa xen vào sự thống trị đó. Một sự cạnh tranh không công bằng và chán phèo !

2. P.L tôn trọng khán giả hơn Liga
Giờ thi đấu P.L nhằm phục vụ các CĐV tại nhiều nơi đặc biệt tại Châu Á , khu vực mà P.L có 1 lượng CĐV trung thành khổng lồ. P.L không có nghỉ đông, phục vụ khán giả cả trong ngày Giáng sinh hay năm mới. P.L đá cả vào giữa trưa nhằm tạo điều kiện cho CĐV Châu Á được xem thuận lợi... Bất cứ 1 khán giả hâm mộ nào cũng muốn được tôn trọng như vậy thay vì phải "hành xác" suốt đêm hôm để làm cái việc gọi là 'chứng tỏ lòng đam mê địch thực" (?) (gớm, sao lại phải hành hạ nhau thế)

3. Văn hóa P.L gần gũi hơn La Liga
1 cách ví von, P.L như một trào lưu nhạc Pop dễ xem, dễ nghe, dễ hiểu và gần gũi với số đông. Còn Liga như điệu Flamenco khó hiểu, lập dị và xa lạ.
Đối với CĐV VN, P.L đã trở thành 1 nếp văn hóa quen thuộc, không thể bỏ được. Nhà nhà P.L, người người P.L. Người ta xem P.L như 1 phần tất yếu, cứ cuối tuần, vào giờ đó, ngày đó là phải xem P.L. Ra quán nước, quán cafe, hè phố, vào lớp học, cơ quan... P.L luôn là 1 đề tài để bàn luận và người ta lái sang Liga hay SerieA như 1 món ăn phụ cho thêm màu sắc cuộc sống.

4. Sức mạnh vô đối của truyền thông Anh
Nhờ ưu thế tuyệt đối của giới truyền thông Anh kèm theo sự phổ biến của ngôn ngữ (tiếng Anh), khán giả dễ dàng tiếp cận, cập nhật, tìm hiểu về bóng đá Anh. Ngoài ra, truyền thông còn làm cho các trận cầu P.L sôi nổi cả trước và sau trận đấu. Với Liga, điều này chỉ có ở duy nhất trận siêu kinh điển (2 lần/mùa)

5. Về chuyên môn: P.L đá nhanh, lôi cuốn. Liga đá chậm như rùa, lề mề, xem buồn ngủ.
P.L đa dạng với nhiều đội có nhiều chiến thuật, lôi chơi khác nhau, từ cống hiến, đẹp mắt, cho đến thực dụng, chặt chẽ.... Còn Liga đội nào đá cũng như nhau. Tuy có phần nghệ thuật, cống hiến đấy nhưng ăn món nào cũng như món nào thì rất ngán (thà xem giải Braxin còn hơn)
...v.v

[Liga-21] Barça - Getafe (2-1): Sức mạnh của gió!

Barca đang là một,là riêng,là thứ nhất trên bầu trời bóng đá thế giới.Cả địa cầu đều ngả mũ kính phục Barca với cú ăn 6 vĩ đại.Pep Guardiola đã thổi hồn vào lối đá tấn công bốc lửa mang nhãn hiệu La Masia.Leo Messi,Xavi,Iniesta...,đang trên đường trở thảnh huyền thoại của làng túc cầu thế giới.Tất cả đều hoàn hảo,hoàn hảo đến từng chi tiết.Đó như một guồng máy không có chỗ rò.Barca đã cất cao lời tuyên ngôn đầy dũng khí với hành trang là niềm kiêu hãnh xứ catalan.Barca thời Pep đang muốn vượt mặt thời Thanh Johan.Barca đã hát vang bản thiên anh hùng ca bất tận,bản thiên anh hùng ca muôn đời.Vạn vật luôn có những đổi thay nhưng khí phách Barca vẫn luôn ngời sáng.

Thằng này rõ fan nằm vùng.

Rinus Michels - Hồi ức về bóng đá tổng lực

Trong những năm 1970,khan giả môn túc cầu đã mê mệt bởi lối tấn công quyến rũ mà Ajax Amsterdam và ĐT Hà Lan thể hiện.Vừa qua,người khai sinh ra lối chơi ấy,HLV Rinus Michels đã qua đời vì bệnh tim ở tuổi 77.Để tưởng nhớ đến ông,TT&VN xin trích đăng một đoạn hồi ký của vị HLV huyền thoại này,về quãng thời gian ông dẫn sắt Ajax,đội bóng đầu tiên lĩnh hội triết lý bóng đá ấy.

2-RINUS-MICHELS.jpg

Với Cup VD Euro năm 88 cùng Hà Lan.

Lối chơi ấp ủ từ lâu:
Khi còn là cầu thủ,có một trận đấu cực kỳ gây ấn tượng đối với tôi.Đó là trận Hungary-Tây Đức tại vòng bảng của VCK World Cup 1954.Tôi xem trận đấu ấy tại một quán café ở Zandvoort cùng bạn bè.Tỷ số 8-3 dĩ nhiên làm thỏa mãn các khán giả,những điều hấp dẫn hơn cả là lối chơi mà các cầu thủ Hungary trình diễn-một lối chơi “ngoài hành tinh” được thực hiện bởi các siêu sao như Kocsis hay Puskas.Khi trở thành HLV,tôi luôn tâm niệm rằng đội bóng mà mình dẫn dắt sẽ phải chơi thứ bóng đá “ngoài hành tinh” như vậy.Tôi muốn các cầu thủ Ajax phải học được cách cảm thận vị trí và không gian ở “Hành tinh” đó.
Cần phải xem đội bóng là một cỗ máy vận hành bởi sự hoạt động liên tục của 11 chi tiết.Chúng ta đều biết có nhiều đội bóng chơi rất hay nhưng khi xem họ thi đâu,bạn sẽ thấy chỉ có một số lượng cầu thủ ở những vị trí nhất định tham gia vào từng pha bóng (phòng thủ hoặc tấn công).Một điều nữa mà tôi rất yêu thích là những đường chuyền xa.Một Hậu vệ giỏi trong lối chơi tổng lực là người sau khi đoạt được bóng có thể ngay lập tức phát động tấn công bằng những đường chuyền chính xác cho đồng đội ở tuyến trên.Để làm được điều đó,cầu thủ dĩ nhiên phải trải qua tập luyện gian khổ,nhưng họ yêu thích điều ấy vì những đường chuyền đều hướng tới các tay săn bàn và như thế là bàn thắng có công rất lớn từ hàng hậu vệ.Bóng đá tổng lực nghĩa là mọi cầu thủ đều có thể tham gia vào các pha bóng,kể cả phòng ngự và tấn công.

Những trận đấu đáng nhớ:
Khi đề cập đến một trận đấu lớn,khái niệm này dường như hơi mang tính đánh giá cá nhận dựa theo cảm nhận của những người tham dự hoặc chứng kiến trận đấu đó.Một trận đấu đặc biệt không chỉ ở tỷ số mà còn ở những yếu tố khác như hoàn cảnh diễn ra,thời tiết hay tinh thần của các cầu thủ.
Tôi còn nhớ hai trận đấu của Ajax với Liverpool ở Cup c1.Khi đó,chúng tôi còn là những anh lính mới ở Châu Âu.Ở trận đấu lượt đi,Ajax được chơi trên sân nhà Olympic tại Amsterdam trong hoàn cảnh suơng mù dày đặc.Tôi chắc chắn hầu như tất cả khán giả đều không thể theo dõi được hết các diễn biến của trận đấu.Chúng tôi thắng 5-1 trong một hoàn cảnh thật đặc biệt mà đến bây giờ tôi cũng không thể lý giải được tâm trạng mình lúc đó.Một tuần sau,chúng tôi đến Liverpool trong trận lượt về.Một số cầu thủ có vẻ thỏa mãn nhưng giám đốc CLB ngay lập tức nhắc nhở rằng trận đấu lượt đi chỉ là một tai nạn với Liverpool và họ có thể thắng Ajax 6-1 hoặc 7-1 nếu chúng tôi khinh suất.Tôi cho các cầu thủ đến sân trước khi trận đấu diễn ra 1 tiếng rưỡi để họ không bị ngợp bởi bầu không khi tại sân Anfield.Ở trận đấu đó,chúng tôi chỉ hòa 2-2 nhưng tôi thấy các cầu thủ của mình đá còn hay hơn trận lượt đi tại Hà Lan.Đội bóng đó gồm những cầu thủ mới mười chin,đôi mươi như Johan Cruyff,Piet Keizer và Staak Swart,… Họ là những cá nhân tốt nhưng rõ rang còn thiếu kinh nghiệm ở đấu trường Châu Âu.Ấy vậy mà những chàng trai đó đã thi đấu rất tốt dưới sức ép trên sân Alfield.
Tôi còn rất nhờ 3 trận đấu tại tứ kết Cúp C1 năm 1969 đều với Benfica của Eusebio,Mario Coluna,… Ở trận lượt đi trên SVD Olympic tại Amsterdam,tuyết rơi rất dày.Tôi và các cầu thủ chắc mẩm trận đấu này sẽ dễ dàng vì người BĐN chưa bao giờ quen chơi trên tuyết cả.Nhưng chúng tôi đã lầm.Những cầu thủ BĐN có kỹ thuật cá nhân rất tốt,họ thích nghi nhanh hơn và đã thắng Ajax 3-1.Tất cả đều nghĩ rằng Ajax sẽ rất khó có cơ hội đi tiếp.Cả đối thủ của chúng tôi cũng nghĩ thế.Một tuần sau,chúng tôi đến Lisbon.Thất bại ở lượt đi không làm Ajax nhụt chí.Tôi rất tin tưởng các cầu thủ của mình và nói với họ rằng hãy chơi hết sức mình.Trong khi HLV Otto Gloria cười khẩy và trò chuyện ở ngoài sân thì tôi ở trong phòng thay đồ và cùng các học trò chuẩn bị cho cuộc chiến sắp diễn ra.Và kết quả thật tuyệt,Ajax dẫn trước 3-0(lẽ ra là 4-0 nếu trọng tài không bỏ qua một quả Penalty rõ rang) và chỉ bị gỡ lại 1 bàn do Jose Torres ghi.
Kết quả này buộc cả hai phải gặp nhau lần thứ 3 để phân thắng bại.(0 phút trận đấu này diễn ra quyết liệt và không có bàn thắng nào được ghi.Về cuối trận tôi gọi trung vệ Ton Pronk lại và giao cho anh nhiệm vụ đeo bám Eusebio thật chắt.Sau khi khống chế được chân sút nguy hiểm này,Ajax ghi liền 3 bàn ở hiệp phụ (2 trong số đó của Johan Cruyff).SVD như nổ tung dưới sự hò reo của 30000 CDV Hà Lan đi theo cổ vũ đội nhà.
Tại Bán kết chúng toi gặp Spartak Trnava và thắng dễ dàng 3-0 trên sân nhà.Thử thách chỉ đến khi đội hành quân sang Tiệp Khắc(cũ).Tôi không thể gọi đó là một trận đấu được mà đúng hơn đấy là một màn trình diễn võ thuật với nhân vật chính là các cầu thủ chủ nhà.Hành động đầu tiên của họ là loại Cruyff ra khỏi vòng chiến đấu chỉ sau 5 phút khiến anh sau đó phải nghỉ một thời gian khá lâu.Nhưng lạ một nỗi là không hề có ai bị đuổi,cũng chẳng có quả penalty nào cho chúng tôi.Tiếp đó thủ thành Gert Bals của chúng tôi phạm sai lầm nghiêm trọng,anh ném bóng vào đúng chân đối thủ và tỷ số là 1-0.Tuy nhiên đó là sai lầm duy nhất của Bals.Anh là một thủ môn rất thích hợp với lối chơi tổng lực của Ajax.Bals có khả năng chiếm lĩnh không gian rất tốt đồng thời có thể chơi bóng như một hậu vệ quét hiệu quả,một phong cách khác hẳn với những thủ môn theo lối cổ điển.Trận đấu đó chúng tôi thua 0-2 nhưng vẫn được đi tiếp.

michels.jpg


Thành công mong đợi:
Trận đấu mà tôi nhớ nhất khi dẫn dắt Ajax chính là trận CK Cup C1 năm 1971 với Panathinaikos ngày 2/6/1971 trên SVD Wembley.Có lẽ đó là ngày mà thứ bóng đá tổng lực tôi áp dụng cho Ajax thực sự lên ngôi.
Đối thủ Panathinaikos là một đội bóng khá mạnh.Nổi bật nhất trong đội hình này là trung phong Antonis Antoniadis,người đã ghi được đến 9 bàn thắng trước khi vào đến trận CK.Anh là mẫu cầu thủ tương tự Jose Torres của Benfica với chiều cao tới 1m95 và chơi đầu rất tốt.Trong các trận đấu,Antoniadis rất hay nhận được sự hỗ trợ từ phía cánh trái.Chính vì vậy tôi đã gọi Sjaak Swart và dặn:”Chúng ta có thể chiến thắng ở trận đấu này nhưng điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc cậu có khóa chặt được cánh trái của đối thủ hay không”.
Vào trận,chúng tôi dâng lên tấn công ào ạt và nhanh chóng dẫn trước 1-0.Tuy nhiên Swart bắt đầu quá hưng phấn và xông lên tấn công hăng đến nỗi quên mất lời dặn dò của tôi khiến nhiều lần Ajax đã để hở sườn.Ngồi ngoài sân,lòng tôi như lửa đốt và c ầu nguyện rằng chúng tôi có thể ra nghỉ mà không bị lọt lưới bàn nào.
Ở thành Amsterdam,Swart là một hiện tượng,người ta gọi anh là “Ngài Ajax”.Tôi biết điều ấy nhưng trong tình hình như vậy,để Swart ở lại quả là liều lĩnh.Tôi quyết định thay đổi chiến thuật bằng việc rút Swart ra,dù anh đã khóc trong phòng thay đồ sau khi nhận quyết định.Tôi chuyển Cruyff sang cánh phải và đưa Arie Haan về tuyến giữa đồng thời chỉ còn chơi với 1 tiền đạo sau khi rút Piet Keizer về bên cánh trái.
Có một điều tôi không để ý tới,đó là tình hình sức khỏe của các học trò mình.Cuối giờ nghỉ giải lao,bác sĩ cho biết Nico Rijnders không thể tiếp tục chơi vì bệnh tim,nên tôi thay Rijnders.Với đội hình như vậy,tôi khá lo lắng khi bước vào hiệp 2.Rất may là chúng tôi có bàn nâng tỉ số trận đấu lên 2-0.Ajax đã bước lên bục cao của bóng đá Châu Âu và còn lặp lại 2 năm liên tiếp sau khi tôi ra đi.
Trong suốt 6 năm dẫn dắt Ajax,tôi luôn muốn xây dựng một cỗ máy bóng đá hoạt động thật trơn tru,liên tục.Đó là một đội bóng có ý thức cao về vị trí chiến thuật cùng khả năng tạo ra và tận dụng những khoảng trống nhờ sự linh hoạt và hoán chuyển vị trí giữa các cầu thủ.Tuy nhiên tôi cũng khuyến khích những đường chuyền dài vì đó là cách nhanh nhất để đưa bóng vào vị trí thuận lợi trong một pha tấn công(tất nhiên,đường chuyền đó phải chính xác).
Mục tiêu của tôi là xây dựng một lối đá đẹp mắt nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả.Tuy nhiên không dễ thục hiện lối chơi này.Nó được xây dựng trên nền tảng của một đội hình hoàn hảo về chất lượng của các cá nhân và một lối chơi tập thể nhưng không bị quả bó buộc về sơ đồ chiến thuật.Tôi rất may mắn đã có những học trò suất sắc như Cruyff,Neeskens,Kroi,… để thực hiện lối chơi ấy.
Một nhà báo đã gọi những gì tôi xây dựng ở Ajax là “lối chơi tổng lực”.Tôi thấy cũng hay và mọi người đều thích cái tên đó.


Tuấn Cương(lược dịch)
TT&VH số 19,ngày 8/3/2005


RinusMichels.jpg


Lý lịch trích ngang:
-Tên đầy đủ:Marius Hendrikus Jacobus Michels
-Sinh,mất:9/2/1928-3/3/2005)
-Sự nghiệp cầu thủ:VD Hà Lan 1947,1957.Đá 269 trận cho Ajax,ghi 121 bàn.
-Sự nghiệp HLV:VD Hà Lan 1966,1967,1968,1970
Cúp QG Hà Lan 1967,1970,1971
Cúp C1 1971 cùng Ajax.
VD TBN 1974,Cúp Nhà Vua 1978(cùng Barcelona)
Á quân World Cup 1974,CD Euro 1988(cùng ĐT Hà Lan)
- Huấn luyện viên hay nhất thế kỉ 20(Fifa bầu): 1999
-Tước hiệp sĩ của : 2002
- Giải thưởng cống hiến cả đời: 2002
- Huấn luyện viên hay nhất trong 50 năm của Hà Lan: 2004

51WNR9DZHEL._SL500_AA240_.jpg

Cuốn sách nổi tiếng của ông:Đường tới thành công.

Dọn nhà,lục lọi lại một mẩu báo cũ đã được cắt ra,định post vào Topic các HLV trong lịch sử Barca,nhưng câu chuyện này chủ yếu nói về thời kì ông ở Ajax.

ý kiến

1. Xem lại mình đã mở bao nhiêu topic về giải Anh? Bị gom bao nhiêu bài về 1 topic? Và còn thích lập bao nhiêu topic kiểu đó nữa?
2. Box Bóng đá thế giới rộng lớn nhưng không nghĩa là nó mang tên Box Premier League để từng trận đấu của nó hiện diện tràn ngập Box.
3. Tớ là con nít nên tớ đành phải kiếm những diễn đàn chuyên về vấn đề đó giúp đồng chí.
4. Tớ chả phải culé nhưng cá nhân tớ thấy hơi phản cảm vì loạt bài về PL đó. Nhìn sang cái Liga vòng 21... thế nên tớ khóa, không chuyển, gộp hay xóa.
5. Tớ kiếm thiếu: diễn đàn Arsenal đây: www.arsenal.com.vn!
À quên, tớ cũng phải chuyển cái topic này đi chỗ khác để mọi người đỡ nhầm.Chắc có cần xin phép bạn không?
Top