Kiến trúc
- By Chava
- Barça Media
- 33 Trả lời
Nhà Hát Thăng Long
"... Ngày 4-9-2010, Sở Xây dựng và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức báo cáo và lựa chọn phương án cuộc thi kiến trúc quốc tế về Nhà hát Thăng Long.
Nghệ thuật đương đại vượt qua yếu tố văn hoá bản địa
Tham gia dự thi có 02 tư vấn Renzo Piano (Ý) và Norman Foster (Anh).
Vị trí dự kiến đầu tư xây dựng nằm trong qui hoạch khu đô thị mới Tây Hồ Tây, qui mô chiếm đất khoảng 22,263ha. Qui mô nhà hát Thăng Long bao gồm 01 khối biểu diễn hoà nhạc cổ điển từ 1200-1500 chỗ, 01 khối biểu diễn đa chức năng 1800 chỗ. Ngoài ra còn có không gian tổ chức biểu diễn ngoài trời.
Phương án của tư vấn Norman Foster lấy ý tưởng chủ đạo xây dựng nhà hát trên đầm Sen (sử dụng lối kiến trúc thuỷ toạ trong kiến trúc cung đình ở Huế). Mượn các hình tượng trống đồng, mái đình, vẩy rồng, mai rùa cách điệu cùng với màu sắc truyền thống Việt để tạo nên thức kiến trúc công trình. Mặt bằng phương án bố trí phân tán gồm hai khối công trình là hình dáng của 2 chiếc trống vàng. Được che bởi mái chung mượn hình tượng mai rùa, cấu trúc mái biểu trưng cho vẩy con rồng. Hình dáng mái được cách điệu đơn giản nét giống như mái Đình rất lớn. Công trình không có khái niệm mặt trước sau, các không gian tiếp cận sử dụng như nhau.
Phương án của tư vấn Renzo Piano lấy nguồn cảm hứng ấn tượng cá nhân từ cánh buồm đỏ trên nền trời Vịnh Hạ Long. Nó như điểm sáng trên nền trời sẫm, như một cây đèn thần – 1 điểm sáng cuối trục quy hoạch. Cũng giống như 1 cỗ máy thể hiện nghệ thuật đương đại có sức sống mãnh liệt. Trong tổng thể quy hoạch, công trình Nhà hát như 1 viên ngọc quý đựng trong hộp thuỷ tinh đặt giữa ô đất. Quần thể công trình tổ chức thành 3 khu gồm nhà hát, sân khấu ngoài trời, nhà để xe đều nổi trên cao, nhường không gian mặt nước và cây xanh cho công viên. Một trục giao thông lệch mảnh mai xuyên suốt 3 khôg gian. Công trình chính tổ chức hợp khối, phòng hoà nhạc cổ điển bố trí trên phòng biểu diễn đa chức năng. Cấu trúc công trình chủ yếu sử dụng vật liệu thép, kính tạo cảm giác nhẹ nhàng đến kinh ngạc mặc dầu chiều cao đỉnh mái 100m, công trình tạo cảm giác trong suốt không trọng lượng. Hệ thống mái sử dụng công nghệ tích tụ năng lượng, hệ thống bao che sử dụng các ống nước thuỷ tinh làm giảm bức xạ nhiệt cho công trình vào mùa hè.
[an=CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ ĐỌC TIẾP]
Ban giám khảo cuộc thi gồm 7 thành viên là các chuyên gia trong và ngoài nước. Sau hơn 3h làm việc căng thẳng, hội đồng chấm thi quyết định chọn hình thức bỏ phiếu quyết định lựa chọn phương án do tư vấn Renzo Piano đưa ra.
Một số thông tin dự án:
Chủ quản đầu tư: Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Chủ đầu tư: Sở Xây dựng Hà Nội
Địa điểm: nằm trong đồ án qui hoạch chi tiết Tây Hồ Tây 1/2000
Qui mô chiếm đất: 22,263ha
Tư vấn tổ chức cuộc thi: Công ty vinaconex R&D
..."
Nguồn:-bình luận:kienviet.net
-hình ảnh phương án của Renzo Piano:http://www.flickr.com/photos/51513016@N00/4974324436/in/photostream/
Phương án được chọn là của tư vấn REnzo Piano,Italia.Ông là KTS danh tiếng người Italia đã đoạt giải Pritzker năm 1998,và là thành viên thường niên chấm giải Pritzker hằng năm suốt từ đó đến nay.
Foster và Renzo đều là 2 KTS hàng đầu TG hiện nay,tuy nhiên BGK đã chuẩn xác khi lựa chọn PA của Renzo,vì trong giới KTS đều biết rằng khả năng của Foster nổi tiếng bởi các Tòa tháp,các công trình và tòa nhà công nghệ cao,các khu thương mai,còn về các công trình đặc thù Văn Hóa nghệ thuật như Nhà hát,bảo tàng,.. thì Renzo thực sự nổi trội hơn hẳn.
Nhà hát có đặc điểm khó khất và khắt khe nhất đương nhiên là Khán phòng,đó là âm thanh,ánh sáng phải chuẩn,về điều này thì TG đến những nước giàu có như Mỹ,Tây Âu cũng thực sự không hề có nhiều Nhà hát tầm Quốc Gia đạt được mức độ đó.
Nhà hát lớn của HN hiện tại thực sự quá bé và về âm thanh phải nói là kém.Thế nên VN đang rất mong chờ sự xuất hiện của 1 Nhà hát hiện đại,lớn và tầm cỡ như Nhà hát Thăng Long sắp xây dựng tới đây.
Italia,và Roma nói riêng có thể nói họ là những người thẩm âm và khắt khe bậc nhất TG về Nghệ thuật cổ điển,thế nên Renzo Piano,người đã thiết kế Nhà hát Roma chắc chắn chúng ta có thể yên tâm về chất lượng âm thanh và các tiêu chuẩn đặc thù khác (Chưa nói đến Kiến trúc) cua 1 Nhà hát hiện đại tầm cỡ.
Nhà hát ở Roma:
Một số công trình khác của Renzo Piano(xưởng thiết kế tại Genoa):
Trung tâm văn hoá Jean Marie Tjibaou:
Padre Pio Pilgrimage Church:
Trung tâm văn Hòa POmpidou,Paris:
...CentralSaintGiles-London:
california academy of sciences:
Art Institute of Chicago:
Bảo tàng Paul Klee:
Stadio San Nicola:
Debis-Haus.Berlin:
Kansai International Airport:
MaisonHermès-Tokyo:
NEMO,Hà Lam:
Trụ sở Thời báo New York Times:
Vulcano Buono:
Weltstadthaus (Köln):
The Wieland Pavilion:
Pacific Dawn:
[/an]
"... Ngày 4-9-2010, Sở Xây dựng và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức báo cáo và lựa chọn phương án cuộc thi kiến trúc quốc tế về Nhà hát Thăng Long.
Nghệ thuật đương đại vượt qua yếu tố văn hoá bản địa
Tham gia dự thi có 02 tư vấn Renzo Piano (Ý) và Norman Foster (Anh).
Vị trí dự kiến đầu tư xây dựng nằm trong qui hoạch khu đô thị mới Tây Hồ Tây, qui mô chiếm đất khoảng 22,263ha. Qui mô nhà hát Thăng Long bao gồm 01 khối biểu diễn hoà nhạc cổ điển từ 1200-1500 chỗ, 01 khối biểu diễn đa chức năng 1800 chỗ. Ngoài ra còn có không gian tổ chức biểu diễn ngoài trời.
Phương án của tư vấn Norman Foster lấy ý tưởng chủ đạo xây dựng nhà hát trên đầm Sen (sử dụng lối kiến trúc thuỷ toạ trong kiến trúc cung đình ở Huế). Mượn các hình tượng trống đồng, mái đình, vẩy rồng, mai rùa cách điệu cùng với màu sắc truyền thống Việt để tạo nên thức kiến trúc công trình. Mặt bằng phương án bố trí phân tán gồm hai khối công trình là hình dáng của 2 chiếc trống vàng. Được che bởi mái chung mượn hình tượng mai rùa, cấu trúc mái biểu trưng cho vẩy con rồng. Hình dáng mái được cách điệu đơn giản nét giống như mái Đình rất lớn. Công trình không có khái niệm mặt trước sau, các không gian tiếp cận sử dụng như nhau.
Phương án của tư vấn Renzo Piano lấy nguồn cảm hứng ấn tượng cá nhân từ cánh buồm đỏ trên nền trời Vịnh Hạ Long. Nó như điểm sáng trên nền trời sẫm, như một cây đèn thần – 1 điểm sáng cuối trục quy hoạch. Cũng giống như 1 cỗ máy thể hiện nghệ thuật đương đại có sức sống mãnh liệt. Trong tổng thể quy hoạch, công trình Nhà hát như 1 viên ngọc quý đựng trong hộp thuỷ tinh đặt giữa ô đất. Quần thể công trình tổ chức thành 3 khu gồm nhà hát, sân khấu ngoài trời, nhà để xe đều nổi trên cao, nhường không gian mặt nước và cây xanh cho công viên. Một trục giao thông lệch mảnh mai xuyên suốt 3 khôg gian. Công trình chính tổ chức hợp khối, phòng hoà nhạc cổ điển bố trí trên phòng biểu diễn đa chức năng. Cấu trúc công trình chủ yếu sử dụng vật liệu thép, kính tạo cảm giác nhẹ nhàng đến kinh ngạc mặc dầu chiều cao đỉnh mái 100m, công trình tạo cảm giác trong suốt không trọng lượng. Hệ thống mái sử dụng công nghệ tích tụ năng lượng, hệ thống bao che sử dụng các ống nước thuỷ tinh làm giảm bức xạ nhiệt cho công trình vào mùa hè.
[an=CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ ĐỌC TIẾP]
Ban giám khảo cuộc thi gồm 7 thành viên là các chuyên gia trong và ngoài nước. Sau hơn 3h làm việc căng thẳng, hội đồng chấm thi quyết định chọn hình thức bỏ phiếu quyết định lựa chọn phương án do tư vấn Renzo Piano đưa ra.
Một số thông tin dự án:
Chủ quản đầu tư: Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Chủ đầu tư: Sở Xây dựng Hà Nội
Địa điểm: nằm trong đồ án qui hoạch chi tiết Tây Hồ Tây 1/2000
Qui mô chiếm đất: 22,263ha
Tư vấn tổ chức cuộc thi: Công ty vinaconex R&D
..."
Nguồn:-bình luận:kienviet.net
-hình ảnh phương án của Renzo Piano:http://www.flickr.com/photos/51513016@N00/4974324436/in/photostream/
Phương án được chọn là của tư vấn REnzo Piano,Italia.Ông là KTS danh tiếng người Italia đã đoạt giải Pritzker năm 1998,và là thành viên thường niên chấm giải Pritzker hằng năm suốt từ đó đến nay.
Foster và Renzo đều là 2 KTS hàng đầu TG hiện nay,tuy nhiên BGK đã chuẩn xác khi lựa chọn PA của Renzo,vì trong giới KTS đều biết rằng khả năng của Foster nổi tiếng bởi các Tòa tháp,các công trình và tòa nhà công nghệ cao,các khu thương mai,còn về các công trình đặc thù Văn Hóa nghệ thuật như Nhà hát,bảo tàng,.. thì Renzo thực sự nổi trội hơn hẳn.
Nhà hát có đặc điểm khó khất và khắt khe nhất đương nhiên là Khán phòng,đó là âm thanh,ánh sáng phải chuẩn,về điều này thì TG đến những nước giàu có như Mỹ,Tây Âu cũng thực sự không hề có nhiều Nhà hát tầm Quốc Gia đạt được mức độ đó.
Nhà hát lớn của HN hiện tại thực sự quá bé và về âm thanh phải nói là kém.Thế nên VN đang rất mong chờ sự xuất hiện của 1 Nhà hát hiện đại,lớn và tầm cỡ như Nhà hát Thăng Long sắp xây dựng tới đây.
Italia,và Roma nói riêng có thể nói họ là những người thẩm âm và khắt khe bậc nhất TG về Nghệ thuật cổ điển,thế nên Renzo Piano,người đã thiết kế Nhà hát Roma chắc chắn chúng ta có thể yên tâm về chất lượng âm thanh và các tiêu chuẩn đặc thù khác (Chưa nói đến Kiến trúc) cua 1 Nhà hát hiện đại tầm cỡ.
Nhà hát ở Roma:
Một số công trình khác của Renzo Piano(xưởng thiết kế tại Genoa):
Trung tâm văn hoá Jean Marie Tjibaou:
Padre Pio Pilgrimage Church:
Trung tâm văn Hòa POmpidou,Paris:
...CentralSaintGiles-London:
california academy of sciences:
Art Institute of Chicago:
Bảo tàng Paul Klee:
Stadio San Nicola:
Debis-Haus.Berlin:
Kansai International Airport:
MaisonHermès-Tokyo:
NEMO,Hà Lam:
Trụ sở Thời báo New York Times:
Vulcano Buono:
Weltstadthaus (Köln):
The Wieland Pavilion:
Pacific Dawn: