Spain_champion
Los Blaugrana
Sự ra đời
Năm 1954, nhà báo Gabriel Hanot của báo L'Equipe đã đề xuất lập ra một giải thi đấu giữa các đội vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu.
Hanot cha đẻ của cup C1
Tháng 1 năm 1955, báo L'Equipe đã gửi bản dự thảo "European Cup" đến nhiều câu lạc bộ bóng đá. Ngày 2 tháng 4 năm 1955, 16 đại diện các câu lạc bộ đã thảo luận bản dự thảo này và thông qua sau 3 giờ đồng hồ.
Trận đấu đầu tiên đã diễn ra ngày 4 tháng 9 năm 1955 tại Lisbon (Bồ Đào Nha) giữa Sporting Lisbon và FK Partizan (Nam Tư), kết quả hòa 3-3. Và đội vô địch đầu tiên là Real Madrid (giải có 16 đội tham dự).
Từ mùa bóng 1991/1992, giải được đổi tên thành "UEFA Champions League". Và đến mùa bóng 1997/1998, có một sự thay đổi lớn trong điều lệ giải, ngoài các đội vô địch quốc gia, các đội có thứ hạng cao trong mỗi giải vô địch (tùy theo mỗi quốc gia) cũng có quyền tham dự. Mùa bóng năm 2005/2006 và 2006/2007, 3 quốc gia Tây Ban Nha, Anh và Ý được quyền cử 4 đội tham gia.
Hanot cha đẻ của cup C1
Tháng 1 năm 1955, báo L'Equipe đã gửi bản dự thảo "European Cup" đến nhiều câu lạc bộ bóng đá. Ngày 2 tháng 4 năm 1955, 16 đại diện các câu lạc bộ đã thảo luận bản dự thảo này và thông qua sau 3 giờ đồng hồ.
Trận đấu đầu tiên đã diễn ra ngày 4 tháng 9 năm 1955 tại Lisbon (Bồ Đào Nha) giữa Sporting Lisbon và FK Partizan (Nam Tư), kết quả hòa 3-3. Và đội vô địch đầu tiên là Real Madrid (giải có 16 đội tham dự).
Từ mùa bóng 1991/1992, giải được đổi tên thành "UEFA Champions League". Và đến mùa bóng 1997/1998, có một sự thay đổi lớn trong điều lệ giải, ngoài các đội vô địch quốc gia, các đội có thứ hạng cao trong mỗi giải vô địch (tùy theo mỗi quốc gia) cũng có quyền tham dự. Mùa bóng năm 2005/2006 và 2006/2007, 3 quốc gia Tây Ban Nha, Anh và Ý được quyền cử 4 đội tham gia.
Nhạc hiệu
Bản nhạc nền Cúp C1 châu Âu do do nhà soạn nhạc người Anh Tony Britten soạn theo phong cách của nhà soạn nhạc người Đức George Frideric Handel (1658-1759), được dàn nhạc Royal Philharmonic Orchestra (London - Anh) trình bày. Bản nhạc có mang nhiều âm hưởng của bản Zadok the Priest của Handel.
Tony Britten ở giữa
Tony Britten ở giữa
Chiếc cúp
Cúp cao 74cm, nặng 8kg và trị giá khoảng 200.000 Franc. Đội đoạt cúp còn được nhận 20 Huy chương vàng và một phiên bản cúp, đồng thời có quyền giữ chiếc cúp thật trong vòng một năm trước khi trao lại cho UEFA "trong tình trạng nguyên xi" (nếu hư hại sẽ bị phạt nặng), một tháng trước trận chung kết lần sau. Nếu 3 lần liên tiếp đoạt chức vô địch, hoặc 5 lần khác nhau, đội có quyền sở hữu vĩnh viễn chiếc cúp và lúc này UEFA phải làm một chiếc cúp khác hoàn toàn giống hệt.
Tính tới thời điểm hiện tại, có 5 câu lạc bộ có được vinh dự này là: Real Madrid (9 lần vô địch vào các năm 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1966, 1998, 2000, 2002); AC Milan (7 lần vô địch vào các năm 1963, 1969, 1989, 1990, 1994, 2003, 2007); Liverpool FC (5 lần vô địch vào các năm 1977, 1978, 1981, 1984, 2005); FC Bayern München (3 lần vô địch liên tiếp vào các năm 1974, 1975, 1976); AFC Ajax (3 lần vô địch liên tiếp vào các năm 1971, 1972, 1973)
Các đội tham dự và thể thức thi đấu
Kể từ khi ra đời với tên gọi Cup C1, giải đấu này chỉ dành cho các đội đoạt chức vô địch quốc tại giải vô địch hạng cao nhất của các quốc gia châu Âu là thành viên của UEFA và đội đương kim vô địch của mùa giải trước - đang giữ cúp.
Vì vậy, nếu một đội bóng không bảo vệ được danh hiệu vô địch trong nước nhưng đoạt được Cup C1 thì năm sau tiếp tục được dự giải và quốc gia đó sẽ là nước duy nhất có 2 đội dự Cup C1. Nếu đội vô địch Cúp C1 đồng thời đoạt "cú đúp" - vô địch cả giải trong nước thì quốc gia đó vẫn chỉ có 1 đội dự Cup này như những nước khác. Trong cả trường hợp đội vô địch Cup C1 bị xuống hạng ở giải trong nước vẫn được dự giải này trong mùa bóng tiếp theo.
Thể thức duy nhất mà UEFA áp dụng từ năm 1955 tới năm 1991 là phân cặp đấu loại trực tiếp từ vòng đầu tới vòng cuối cùng. Vòng đầu có 32 đội, lần lượt qua 5 lượt tới trận chung kết còn 2 đội.
Mùa bóng 1986-1987, vòng 1 Cup C1 chỉ có 31 đội tham dự do sự cố chính trị làm vắng mặt 1 thành viên. Do đó đội đương kim vô địch là Steaua Bucharest của Rumani được vào thẳng vòng 2.
Từ mùa bóng 1991-1992, Cup C1 đổi tên thành Champions League - Giải đấu của các nhà vô địch. Sau 2 vòng loại đầu tiên, 8 đội mạnh nhất chia 2 bảng đấu vòng tròn để chọn ra 2 đội đầu bảng vào chung kết.
Real Madrid là đội bóng giữ kỷ lục lâu bị loại ở Cup C1 nhất. Tính từ khi tham gia năm 1955 tới năm 1960, Real Madrid liên tục vô địch Cup này 5 năm và chưa từng bị loại. Tới mùa bóng 1960-1961, Real cùng FC Barcelona là đội vô địch trong nước cùng đại diện cho Tây Ban Nha dự giải. Do thời đó chưa có quy định hạt giống nên việc bốc thăm ngẫu nhiên khiến Real Madrid và Barcelona gặp nhau ngay vòng đầu. Kết quả Barcelona đã loại Real bằng kết quả hoà 2-2 ở sân Bernabeu và thắng 2-1 ở sân Nou Camp. Đó là lần đầu tiên Real Madrid bị loại ở Cup C1.
Từ mùa bóng 1997-1998, UEFA mở rộng số đội tham dự, cho phép các nước có thành tích cao nhất được cử 2 đại diện tham dự - đội vô địch và đội á quân. Do số đội tăng lên, số đội dự vòng bảng là 16 và do đó có 4 bảng sau 2 vòng đầu. 8 đội đứng đầu 4 bảng lọt vào vòng tứ kết, đấu loại trực tiếp tới chung kết.
Trong những năm tiếp theo, do sức ép từ phía nhóm G-14, các đội bóng mạnh và giàu có ở châu Âu, UEFA mở rộng đối tượng tham dự Champions League hơn, cho phép 3 quốc gia có thành tích cao nhất được cử tới 4 đội tham dự, các nước có thành tích thấp hơn có số đội tham dự giảm dần, để tạo điều kiện cho những đội bóng giàu có có cơ hội đoạt Cup này ngay cả khi không vô địch trong nước nhiều năm liền.
Các vòng loại cho các đội yếu từ những nước có hệ số điểm thấp được thu xếp từ mùa hè để bắt đầu vào tháng 9, vòng 1 bắt đầu là vòng đấu bảng với số đội tham gia là 32 đội tại 8 bảng đấu.
Quy định mở rộng đối tượng tham dự này khiến cho giải thực chất không còn đúng với tên gọi "giải đấu của các nhà vô địch" - Champions League nữa.
Quy định hiện nay
- Vòng sơ loại đầu tiên: gồm 22 đội vô địch quốc gia các nước được xếp hạng từ 27 và thấp hơn.
- Vòng sơ loại thứ nhì: gồm 28 đội (11 đội thắng của vòng sơ loại đầu tiên, 11 đội vô địch của các quốc gia xếp từ 16 đến 26 và 6 đội á quân của các quốc gia có các thứ hạng từ 10 - 15).
- Vòng sơ loại thứ ba: gồm 32 đội (14 đội thắng của vòng sơ loại thứ hai, 6 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 10-15; 3 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 7 - 9; 6 đội hạng 3 của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6 và 3 đội hạng tư của các quốc gia có thứ hạng từ 1 -3).
- Vòng đấu bảng thứ 1: gồm 32 đội, chia làm 8 bảng (4 đội/bảng): 16 đội thắng vòng sơ loại thức 3, đội đương kim vô địch, 9 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 1- 9, 6 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6.
Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ được vào vòng sau.
- Vòng đấu bảng thứ 2: 16 đội chia thành 4 bảng. Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đầu mỗi bảng vào vòng tứ kết.
Kề từ mùa giải 2003-2004, Các đội vào vòng đầu bảng thứ 2 sẽ bốc thăm phân cặp đấu loại trực tiếp 2 lượt đi và về.
- Vòng tứ kết: Bốc thăm phân cặp đội đấu loại trực tiếp.
- Bán kết:
- Chung kết:
Có tất cả 239 trận đấu.
- Các đội bị loại tại vòng loại thứ 3 được chuyển sang thi đầu từ vòng 1 cúp UEFA, và xếp hạng 3 tại vòng đấu bảng thứ 1 sẽ được chuyển sang thi đấu tại vòng 3 cúp UEFA.
Thể thức bốc thăm phân cặp
- Vòng đấu bảng thứ nhất: các CLB cùng một liên đoàn không chung bảng.
- Vòng đấu bảng thứ hai: các CLB cùng một liên đoàn cũng như từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1 không chung bảng.
- Vòng tứ kết (các đội nhì bảng gặp các đội đầu bảng): 2 đội cùng liên đoàn, từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1, từng gặp nhau tại vòng bảng 2 không gặp nhau tại tứ kết. Những đội nhì bảng sẽ đấu lượt đi trên sân nhà.
- Vòng bán kết: bốc thăm phân cặp đấu lượt đi và về.
- Chung kết: đấu 1 trận duy nhất trên sân trung lập. Nếu hòa đá 2 hiệp phụ.
- Tại tứ kết và bán kết nếu sau 2 lượt tổng tỷ số bằng nhau sẽ đá hiệp phụ cổ điển (không tính bàn thắng vàng hay bạc), nếu vẫn hòa sẽ đá luân lưu xác định đội thắng thua.
Xếp hạng vòng bảng
Đội thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm. Trong trường hợp có hai hay nhiều đội bằng điểm nhau sau khi vòng đấu bảng kết thúc, việc phân định ngôi thứ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn sau:
- Giành được nhiều điểm hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp
- Ghi được nhiều bàn thắng trên sân của đối phương hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại của tất cả các trận đấu trong bảng cao hơn
- Ghi được nhiều bàn thắng hơn trong tất cả các trận đấu trong bảng
- Hệ số điểm của quốc gia vào thời điểm đầu mùa bóng (Hệ số này do UEFA thiết lập và xếp hạng)
- Vòng sơ loại thứ nhì: gồm 28 đội (11 đội thắng của vòng sơ loại đầu tiên, 11 đội vô địch của các quốc gia xếp từ 16 đến 26 và 6 đội á quân của các quốc gia có các thứ hạng từ 10 - 15).
- Vòng sơ loại thứ ba: gồm 32 đội (14 đội thắng của vòng sơ loại thứ hai, 6 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 10-15; 3 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 7 - 9; 6 đội hạng 3 của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6 và 3 đội hạng tư của các quốc gia có thứ hạng từ 1 -3).
- Vòng đấu bảng thứ 1: gồm 32 đội, chia làm 8 bảng (4 đội/bảng): 16 đội thắng vòng sơ loại thức 3, đội đương kim vô địch, 9 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 1- 9, 6 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6.
Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ được vào vòng sau.
- Vòng đấu bảng thứ 2: 16 đội chia thành 4 bảng. Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đầu mỗi bảng vào vòng tứ kết.
Kề từ mùa giải 2003-2004, Các đội vào vòng đầu bảng thứ 2 sẽ bốc thăm phân cặp đấu loại trực tiếp 2 lượt đi và về.
- Vòng tứ kết: Bốc thăm phân cặp đội đấu loại trực tiếp.
- Bán kết:
- Chung kết:
Có tất cả 239 trận đấu.
- Các đội bị loại tại vòng loại thứ 3 được chuyển sang thi đầu từ vòng 1 cúp UEFA, và xếp hạng 3 tại vòng đấu bảng thứ 1 sẽ được chuyển sang thi đấu tại vòng 3 cúp UEFA.
Thể thức bốc thăm phân cặp
- Vòng đấu bảng thứ nhất: các CLB cùng một liên đoàn không chung bảng.
- Vòng đấu bảng thứ hai: các CLB cùng một liên đoàn cũng như từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1 không chung bảng.
- Vòng tứ kết (các đội nhì bảng gặp các đội đầu bảng): 2 đội cùng liên đoàn, từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1, từng gặp nhau tại vòng bảng 2 không gặp nhau tại tứ kết. Những đội nhì bảng sẽ đấu lượt đi trên sân nhà.
- Vòng bán kết: bốc thăm phân cặp đấu lượt đi và về.
- Chung kết: đấu 1 trận duy nhất trên sân trung lập. Nếu hòa đá 2 hiệp phụ.
- Tại tứ kết và bán kết nếu sau 2 lượt tổng tỷ số bằng nhau sẽ đá hiệp phụ cổ điển (không tính bàn thắng vàng hay bạc), nếu vẫn hòa sẽ đá luân lưu xác định đội thắng thua.
Xếp hạng vòng bảng
Đội thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm. Trong trường hợp có hai hay nhiều đội bằng điểm nhau sau khi vòng đấu bảng kết thúc, việc phân định ngôi thứ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn sau:
- Giành được nhiều điểm hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp
- Ghi được nhiều bàn thắng trên sân của đối phương hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại của tất cả các trận đấu trong bảng cao hơn
- Ghi được nhiều bàn thắng hơn trong tất cả các trận đấu trong bảng
- Hệ số điểm của quốc gia vào thời điểm đầu mùa bóng (Hệ số này do UEFA thiết lập và xếp hạng)
Các trận chung kết
Năm Chung kết
1956 Real Madrid - Reims 4 - 3
1957 Real Madrid - Fiorentina 2 - 0
1958 Real Madrid - A.C. Milan 3 - 2
1959 Real Madrid - Reims 2 - 0
1960 Real Madrid - Eintracht Frankfurt 7 - 3
1961 SL Benfica - Barcelona 3 - 2
1962 SL Benfica - Real Madrid 5 - 3
1963 A.C. Milan - SL Benfica 2 - 1
1964 Inter Milan - Real Madrid 3 - 1
1965 Inter Milan - SL Benfica 1 - 0
1966 Real Madrid - FK Partizan 2 - 1
1967 Celtic - Inter Milan 2 - 1
1968 Manchester United - Benfica 4 - 1
1969 A.C. Milan - Ajax Amsterdam 4 - 1
1970 Feyenoord Rotterdam - Celtic F.C. 2 - 1
1971 Ajax Amsterdam - Panathinaikos 2 - 0
1972 Ajax Amsterdam - Inter Milan 2 - 0
1973 Ajax Amsterdam - Juventus 1 - 0
1974 Bayern Munich - Atletico Madrid 1 - 1 (4 - 0 đá lại)
1975 Bayern Munich - Leeds United 2 - 0
1976 Bayern Munich - Saint Etienne 1 - 0
1977 Liverpool F.C. - Borussia Moenchengladbach 3 - 1
1978 Liverpool F.C. - Club Brugge 1 - 0
1979 Nottingham Forest - Malmö FF 1 - 0
1980 Nottingham Forest - Hamburger SV 1 - 0
1981 Liverpool F.C. - Real Madrid 1 - 0
1982 Aston Villa - Bayern Munich 1 - 0
1983 Hamburger SV - Juventus 1 - 0
1984 Liverpool F.C. - AS Roma 1 - 1 (4 - 2, đá luân lưu 11m)
1985 Juventus - Liverpool F.C. 1 - 0
1986 Steaua Bucarest - FC Barcelona 0 - 0 (2 - 0, đá luân lưu 11m)
1987 FC Porto - FC Bayern Munich 2 - 1
1988 PSV Eindhoven - SL Benfica 0 - 0 (6 - 5, đá luân lưu 11m)
1989 A.C. Milan - Steaua Bucarest 4 - 0
1990 A.C. Milan - SL Benfica 1 - 0
1991 Sao Đỏ Belgrade - Olympique de Marseille 0 - 0 (5 - 3, đá luân lưu 11m)
1992 Barcelona - Sampdoria 1 - 0
1993 Olympic Marseille - A.C. Milan 1 - 0
1994 A.C. Milan - Barcelona 4 - 0
1995 Ajax Amsterdam - A.C. Milan 1 - 0
1996 Juventus - Ajax Amsterdam 1 - 1 (4 - 2, đá luân lưu 11m)
1997 Borussia Dortmund - Juventus 3 - 1
1998 Real Madrid - Juventus 1 - 0
1999 Manchester United - Bayern Munich 2 - 1
2000 Real Madrid - Valencia CF 3 - 0
2001 Bayern Munich - Valencia 1 - 1 (5 - 4, đá luân lưu 11m)
2002 Real Madrid - Bayer Leverkusen 2 - 1
2003 A.C. Milan - Juventus 0 - 0 (3 - 2, đá luân lưu 11m)
2004 FC Porto - Monaco 3 - 0
2005 Liverpool - A.C. Milan 3 - 3 (3 - 2, đá luân lưu 11m)
2006 Barcelona - Arsenal 2 - 1
2007 A.C. Milan - Liverpool 2 - 1
2008 Manchester United - Chelsea 1 - 1 (6 - 5, đá luân lưu 11m)
2009 Barcelona - Manchester Untied 2 - 0
Các kỷ lục
Trận chung kết có tỷ số cao nhất: Năm 1960 giữa Real Madrid - Eintracht Frankfurt: 7-3
Quốc gia đoạt nhiều cup nhất: TBN 12 lần
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất đến nay: Raúl González
Cầu thủ ghi bàn tại nhiều trận chung kết liên tiếp: Di Stefano (Real Madrid): 5 trận chung kết liên tiếp, từ 1956 - 1960.
Câu lạc bộ đoạt nhiều cúp nhất: Real Madrid (9 lần: 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1966, 1998, 2000, 2002)
Câu lạc bộ tham gia nhiều trận chung kết nhất: Real Madrid (12 lần). Nếu chỉ tính từ khi đổi tên thì Milan là số 1 với 6 lần đoạt 4 cúp.
Cầu thủ tham gia nhiều trận chung kết nhất: Francisco Gento (Real Madrid) và Paolo Maldini (AC Milan) cùng 8 lần có mặt trong trận chung kết cúp C1.
Maldini một trong 2 cầu thủ tham dự nhiều trận CK cup C1 nhất
Cầu thủ đoạt nhiều cúp C1 nhất: Francisco Gento (Real Madrid) với 6 lần
Bàn thắng nhanh nhất trong trận chung kết: do công của Paolo Maldini (số 3, AC Milan) ghi vào giây thứ 51, trận Liverpool - AC Milan năm 2005 và anh cũng thiết lập luôn kỉ lục cầu thủ lớn tuổi nhất ghi bàn trong 1 trận chung kết
Bàn thắng nhanh nhất giải Champion League: thực hiện giây thứ 10,2 do công của Roy Makaay trong trận Bayern München - Real, lượt về vòng 2, mùa giải 2006-2007
Cầu thủ lớn tuổi nhất tham gia trận chung kết: Dino Zoff (thủ môn Juventus) ra sân năm 1983 khi 41 tuổi 86 ngày; còn tính Champions League thì Paolo Maldini (hậu vệ Milan) ra sân trận chung kết 2007 khi 38 tuổi 331 ngày.
Đội bóng thất bại trong nhiều trận chung kết nhất: SL Benfica (Bồ Đào Nha): 5 lần (1963, 1965, 1968, 1988, 1990)
Cầu thủ đầu tiên giành Cup C1 trong màu áo 2 câu lạc bộ khác nhau: Belodedici (người Romania): năm 1986 vô địch với Steaua Bucharest và 1991 vô địch với Sao Đỏ Belgrade. Cầu thủ đầu tiên đạt thành tích này với 2 câu lạc bộ trong 2 năm liên tiếp là Marcel Desailly: năm 1993 với Olympic Marseille và năm 1994 với AC Milan.
Cầu thủ duy nhất đoạt cúp 4 lần với 3 CLB khác nhau: Clarence Seedorf: Ajax Amsterdam (1995), Real Madrid (1998), AC Milan (2003, 2007)
Thủ môn trẻ tuổi nhất trong lịch sử đoạt cup: Cassilas 19 tuổi
Huấn luyện viên giành nhiều cúp nhất: Bob Paisley,
Dẫn dắt Liverpool trong giai đoạn 1974-1983 với 3 lần được tận hưởng vinh quang kể trên (1977, 1978, 1981)
Quốc gia đoạt nhiều cup nhất: TBN 12 lần
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất đến nay: Raúl González
Cầu thủ ghi bàn tại nhiều trận chung kết liên tiếp: Di Stefano (Real Madrid): 5 trận chung kết liên tiếp, từ 1956 - 1960.
Câu lạc bộ đoạt nhiều cúp nhất: Real Madrid (9 lần: 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1966, 1998, 2000, 2002)
Câu lạc bộ tham gia nhiều trận chung kết nhất: Real Madrid (12 lần). Nếu chỉ tính từ khi đổi tên thì Milan là số 1 với 6 lần đoạt 4 cúp.
Cầu thủ tham gia nhiều trận chung kết nhất: Francisco Gento (Real Madrid) và Paolo Maldini (AC Milan) cùng 8 lần có mặt trong trận chung kết cúp C1.
Maldini một trong 2 cầu thủ tham dự nhiều trận CK cup C1 nhất
Cầu thủ đoạt nhiều cúp C1 nhất: Francisco Gento (Real Madrid) với 6 lần
Bàn thắng nhanh nhất trong trận chung kết: do công của Paolo Maldini (số 3, AC Milan) ghi vào giây thứ 51, trận Liverpool - AC Milan năm 2005 và anh cũng thiết lập luôn kỉ lục cầu thủ lớn tuổi nhất ghi bàn trong 1 trận chung kết
Bàn thắng nhanh nhất giải Champion League: thực hiện giây thứ 10,2 do công của Roy Makaay trong trận Bayern München - Real, lượt về vòng 2, mùa giải 2006-2007
Cầu thủ lớn tuổi nhất tham gia trận chung kết: Dino Zoff (thủ môn Juventus) ra sân năm 1983 khi 41 tuổi 86 ngày; còn tính Champions League thì Paolo Maldini (hậu vệ Milan) ra sân trận chung kết 2007 khi 38 tuổi 331 ngày.
Đội bóng thất bại trong nhiều trận chung kết nhất: SL Benfica (Bồ Đào Nha): 5 lần (1963, 1965, 1968, 1988, 1990)
Cầu thủ đầu tiên giành Cup C1 trong màu áo 2 câu lạc bộ khác nhau: Belodedici (người Romania): năm 1986 vô địch với Steaua Bucharest và 1991 vô địch với Sao Đỏ Belgrade. Cầu thủ đầu tiên đạt thành tích này với 2 câu lạc bộ trong 2 năm liên tiếp là Marcel Desailly: năm 1993 với Olympic Marseille và năm 1994 với AC Milan.
Cầu thủ duy nhất đoạt cúp 4 lần với 3 CLB khác nhau: Clarence Seedorf: Ajax Amsterdam (1995), Real Madrid (1998), AC Milan (2003, 2007)
Thủ môn trẻ tuổi nhất trong lịch sử đoạt cup: Cassilas 19 tuổi
Huấn luyện viên giành nhiều cúp nhất: Bob Paisley,
Dẫn dắt Liverpool trong giai đoạn 1974-1983 với 3 lần được tận hưởng vinh quang kể trên (1977, 1978, 1981)
Nguồn: Wikipedia
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: