Giải mã tài bắt phạt đền của Bùi Tiến Dũng

nhoctrumtn

Trung học xã
Đầu quân
5/3/20
Bài viết
28
Được thích
0
Điểm
1
Barça đồng
0
òng chung kết U23 châu Á 2018 tại thường Châu, Bùi Tiến Dũng đã trở thành một cái tên "cực hot" trong lứa cầu thủ đó. Sau đó Bùi Tiến Dũng không còn giữ được niềm tin ở vị trí chấn giữ khung thành. Tuy nhiên ở khả năng bắt Penalty, Bùi Tiến Dũng khiến nhiều người kinh ngạc không ít lần.
5 ngày trước trên sân Thống Nhất, trong trận đấu thuộc vòng 1/8 Cúp Quốc gia giữa TP.HCM và SHB Đà Nẵng, thủ môn Bùi Tiến Dũng tìm lại thương hiệu từng làm người hâm mộ Việt Nam nức lòng ở VCK U23 châu Á 2018. Đó là cản phá những quả đá luân lưu. Akinade và Thanh Hải bên phía SHB Đà Nẵng để thủ thành người Thanh Hóa chặn đứng những pha dứt điểm của mình. Trong khi đó, Jelic cũng không thể đánh bại được Tiến Dũng ở loạt đá luân lưu của bản thân.

Như đã nói, đó không phải là lần đầu tiên Tiến Dũng chiến thắng đối phương ở những quả đá luân lưu. Ở bán kết U19 châu Á 2016, Tiến Dũng cản phá thành công quả đá penalty của cầu thủ U19 Nhật Bản. Tại VCK U20 World Cup 2017, Jean Kevin Agustin của U20 Pháp sút hỏng penalty khi đối mặt với Tiến Dũng.
bui-tien-dung-khucamdia

Rồi đến ở giải M-150 Cup, Sambatyotha của U23 Thái Lan cũng bị Bùi Tiến Dũng ngăn cản trên chấm 11 mét. Đỉnh cao sau đó chính là VCK U23 châu Á 2018, khi thủ môn sinh năm 1997 trở thành cơn ác mộng của một loạt tài năng trẻ cùng thời. Đó là Yoon Seung Won (U23 Hàn Quốc), Bashar Resan (U23 Iraq), Ahmad Moein, Sultan Al Brake (Qatar).
Sự thay đổi trong cách bắt phạt đền

“Thông thường, thủ môn sẽ lựa chọn một trong ba cách khi bắt phạt đền. Một là phản xạ khi bóng bắt đầu di chuyển. Hai là phán đoán tư thế chạy đà của đối phương để thực hiện đổ người. Ba là chấp nhận chỉ bắt một góc để dựa theo xác suất”, HLV thủ môn Nguyễn Thế Anh phân tích về kỹ năng bắt phạt đền.

“Ưu nhược điểm của phương pháp đầu tiên là mình có thể nắm được chắc chắn hướng đi của trái bóng để đổ người. Thủ môn có thể thành công ở tỷ lệ cao với những pha dứt điểm đưa bóng sát mình. Nhưng sẽ là quá khó nếu đối phương chủ động đá ra ngoài góc xa. Thủ môn dù có đoán đúng hướng nhưng xuất phát chậm. Tầm với của thủ môn đối với trái bóng là chưa đủ để chặn đứng. Với phương án chấp nhận chỉ bắt 1 góc, hay giới trong ngành gọi là chấp 1 góc thì nặng vào tính xác suất. Thủ môn khi ấy chỉ hy vọng số lượt dứt điểm của đối phương theo hướng mà mình đã phán đoán trước đó càng nhiều càng tốt. Tỷ lệ may rủi của phương án này là cao. Thủ môn bị động trước các tình huống dứt điểm của đối thủ”, HLV thủ môn Nguyễn Thế Anh cho biết.

Anh chia sẻ thêm: “Phương án hiện tại mà các thủ môn thường chọn lựa là phán đoán tư thế chạy đà của đối thủ. Các thủ môn sẽ cố gắng nhận diện tư thế, ánh mắt, bước chạy của đối phương để phán đoán đổ người”. “Lúc đầu, Tiến Dũng lựa chọn phương án đầu tiên. Cậu ấy đợi trái bóng bắt đầu di chuyển để thực hiện đổ người. Đó cũng là cách mà Tiến Dũng thành công ở VCK U23 châu Á 2018. Nhưng khi sang đến ASIAD 2018, cậu ấy bị bắt bài. Điển hình là thất bại trong màn luân lưu ở trận tranh Huy chương Đồng giữa Olympic Việt Nam và Olympic UAE.

HLV Thế Anh nói thêm: “Nhược điểm của phương án phản xạ khi bóng đã di chuyển là thủ môn không thể bắt được những quả đá về góc xa. Sau này ở SEA Games, tôi khi đó là thầy của Tiến Dũng có trao đổi với cậu ấy. Tiến Dũng bắt đầu chuyển sang chọn phương án phán đoán theo cách chạy đà của cầu thủ. Như ở trận đấu tại cúp Quốc gia vừa rồi, cậu ấy đọc tình huống chạy đà của người dứt điểm để đổ người”.

Liên quan đến phương án này, HLV Thế Anh từng chỉ cho Tiến Dũng cách để tăng tỷ lệ thành công ở những tình huống bắt phạt đền: “Với các thủ môn, mình là người bị động hơn trên chấm 11 mét. Do đó, thủ môn cần có những kỹ xảo để cố gắng tạo áp lực lên tâm lý người thực hiện đá phạt. Ví dụ như cầm bóng đưa cho đối thủ, các động tác di chuyển trong cầu môn. Với nhiều cầu thủ trẻ tâm lý chưa ổn định, họ rất sợ những thủ môn có thể hình cao lớn với sải tay dài, như thể bịt kín cả khung thành vậy

Việc phán đoán hướng sút đối phương cũng cần có những bước cụ thể, trong đó sự chuẩn bị là rất quan trọng. Đầu tiên là phải nghiên cứu đối thủ, xem họ thường dứt điểm vào góc nào. Nguyên lý một cầu thủ thuận chân trái thì sẽ dứt điểm vào góc tay phải của thủ môn. Cầu thủ thuận chân phải thì góc sút đa dạng hơn. Thứ hai là kinh nghiệm. Khi cầu thủ bắt đầu đặt trái bóng vào vị trí đá thì họ thường quan sát khung thành của đối phương. Mình hãy chú ý đến ánh mắt của cầu thủ ấy. Rồi những yếu tố khác như tư thế đứng, chạy đà, tiếp xúc bóng. Và chỉ cần khi họ đặt chân trụ dứt điểm là mình phải phán đoán xong để đổ người”.
Bùi Tiến Dũng vào sân phút 90 trở thành người hùng giúp TP HCM đi tiếp

Sau trận đấu làm người hùng của TP.HCM trước SHB Đà Nẵng, thủ môn Bùi Tiến Dũng cũng chia sẻ: “Tôi để ý tư thế và biểu hiện cảm xúc của đối thủ. Tất nhiên là sẽ có lúc đúng, lúc sai, không có gì tuyệt đối cả. Đó là những khoảnh khắc. Chỉ cần một khoảnh khắc mình cảm nhận được và đưa ra quyết định của mình thôi”, Tiến Dũng chia sẻ.
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top