Barça & những thước phim lịch sử

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
attachment.php

Bạn là một cules? Vậy chắc hẳn bạn rất muốn tìm hiểu những thông tin, những tư liệu lịch sử của CLB trong suốt quá trình thành lập. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đó bằng hình ảnh, những thước phim tư liệu về Barça. Hi vọng bạn sẽ tìm thấy những điều thú vị từ những thông tin mà chúng tôi cung cấp.

Những thước phim này được chúng tôi sưu tầm, và mỗi một clip sẽ có những thông tin đi kèm để bạn hiểu hơn về Barça. Các clip được đăng tải trên trang Youtube của FCBVN tại địa chỉ: http://www.youtube.com/fcbvn

Cùng với trang Facebook, đây sẽ là kênh thông tin hình ảnh, để FCBVN lưu trữ những thước phim hay của CLB. Mong sự ủng hộ của tất cả các bạn.

Bạn có thể tìm hiểu cách sử dụng trang Facebook cũng như Youtube của FCBVN tại đây:
[Trang Facebook & Youtube]
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
Joan Gamper & quá trình thành lập CLB Barcelona
[video=youtube;PAe57vz4gkM]http://www.youtube.com/watch?v=PAe57vz4gkM[/video]

Hoàn cảnh ra đời CLB Barcelona cũng giống như những CLB thể thao khác vời thời kì đó. Một nhóm bạn người nước ngoài có chung niềm đam mê thể thao, đặc biệt là với trái bóng tròn, đã quyết tâm thành lập ra một CLB để họ có thể cùng nhau luyện tập và chơi bóng.

Ngày 22/10/1899, Joan Gamper, một thanh niên gốc Thụy Sĩ cùng một nhóm bạn của mình đã cho đăng một bài báo để kêu gọi tập hợp những người có chung chí hướng trên ấn phẩm thể thao Los Deportes (tạp chí nổi tiếng nhất về thể thao thời bấy giờ của thành phố Barcelona, nay là El Mundo Deportivo). Một thời gian sau, vào ngày 29/11/1899, Joan Gamper và 11 người đồng chí hướng: Walter Wild, Lluís d'Ossó, Bartomeu Terrados, Otto Kunzle, Otto Maier, Enric Ducal, Pere Cabot, Carles Puyol, Josep Llobet, John Parsons, William Parsons đã tụ tập tại một phòng tập thể dục để chính thức thành lập ra CLB Barcelona.

Joan Gamper được coi là người có công sáng lập ra CLB Barcelona. Walter Wild một thanh niên người Anh (tên theo tiếng Tây Ban Nha là Gualteri Wild) được bầu làm chủ tịch đầu tiên của CLB, còn Joan Gamper giữ cương vị đội trưởng kiêm thủ quỹ đội bóng.

P/S: Không biết cụ Carles Puyol thời đó có liên quan gì đến bác Puyi nhà mình bây giờ không nhỉ :happy1:
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
Sắc màu Blaugrana & Biểu tượng câu lạc bộ
[video=youtube;QtNtK9v_oxY]http://www.youtube.com/watch?v=QtNtK9v_oxY[/video]
I. Sắc màu Blaugrana:

Mỗi CLB đều có màu sắc truyền thống cho riêng mình, và đó là một phần quan trọng để bạn phân biệt họ với các CLB khác trên Thế giới. Như các bạn đã biết, Blaugrana là màu sắc truyền thống của CLB Barcelona kể từ khi thành lập đến nay. Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho việc Barça chọn Blaugrana làm màu sắc truyền thống, mặc dù chưa giả thuyết nào được khẳng định, nhưng chúng tôi xin nêu ra ở đây để các bạn tham khảo.

Giả thuyết đầu tiên được đưa ra gắn liền với người sáng lập CLB Barcelona - Joan Gamper. Người ta cho rằng, đây cũng là màu sắc của một CLB tại Thụy Sỹ được Joan Gamper sáng lập trước đó, hoặc đó là màu sắc truyền thống của quê hương nơi Joan Gamper sinh ra. Tuy nhiên giả thuyết này mang tính thuyết phục không cao đối với đông đảo những người am hiểu về quá trình hình thành và phát triển CLB xứ Catalan.

Một giả thuyết khác được đưa ra khá thú vị: trong tiếng Catalan, Blaugrana có nghĩa là màu xanh-đỏ. Đây được coi là sự pha trộn giữa màu xanh của biển Địa Trung Hải và màu đỏ của rượu vang nơi đây.

Ngoài những giả thuyết trên, có không ít cách giải thích khác về Blaugrana: Vào thời kì đó, những chiếc bút chì xanh đỏ được các kế toán viên sử dụng hết sức phổ biến phổ biến, và người ta cho rằng đó chính là nguồn cảm hứng để những người sáng lập ra CLB lựa chọn làm màu sắc truyền thống; hay các cầu thủ vào thời đó còn khó khăn, chưa có trang phục thi đấu riêng nên các bà mẹ của họ đã làm ra những chiếc khăn màu xanh đỏ để họ quàng lên người và dễ dàng nhận ra nhau khi thi đấu....

II. Biểu tượng của CLB Barcelona:

Ngay từ khi thành lập, CLB Barcelona đã có biểu tượng (logo) cho riêng mình. Biểu tượng của CLB được thiết kế có hình dạng một viên kim cương 4 cạnh, bên trên là chiếc vương miện, và ở trên đỉnh là một con dơi. Đây là sự biểu hiện cho sức mạnh của thời kì đó. Bao quanh 2 bên là những vòng nguyệt quế. Màu sắc chủ đạo của biểu tượng là màu đỏ-vàng, thể hiện sự gắn kết của CLB với xứ Catalan ngay từ khi thành lập.

Biểu tượng này tồn tại cho tới năm 1910. Năm 1910, CLB đã tổ chức một cuộc thi sáng tác biểu tượng mới, và bản vẽ của Carles Comamala được lựa chọn (người từng thi đấu cho CLB từ năm 1903 đến 1912, sau đó trở thành sinh viên y khoa và một họa sĩ nổi tiếng). Về cơ bản, biểu tượng đó được CLB sử dụng cho đến ngày nay, nhưng được thay đổi chút ít cho phù hợp với tiến trình lịch sử.
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
Những SVĐ đầu tiên của CLB Barcelona
[video=youtube;VQQ3b1m3Go4]http://www.youtube.com/watch?v=VQQ3b1m3Go4[/video]

1. SVĐ Velodrome de Bonanova (1899-1900):

Ngày 8/12/1899, CLB Barcelona có trận đấu đầu tiên trong lịch sử tại đây với một CLB thuộc địa của Anh. Barcelona đã thua trận với tỉ số 0-1. SVĐ này là sở hữu chung của FC Barcelona với FC Català, đối thủ lớn đầu tiên của CLB. FC Català là CLB được ủy quyền của thành phố về sỡ hữu SVĐ và khu vực bất động sản xung quanh, vì thế đây chỉ là nơi trú chân tạm thời của FC Barcelona trong thời kì mới thành lập.

2. SVĐ Camp de l'Hotel Casanoves (1900-1901):

SVĐ nằm ngay cạnh bệnh viện Sant Pau. Ngày 18/11/1900, FC Barcelona có trận đấu mở màn tại đây với CLB L'Hispania (nay là L'Hospitalet). Kết quả hai đội hòa nhau với tỉ số 0-0. Theo báo cáo, trận đấu thu hút khoảng hơn 4000 người tới SVĐ để theo dõi.

3. SVĐ Camp d'Horta (1901-1905):

CLB Barcelona có trận đấu mở màn tại đây vào ngày 23/11/1901 với đội Calliope. Barça thắng 4-0 và Joan Gamper có bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp của mình. CLB Barcelona đã được chính quyền thành phố cấp phép sở hữu khu đất tại đây. Nhưng vì sự lớn mạnh không ngừng, CLB chỉ sử dụng SVĐ này trong thời gian 4 năm và sau đó chuyển đến một SVĐ mới.

4. SVĐ Camp de Muntaner (1905-1909):

CLB Barcelona có trận đấu mở màn với CLB FC Català (CLB cho phép FC Barcelona dùng chung SVĐ khi mới thành lập) tại đây, và thua với tỉ số 2-3. Nhưng cũng không lâu sau (4 năm), CLB tiếp tục chuyển trụ sở của mình đến một SVĐ khác.

5. SVĐ của quân đội (1909):

Sau khi rời Camp de Muntaner, FC Barcelona chuyển tới một SVĐ nằm trong doanh trại của quân đội. Tuy nhiên vì nhiều lí do phức tạp, CLB tiếp tục phải chuyển đến một địa điểm khác ngay trong năm đó.
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
SVĐ L' Escopidora & Giai thoại về culé (1909-1922)

[video=youtube;IS755O-oZCk]http://www.youtube.com/watch?v=IS755O-oZCk[/video]

[JUSTIF]Thực ra SVĐ có tên gọi là Camp del carrer Indústria, được đặt theo tên khu phố tại đây (phố Indústria). L'Escopidora có nghĩa là "cái ống nhỏ", bởi thực tế SVĐ này khá nhỏ, nhưng nó là niềm tự hào của người hâm mộ CLB Barcelona thời đó. L'Escopidora có 2 tầng, sức chứa 6000 khán giả . Chiều dài mặt sân 91 mét, chiều rộng 52 mét và hoàn toàn không có hàng rào ngăn cách với khán giả.

Có một giai thoại rất thú vị về Barça được gắn liền với SVĐ L'Escopidora: Bởi vì sức chứa của SVĐ quá nhỏ, nên mỗi khi xem Barça thi đấu, người hâm mộ đã ngồi tràn lên các bờ tường bao quanh SVĐ. Những người đi ngoài phố khi nhìn vào SVĐ sẽ thấy một bức tường dày đặc... những cái mông. Biệt danh culé (cái mông) ra đời từ đó để ám chỉ những CĐV của CLB Barcelona.

Sau một thời gian khó khăn (phải di chuyển SVĐ liên tục kể từ khi thành lập), CLB Barcelona đã được chính quyền thành phố cấp cho SVĐ và 2 lô đất tại đây. Các lô đất nằm giữa các khu phố Indústria (sau này đổi tên là Paris), Urgell, Villarroel và London. Các hoạt động của CLB Barcelona bắt đầu đi vào quy củ và chuyên nghiệp hơn, là tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh sau này.

Người Việt ta có câu: "có an cư mới lạc nghiệp", L'Escopidora chính là một địa điểm lí tưởng đối với CLB Barcelona giai đoạn đó. Đây được coi là SVĐ có chất lượng tốt nhất xứ Catalan, và là SVĐ đầu tiên có ánh sáng nhân tạo. Barça có trận đấu khai trương SVĐ mới vào ngày 14/3/1909 với kì phùng địch thủ thời đó, FC Català, trong khuôn khổ giải VĐ xứ Catalan (hòa 2-2). Chính tại nơi đây, FC Barcelona bắt đầu vươn lên là CLB hàng đầu xứ Catalan (vượt qua FC Català) và Tây Ban Nha. 8 chiếc Cúp ở giải VĐ xứ Catalan (1909-10, 1910-11, 1912-13, 1915-16, 1918-19 1919-20 , 1920-21 và 1921-22) và 5 chiếc Cúp nhà Vua (1909-10, 1911-12, 1912-13, 1919-20 và 1921-22) là minh chứng rõ nhất cho điều này. Thời đó Giải VĐQG Tây Ban Nha chưa ra đời, và Copa del Rey chính là giải đấu duy nhất cấp Quốc gia được công nhận.

13 năm tại L'Escopidora chính là những năm tháng để FC Barcelona khẳng định tên tuổi của mình, và tiếp thêm cho họ tự tin để tiếp tục đưa CLB phát triển lên một tầm cao mới.[/JUSTIF]
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
"Nhà thờ lớn của bóng đá" - Les Corts (1922-1957)
[video=youtube;OgKh2oRZxvw]http://www.youtube.com/watch?v=OgKh2oRZxvw[/video]

[JUSTIF]Khi CLB Barcelona khẳng định được tầm vóc của mình thì "cái ống nhỏ" (L'Escopidora) đã không còn phù hợp nữa. Ban giám đốc đội bóng nhanh chóng nhận ra điều đó và đã xin được chính quyền thành phố cấp cho khu đất ở khu phố Travessera de les Corts.

SVĐ mới có sức chứa 30000 chỗ ngồi, được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư nổi tiếng người Catalan: Santiago Mestres và Josep Alemany. Ngày 20/5/1922, SVĐ Les Corts được khánh thành, và nó được đánh dấu bằng trận giao hữu giữa FC Barcelona và CLB St Mirren (Barça thắng 2-1). Huyền thoại Paulino Alcántara đã ghi bàn thắng đầu tiên tại SVĐ mới này, báo hiệu một thời kì huy hoàng đang chờ đón ở phía trước cho CLB xứ Catalan.

Số khán giả đến SVĐ ngày càng đông, và sức chứa theo thiết kế ban đầu không thể đáp ứng được nhu cầu đó. Yêu cầu mở rộng SVĐ là điều bắt buộc mà BLĐ đội bóng phải tính đến. Trong lần mở rộng đầu tiên, kiến trúc sư Josep Sagnier thiết kế một dự án mở rộng 2 bên SVĐ và mái hiên được đặt đằng sau cầu môn phía bắc (mùa bóng 1941 - 1942). SVĐ còn được mở rộng lần thứ hai vào năm 1943 dưới sự điều khiển của kiến trúc sư Eduard Torroja, một người mà những quan điểm của ông được xem như có tính chất cách mạng vào thời gian đó. Những thay đổi căn bản của ông thực sự làm tăng gấp đôi sức chứa của SVĐ lên đến 60000 và SVĐ được thiết kế lại đã chính thức mở cửa vào 2/6/1945.

Les Corts là nơi đã in dấu giày của bao huyền thoại CLB như Paulino Alcántara, Sagibarba, Ricardo Zamora, Josep Samitier, Félix Sesúmaga, Franz Platko (thời kì những năm 1920); hay Ramallets , Velasco , Joan Segarra , Ladislao Kubala , Luis Suárez , Sandor Kocsis và Zoltán Czibor (thập kỉ 40, 50). Tại đây, sức mạnh của FC Barcelona tiếp tục được khẳng định, và được coi là một trong những CLB xuất sắc nhất Tây Ban Nha.

Tuy nhiên Lés Corts không chỉ là nơi đánh dấu những vinh quang của Barça, ở đó còn những dấu trầm và những khoảng lặng đáng sợ. Chủ nghĩa dân tộc xứ Catalan đã bị chế độ độc tài Primo de Rivera đàn áp, SVĐ Les Corts bị đóng cửa trong vòng 6 tháng (từ 24/6/1925 đến hết năm 1925). Joan Gamper, người sáng lập ra CLB và lúc đó đang giữ chức chủ tịch CLB đã bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha.

Năm 1936, Tây Ban Nha tiếp tục bị thống trị bởi chế độ độc tài Francisco Franco. Xứ Catalan được liệt vào vùng nguy hiểm trong bộ não Franco, bởi người dân nơi đây luôn có tư tưởng đòi độc lập. Những chế độ cực kì hà khắc được áp đặt tại Catalan. Chỉ có tại SVĐ Les Corts, người dân xứ Catalan mới được tự do, và không chịu bất cứ sự quản chế nào hết. Họ đến đây thưởng thức bóng đá, hát ca và giăng ra những biểu ngữ đòi độc lập. Bóng đá bị nhuốm màu sắc chính trị, và CLB Barcelona là đội bóng phải hứng chịu nhiều thiệt thòi về mình.

Mãi đến khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II, Barça mới tìm được ánh sáng le lói cuối đường hầm và bắt đầu trở lại như là một thế lực thực sự tại Tây Ban Nha. Chức vô địch La Liga mùa bóng 1944-1945 đã khẳng định, giá trị của Barcelona là mãi mãi trường tồn. Đó là một sự kết thúc cho thời kì đen tối, và mở ra một chặng đường vinh quan trước mặt.

Năm 1957, Les Corts đã được thay thế bằng Camp Nou hiện đại hơn, có sức chứa lớn hơn để xứng với tầm vóc của CLB (SVĐ hiện tại của Barça với sức chứa gần 100000 chỗ ngồi) . Les Corts chính thức bị phá hủy để chính quyền thành phố sử dụng vào mục đích khác vào ngày 4/2/1966. Những giọt nước mắt đã rơi trên gò má của những người hâm mộ đội bóng, bởi nơi đây đã ghi lại những trang sử vinh quang chứa đầy máu và nước mắt của câu lạc bộ xứ Catalan. Hiện nay trong bảo tàng của FC Barcelona vẫn còn lưu giữ một số viên gạch được lấy từ những bức tường SVĐ.

[video=youtube;XnIOlaACono]http://www.youtube.com/watch?v=XnIOlaACono[/video]

[/JUSTIF]
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
Camp Nou - thánh đường mới của FC Barcelona (1957)
[video=youtube;h1xT_wx7hdI]http://www.youtube.com/watch?v=h1xT_wx7hdI[/video]

[JUSTIF]Fransesc Miró-Sans trúng cử chiếc ghế chủ tịch FC Barcelona năm 1953, và ngay lập tức ông có kế hoạch xây dựng một SVĐ mới cho CLB. Với hiệu ứng Ladislao Kubala, Barça mang về rất nhiều những danh hiệu cao quý, và sức chứa 60000 chỗ của Les Corts đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu của người hâm mộ đội bóng. Francesc Mitjans Miro (một người họ hàng của chủ tịch), Josep Soteras và Lorenzo García-Barbón là những kiến trúc sư trưởng cho "đại dự án" Camp Nou. Đích thân chủ tịch Miró-Sans đã đặt viên gạch đầu tiên khởi công công trình vào ngày 28 tháng 3 năm 1954 trước 60.000 cổ động viên nhà.

Sức chứa của Camp Nou lúc khai trương là 93.053 chỗ ngồi, giảm tới 50000 chỗ so với bản thiết kế ban đầu. Sau hơn 3 năm khởi công, Camp Nou được khai trương vào ngày 24/9/1957 trước sự hân hoan của hàng trăm ngàn người hâm mộ đội bóng. Mặt sân có chiều dài 107 mét và chiều rộng 72 mét. Các ghế ngồi trên khán đài được sơn hoàn toàn bằng màu xanh và đỏ, màu sắc truyền thống của CLB. Để hoàn thành Camp Nou, CLB đã phải bỏ ra tới 288 triệu Pesetas, nhiều hơn 336% so với dự kiến ban đầu.

Ngày 24/9/1957, Barça có trận đấu khai trương SVĐ mới với CLB đến từ Balan, Warsaw. Trận đấu kết thúc với tỉ số 4-2 nghiêng về đội chủ nhà, và Eulogio Martínez chính là cầu thủ có bàn thắng đầu tiên tại Camp Nou {Đội hình ra sân của Barça trong trận đấu đó: Ramallets, Olivella (Gracia), Brugue, Segarra, Verges (Flotats), Gensana (Bosch), Basora (Hermes Gonzalez), Villaverde (Sampedro), Eulogio Martinez (Ribelles), Evaristo, Tejada.}. Trong giờ giải lao giữa trận đấu, có khoảng 1500 người đã thả lên bầu trời 10000 con chim bồ câu, đánh dấu một kỷ nguyên mới đã bắt đầu đối với FC Barcelona.

Camp Nou sau đó cũng trải qua một số lần mở rộng. World Cup 1982 được tổ chức tại Tây Ban Nha, và Camp Nou đã được mở rộng lên tới 120000 chỗ ngồi. Nhưng sau đó, theo yêu cầu của UEFA, Ban giám đốc đội bóng đã phải thu nhỏ lại qui mô, còn 99354 chỗ ngồi như hiện nay. Là một trong những SVĐ lớn nhất thế giới, nhưng Camp Nou còn nổi tiếng về sự hiện đại và thiết kế thông minh. Từng ấy con người có thể thoát ra khỏi SVĐ chỉ trong vòng 5 phút trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng thực tế điều này chưa bao giờ xảy ra, bởi mức độ an toàn của Camp Nou rất tốt, và người ta đến đây để thưởng lãm thứ bóng đá vị nghệ thuật, chứ không phải đến và nhanh chóng giải tán.

Bên trong SVĐ Camp Nou có rất nhiều bảo tàng, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, trung tâm giải trí và ăn uống. Tất cả được thiết kế một cách hoàn hảo và có tính thẩm mỹ cao. Người ta ví Camp Nou như một thành phố hiện đại thu nhỏ, mà ở đó chỉ có chỗ cho niềm vui, hay chính xác hơn, đó là "nhà máy sản xuất niềm vui".

[video=youtube;cCYG6K7iXJA]http://www.youtube.com/watch?v=cCYG6K7iXJA[/video]

[/JUSTIF]
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
Những "vua dội bom" xuất sắc nhất lịch sử FC Barcelona

1. "Ảo thuật gia" Josep Samitier
[video=youtube;ezzhNb0Nh-I]http://www.youtube.com/watch?v=ezzhNb0Nh-I[/video]

2. Paulino Alcántara - Vua dội bom trong lịch sử Barça:
[video=youtube;cgaVWekm9pY]http://www.youtube.com/watch?v=cgaVWekm9pY[/video]

2. Ladislau Kubala - Huyền thoại của những huyền thoại.
[video=youtube;IiLAYnnmjIg]http://www.youtube.com/watch?v=IiLAYnnmjIg[/video]

P/S: Có link bài viết đi kèm ở tên các cầu thủ!
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
Barça & "cuộc tháo chạy lịch sử" sang Mexico(1937)
[video=youtube;BxoOh434OQ8]http://www.youtube.com/watch?v=BxoOh434OQ8[/video]
Có lẽ nhiều người yêu Barça chưa từng biết, hoặc ít được nghe về việc đội bóng đã có thể bị biến mất mãi mãi khỏi bản đồ bóng đá thế giới. Hãy cùng theo dõi thước phim lịch sử cùng những nhân chứng sống trong đoạn phim ngắn này, để hiểu hơn và để yêu hơn đội bóng này.

Nội chiến tại Tây Ban Nha bùng phát dữ dội vào năm 1936, và Barcelona là một trong những nạn nhân đầu tiên: Chủ tịch CLB Barcelona khi đó - Josep Sunyol bị tên độc tài Franco giết chết vào tháng 8. Không những người dân xứ Catalan gặp nguy hiểm, mà đội bóng Barcelona cũng có nguy cơ bị Franco tiêu diệt. Một cuộc tháo chạy được vạch ra vào năm 1937. Sau đó một số đã hi sinh, một số cầu thủ đã không bao giờ dám quay trở lại.

Năm 1937, khi Franco bắt đầu đàn áp dữ dội xứ Catalan, chính phủ Barcelona do Lluís Companys dẫn đầu, đã quyết tâm bảo vệ đội bóng Barcelona như là một biểu tượng cho tinh thần Catalan bất diệt. Một kế hoạch gấp rút được vạch ra, và FC Barcelona sẽ được Ủy ban dân quân chống phát-xít bảo vệ trong quá trình tháo chạy ra nước ngoài. Đích đến là đất nước Mexico xa xôi. Một số người trong đội bóng đã không may mắn, và đã hi sinh. Nhưng dù sao, cuộc tháo chạy đã thành công, và đây được coi là "hành trình tìm lại sự sống" của đội bóng xứ Catalan.

CLB Barcelona lúc đó không có một thứ gì đáng giá, theo cách nói vui của BLĐ thì ngân quĩ của đội bóng chỉ có "một con chuột". Chuyến đi hoàn toàn được tổng thống xứ Catalan và phía Mexico hỗ trợ về kinh phí. Ngày 18/5/1937, "con tàu Barça" bắt đầu hành trình lênh đênh trên biển. Trong suốt hành trình, đội bóng gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn lương thực và nước uống. Có những thời điểm la bàn bị hỏng, và cả đội bóng đã rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Rất may là cuối cùng họ đã vượt qua được mọi khó khăn và cập cảng Mexico thành công.

Tại Mexico, sau một thời gian ổn định tin thần và cuộc sống đã được đầy đủ hơn, đội bóng đã bắt đầu tham gia vào các hoạt động lễ hội và hòa nhập vào cuộc sống mới. Họ đã thi đấu giao hữu với các đội bóng của Mexico, thắng 4 và thua 2. Chủ tịch của CLB Universial khi đó đã phát biểu "Barça có thể thắng hoặc thua trong bóng đá, nhưng các bạn đã chiến thắng được hoàn cảnh, và chứng tỏ được sức sống mãnh liệt!".

Sau khi tình hình nội chiến tại Tây Ban Nha có vẻ giảm bớt, La Liga được khởi động trở lại (bị gián đoạn 3 mùa bóng 1936/37, 37/38 và 38/39), và FC Barcelona đã quay trở về. 3 năm sau chuyến đi dài ngày, những người con xứ Catalan đã trở về với đất mẹ bên bờ biển Địa Trung Hải. Có 11 cầu thủ đã không dám trở lại ngay khi đó (9 ở lại Mexico, 2 sống lưu vong ở Pháp), và phải đợi đến mùa bóng 1941/1942 họ mới tiếp tục khoác lên mình chiếc áo Blaugrana truyền thống. Tên của tổng thống Lluís Companys được lưu giữ ở một phần trang trọng trong lịch sử Barcelona. Ông đã "khai sinh" ra Barça thêm một lần nữa.

Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 100 năm tồn tại, đây có lẽ là chiến thắng lớn nhất của CLB FC Barcelona. Nếu không có ngày 18/5/1937 ấy, bây giờ chưa chắc bạn đã được biết tới một Barcelona vĩ đại như ngày hôm nay. Những Messi, Ronaldinho, Johan Cruyff, Guardiola hay Xavi,... khi ấy có lẽ đã là huyền thoại ở một đội bóng khác, chứ không phải là Barcelona!

P/S: - Angel Mur, người xuất hiện đầu tiên trong Clip, là một cựu cầu thủ Barça. Mặc dù ông được sinh ra sau đó (năm 1941), nhưng ông đã được các thế hệ cha ông kể lại về cuộc tháo chạy lịch sử năm nào của đội bóng xứ Catalan. Ông đã kể rất nhiều về những gì mình nghe được, thấy được về thời kì đó... Và ông đã hát, giọng hát hơn run run nhưng cao vút, như để chứng minh một điều: Tinh thần Barcelona sẽ mãi bất diệt, và trường tồn vĩnh cửu theo thời gian!

- Josep Iborra, người xuất hiện thứ 2 trong clip (1929-2011) đã kể lại những gì ông được chứng kiến. Những kí ức kinh hoàng về cuộc nội chiến đã không thể phai nhòa trong kí ức của cậu bé Iborra ngày ấy. Ngoài ra trong Clip còn có sự xuất hiện của Martin VentolraDomènec Balmanya, những cựu cầu thủ của Barça trên chuyến tàu lịch sử năm ấy.
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
Real 0-5 Barça (La Liga 1973/1974)

[youtube]aCgSyAHuGn0[/youtube]​

El Clasico, chỉ cần nhắc đến 2 từ ấy lên thôi, bạn đã phải sởn hết da gà. Cái thứ cảm xúc ấy có lẽ bạn chỉ cảm nhận được rõ nét nhất khi chứng kiến Barça và Real đối đầu với nhau. Đó chính xác là một cuộc chiến, nhưng không phải bằng súng đạn, mà bằng những gì 2 đội thể hiện trên sân cỏ. Trên thế giới, ở tầm CLB, chẳng có cặp đấu nào được mong chờ đến thế, riêng điều đó đủ hiểu El Clasico có sức lôi cuốn như thế nào.

Real hoặc Barça có thể mất chức vô địch, nhưng không được phép thua trong trận El Clasico. Đó tưởng như là điều phi lí trong bóng đá hiện đại, nhưng nó đúng riêng với Real & Barça. Lịch sử chứng kiến không ít lần HLV của cả 2 đội bị sai thải chỉ vì đội bóng của họ bị thua trong trận El Clasico, mặc dù vẫn có chức vô địch La Liga trong tay.

Tính đến nay, Barça và Real đã gặp nhau 161 trận riêng tại La Liga; còn tính rộng ra khắp các mặt trận thì đã có tới 241 trận El Clasico (xem thống kê tại đây). Nhìn chung kết quả thắng thua của 2 bên là khá cân bằng. Nhưng sẽ có những trận đấu khiến người ta phải nhắc đến mãi, và trận El Clasico mùa bóng 1973/1974 là một trong số ấy.

Barça khi đó có trong tay Johan Cruyff, Rexach, Asensi, hay Sotil đã làm nhục Kền kền trắng ngay tại lãnh địa Bernabeu với 5 bàn không gỡ. HLV Luis Molowny của Real Madrid đã thừa nhận sau trận đấu: "Trong nhiều năm, tôi chưa từng gặp một đội bóng nào như vậy. Đây là một cú sốc quá lớn đối với chúng tôi. Rinus Michels, cái tên ấy sẽ còn ám ảnh chúng tôi một thời gian dài".

Đội hình ra sân 2 đội:
Real Madrid: Garcia Remon, Morgado, Benito, Zoco, Rubinan, Pirri, Netzer, Velazquez, Aguilar (Santillana), Amancio, Macanas.

FC Barcelona: Mora, Rifé, Costas, De la Cruz, Torres, Juan Carlos, Rexach, Asensi, Johan Cruyff, Hugo Cholo Sotil, Marcial (Tome).

Bàn thắng: Asensi (2), Cruyff, Juan Carlos, Sotil.

P/S: Những ai thích sưu tầm trận đấu này để làm tư liệu có thể tải về tại đây (700MB, 1file duy nhất):

http://barca-media.com/video/1973-74/Primera/73-74_Jor_22_Real_Madrid_v_Barcelona_0-5_(Cruyff_triumph).avi
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
Wembley 1992: Lần đầu lên đỉnh châu Âu

1445543_w2.jpg

Barcelona dưới sự dẫn dắt của thánh Johan Cruyff trên băng ghế huấn luyện đã vượt qua hàng loạt tên tuổi của bóng đá châu Âu thời bấy giờ để có mặt tại SVĐ Wembley. Đối thủ của họ trong trận Chung kết là đại diện đến từ đất nước hình chiếc ủng - Sampdoria.

Barcelona thời bấy giờ đang khiến cả Thế giới phải ngả mũ thán phục với lối chơi tấn công tổng lực, quyến rũ và đầy hiệu quả dưới tài cầm quân của thánh Johan Cruyff. Đội bóng xứ Catalan khi đó sở hữu nhiều hảo thủ rải đều trên các tuyến như thủ môn đội trưởng Zubizarreta trong khung gỗ; Albert Ferrer & Ronald Koeman ở vị trí hậu vệ; Guardiola & Michael Laudrup ở khu vực trung tuyến; và khẩu trọng pháo Stoichkov trên hàng tiền đạo. Nhưng Sampdoria không hề lép vế với Gianluca Pagliuca, Lombardo, Gianluca Vialli và đặc biệt là Roberto Mancini trong đội hình. Chiến lược gia người Nam Tư cũ - Vujadin Boškov - đã xây dựng được Sampdoria thành một thế lực thực sự tại Ý và châu Âu thời bấy giờ. Hai đội đã từng chạm trán nhau ở trận Chung kết UEFA Cup mùa bóng 1988/1989 (với thắng lợi 2-0 nghiêng về Barcelona), và mọi ân oán hứa hẹn sẽ được "thanh toán" sòng phẳng tại Wembley.

Trận đấu đã diễn ra hết sức kịch tính với màn ăn miếng trả miếng của Barcelona & Sampdoria. Tuy nhiên sự xuất sắc của Zubi (bên phía Barca), và đặc biệt là người nhện Pagliuca đã buộc 2 đội phải bước vào thi đấu 2 hiệp phụ. Phút 111, Barça được hưởng một quả phạt bên ngoài vòng cấm địa, cách khung thành của Pagliuca chừng 26 mét. Ronald Koeman lãnh trách nhiệm thực hiện quả phạt, và cú sút trái phá của anh đã ghim bóng bay thẳng vào góc phải khung thành, không cho Pagliuca bất cứ cơ hội cản phá nào. Một nửa SVĐ Wembley chết lặng, nhưng cũng chừng ấy như vỡ òa trong sung sướng!

Bàn thắng quý hơn vàng của trung vệ huyền thoại người Hà Lan đã chính thức đưa Barça lần đầu lên đỉnh châu Âu sau 2 lần lỡ hẹn trước đó (thua Benfica 3-2 trong trận Chung kết năm 1962, và thua Steaua Bucureşti năm 1986 với tỉ số 2-0 trong loạt sút luân lưu 11 mét). Sau này SVĐ Wembley được người hâm mộ xứ Catalan nhắc đến như một trong những kỉ niệm đẹp nhất trong lịch sử CLB. Thậm chí cái tên Wembley còn được đặt tên cho một con phố nhỏ gần Camp Nou, và một nhà hàng nổi tiếng gần SVĐ cũng ăn theo cái tên này.

Tất cả các cules đang mong chờ một tin vui nữa vào đêm 28/5/2011, cũng tại Wembley!

[YOUTUBE]HkS7VgcpUc0[/YOUTUBE]

[YOUTUBE]yvNy9eZjjVo[/YOUTUBE]​

Đội hình thi đấu 2 đội:

Vị trí | FC Barcelona | Dự bị | UC Sampdoria | Dự bị
Thủ môn|Andoni Zubizarreta (C)|Carles Busquets|Thủ môn|Gianluca Pagliuca|Giulio Nuciari
Hậu vệ|Nando|José Ramón Alexanko|Moreno Mannini|Dario Bonetti
Hậu vệ|Albert Ferrer|Miguel Ángel Nadal|Srečko Katanec|Renato Buso
Hậu vệ|Ronald Koeman*||Marco Lanna|
Hậu vệ|Juan Carlos||Pietro Vierchowod|
Tiền vệ|José Mari Bakero|Andoni Goikoetxea|Fausto Pari| Giovanni Invernizzi
Tiền vệ|Josep Guardiola||Attilio Lombardo|
Tiền vệ|Michael Laudrup||Toninho Cerezo|
Tiền vệ|Eusebio Sacristán||Ivano Bonetti|
Tiền đạo|Julio Salinas|Txiki Begiristain|Gianluca Vialli|Paulo Silas
Tiền đạo| Hristo Stoichkov||Roberto Mancini (C)|
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
Paris 2006: 5 năm trước...

fc_barcelona_uefa_celebration.jpg

Cũng vào ngày này 5 năm về trước (17/5/2006 - 17/5/2011), đội quân của Frank Rijkaard hành quân tới Kinh đô ánh sáng Paris với giấc mơ đem về chiếc cúp Champions League thứ 2 trong lịch sử đội bóng về phòng truyền thống. Đối thủ của họ là đội bóng đến từ xứ sở sương mù - những khẩu thần công Arsenal.

Có thể nói trận Chung kết năm đó là một vở kịch rất thú vị với những nút thắt bất ngờ. Chiếc thẻ đỏ của Jens Lehmann khi cản phá trái phép Eto'o ngoài vòng cấm, bàn thắng của Campbell từ cú sút phạt đẹp như tranh vẽ của Henry, những pha cản phá như người nhện của Valdes... Tất cả là điểm nhấn, là nền cho cái kết của vở kịch. Larsson được Rijkaard tung vào sân khi Barça đang gặp bế tắc trong cách tìm đường vào khung thành của Almunia. Và đó là quyết định đúng đắn nhất của người Hà Lan bay, Vua Henrik đã tỏa sáng...

Từ đường chuyền sệt của Iniesta, Larsson khẽ chạm vào bóng, nhả cho Eto'o đang băng xuống. Một cú kết thúc gọn gàng vào góc gần, tỉ số được san bằng cho đội bóng xứ Catalan. Cả triệu con tim như vỡ òa trong niềm sung sướng... Bàn thắng thứ 2 cũng ghi dấu ấn đậm nét từ lão tướng Larsson. Nhận được đường chuyền của Belletti, và với con mắt tinh đời của mình, anh chuyền lại cho Belletti đã băng vào vòng cấm từ lúc nào. Một cú ra chân rất nhanh của hậu vệ cánh người Brazil vào góc gần khung thành, Almunia bất lực nhìn bóng bay vào lưới. 2-1 cho Barça!

Khi trọng tài người Na Uy - Terje Hauge - nổi tiếng còi kết thúc trận đấu, thì không khí lễ hội đã bắt đầu tại khắp nơi trên thế giới. Đó sẽ là một ngày không thể nào quên trong lịch sử đội bóng xứ Catalan, và Frank Rijkaard sẽ được lưu danh như là một trong những HLV thành công nhất trong lịch sử CLB. Visca el Barça!

Đội hình thi đấu 2 đội:

FC Barcelona | Dự bị | Arsenal FC | Dự bị
Victor Valdes |Albert Jorquera|Lehmann|
Van Bronckhorst|Sylvinho|Eboue|Senderos
Marquez||Toure|Clichy
Oleguer |Belletti * (thay người phút 71)|Campbell * |
Puyol (C)||Ashley Cole|
Edmilson |Iniesta (thay người phút 46)|Gilberto|
Van Bommel |H.Larsson (thay người phút 61)|Ljungberg|Dennis Bergkamp
Deco|Thiago Motta| Fabregas |Flamini (thay người phút 74)
Giuly|Xavi Hernandez (chấn thương)| Hleb |Reyes (thay người phút 85)
Ronaldinho|| Pires |Almunia (thay người phút thứ 19)
Eto'o * ||Henry (C)|Robin van Persie

[YOUTUBE]sg7eKb-2oXU[/YOUTUBE]​

P/S: Clip trên phê nhất đoạn Eto'o, Belletti và lúc trọng tài nổi hồi còi kết thúc trận đấu, Bình luận viên có lẽ là một cules, vừa hát vừa bình luận ;))
 

r10

Lão tướng FCBSG
Đầu quân
5/8/07
Bài viết
7,549
Được thích
9
Điểm
38
Tuổi
34
Nơi ở
Sài Thành
Barça đồng
0
[video=youtube;ZJ0j-Cf1Dpk]http://www.youtube.com/watch?v=ZJ0j-Cf1Dpk[/video]
 

baz21

Barça B
Đầu quân
28/11/07
Bài viết
656
Được thích
1
Điểm
18
Nơi ở
HN
Barça đồng
0
Seville 1986: Bi kịch trên chấm phạt đền

1a1a1a12at3.jpg

Trận chung kết cúp C1 mùa giải 1985/1986 giữa Barcelona và Steaua Bucureşti vẫn luôn được nhớ đến như là một trong những trận đấu kì lạ và kịch tính nhất trong lịch sử của giải đấu này cho dù suốt 90' thi đấu chính thức và 30' bù giờ đã chẳng hề có bàn thắng nào được ghi cho cả hai đội.

Barcelona bước vào mùa giải C1 năm đó với tư cách là đương kim vô địch La Liga. Đội bóng được dẫn dắt bởi huấn luyện viên người Anh Terry Venables, với những cầu thủ xuất sắc trong đội hình như Urruti, Miguelli, Victor Munoz, Pichi Alonso và đặc biệt là "Thiên thần tóc vàng" Bernd Schuster. Barca đã lần lượt vượt qua Sparta Praha và Porto ở vòng 1 và vòng 2. Ở tứ kết Barca đã hạ gục Juventus của Platini và ghi tên mình vào trận chung kết sau chiến thắng kịch tính trên chấm phạt đền (5-4) trước đội bóng Thuỵ Điển Göteborg ở bán kết.

Steaua Bucureşti - đội bóng đến từ Rumani cũng đã thể hiện phong độ rất ấn tượng sau khi đã vượt qua Vejle BK (Đan Mạch), Kispest Honvéd FC Hungary), FC Lahti (Phần Lan) và Anderlecht (Bỉ) để đến với trận đấu cuối cùng với Barca.

Đã 25 năm rồi Barca mới lại được chơi 1 trận chung kết cúp C1. Đặc biệt hơn trận chung kết năm đó lại được tổ chức ngay trên đất Tây Ban Nha, tại sân vận động Sanchez Pizjuan. Rất nhiều Culé đã có mặt tại Seville để mong chờ các cầu thủ Barca sẽ mang về chiếc cúp C1 đầu tiên trong lịch sử đội bóng. Tuy nhiên suốt cả trận đấu đó Barca đã không thể nào xuyên thủng được hàng phòng ngự dày đặc của Steaua. Đội bóng Rumani đã rất biết mình biết người khi chọn cho mình một đấu pháp hợp lý để ngăn chặn các siêu sao bên phía Barca. 120' thi đấu rồi cũng kết thúc và loạt luân lưu may rủi sẽ quyết định chức vô địch thuộc về ai.

Chính những loạt luân lưu này đã khiến mọi người nhớ về Sanchez Pizjuan 1986 như là một trận chung kết kì lạ. Tất cả chỉ có 8 loạt sút đã được thực hiện chia đều cho 2 đội. Thủ môn huyền thoại Urruti của Barca đã đẩy được 2 trên 4 loạt sút của Steaua. Nhưng bên phía Steaua, cái tên Helmut Duckadam sẽ mãi là nỗi ám ảnh dành cho các Culé khi thủ môn người Rumani này đã chặn đứng cả 4 loạt sút luân lưu của các cầu thủ Barca. Tỉ số luân lưu là 2-0 dành cho Steaua Bucureşti và chiếc cúp C1 đã theo chủ nhân mới trở về Đông Âu.

Barca đã phải chờ thêm 6 năm nữa để lần đầu tiên vô địch cúp C1 Châu Âu và tại Seville năm đó các Culé chỉ còn biết than trời trước sự kiệt xuất của một quái nhân - Helmut Duckadam

1445499_w2.jpg


[video=youtube;qv03aBrqkj0]http://www.youtube.com/watch?v=qv03aBrqkj0&feature=related[/video]​
 
Sửa lần cuối:

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
Rome 2009: Dũng sĩ giác đấu

ofcbarcelonalionelmessiz.jpg

Xuất sắc vượt qua những đối thủ đáng gờm nhất, hai đấu sĩ Barcelona và Manchester United đã tiến thẳng đến thành Rome để tìm ra người xứng đáng nhất ngồi trên ngai vàng. Đấu trường La Mã cổ đại (Colosseum ) vốn nổi tiếng với những trận chiến kinh điển của những dũng sĩ, và có lẽ khó tìm được địa điểm nào thích hợp hơn để tổ chức trận chiến giữa 2 đại diện tiêu biểu nhất của bóng đá châu Âu. Đó là trận chiến của sức trẻ (Pep) & kinh nghiệm (Sir Alex), của những tài năng kiệt xuất (Messi, Iniesta, Xavi,...) và những tham vọng tột cùng (Ronaldo, Rooney,...).

Nếu coi trận Chung kết tại thành Rome 2009 là trận chiến của những đấu sĩ, thì dưới góc nhìn của một culé có thể chia trận chiến đó thành 3 hồi (tôi mạn phép được chỉnh sửa clip bên dưới theo hướng này):

- Hồi I: "Viva la Vida". Bài hát đã đoạt giải Grammy cho bài hát của năm 2009 chính là nguồn cảm hứng cho Pep cùng các cầu thủ trong phòng thay đồ, cũng như mỗi lần phải hành quân xa. Những phút đầu của trận Chung kết chứng kiến những pha tấn công cùng những cú sút xa hết sức nguy hiểm bên phía Manchester United. Nhưng màn phủ đầu đó không khiến những đấu sĩ như Messi, Xavi, Iniesta hay Eto'o chùn bước. Họ dần bắt nhịp trận đấu, và khi lấy lại được cảm hứng thì dường như không có gì có thể ngăn chặn được. Họ dồn ép đối thủ về phía sân nhà, tấn công từ nhiều hướng. Và kì lạ thay, gần như nhát kiếm đầu tiên được vung ra thì đối thủ của họ đã dính một đòn chí mạng. Iniesta nhận bóng từ giữa sân, và mặc dù vẫn còn chấn thương [1], nhưng với lòng dũng cảm và kĩ thuật tuyệt vời, anh đã vượt qua những đối thủ cản đường một cách dễ dàng. Iniesta tung ra một cú chọc khe sang cánh phải cho Eto'o đang băng xuống. Pha xử lí hết sức khéo léo của "báo đen" cùng pha kết thúc gọn gẽ vào góc gần đã không cho thủ thành van der Sar một cơ hội cản phá. Các cules đã tiếp sức mạnh và truyền cho các đấu sĩ Barca cảm hứng để thi đấu, và họ đã đáp lại tình cảm đó bằng món quà không thể ý nghĩa hơn...

- Hồi II: "We Will Rock You". Nếu hiệp đấu thứ I, sự cổ động của các cules và bài hát "Viva la Vida" truyền cảm hứng cho các cầu thủ Barça thi đấu, thì ngay khi hiệp 2 bắt đầu đã có sự đáp lễ. Những màn trình diễn ngẫu hứng và vô cùng đẹp mắt, những pha đan bóng tíc-tắc đều đặn & chính xác như những chiếc kim đồng hồ đã đốt cháy các khán đài của đấu trường Rome. Barça truyền nhiệt cho các khán đài, và đó cũng là cách tốt nhất để họ tiếp tục nhận được sự tiếp sức từ người hâm mộ. Nếu cột dọc không từ chối cú sút phạt mẫu mực của Xavi, hay Henry chuẩn xác hơn trong pha bóng cuối cùng thì trận chiến đã sớm kết thúc với phần thắng nghiêng về đấu sĩ Barça. Sắc áo Blaugrana tấn công dồn dập & bóp nghẹt mọi ý đồ tấn công của đối thủ, ♪ We Will Rock You... ♫ vang lên từ sâu thẳm trong trái tim mỗi cules!

- Hồi III: We are the "Campions"! [2]. Khi những âm thành đầu tiên của bản nhạc "We are the Campions" nổi lên thì Messi cũng chính thức tung nhát kiếm quyết định để kết liễu đấu sĩ Manchester United. Bàn thắng quá đẹp, nó xuất phát từ đôi chân ma thuật của Xavi và kết thúc bằng cái đầu vàng của Messi. Vâng, đến lúc này thì tất cả các cules đã có thể hết vang ca khúc của ban nhạc Queen. Thật trớ trêu khi Queen là ban nhạc Rock huyền thoại của nước Anh, nhưng đêm tháng 5 thành Rome năm ấy, chỉ có người Tây Ban Nha và những cules trên khắp thế giới được hát vang "We are the Campions".

Lần thứ 3 lên đỉnh châu Âu của những người khổng lồ xứ Catalan đã khép lại một mùa giải tuyệt vời với cú triplet của Pep và các học trò. Mùa giải 2008/2009 sẽ còn mãi được nhắc như là mùa giải vĩ đại nhất đối với lịch sử CLB Barcelona.

[YOUTUBE]pb2leo6BJD8[/YOUTUBE]​

**************

[1]: Trước trận Chung kết Iniesta đã dính phải một chấn thương, nhưng anh vẫn thuyết phục HLV Pep Guardiola được ra sân thi đấu. Pep đã đồng ý, nhưng ông "cấm" Iniesta tung ra bất kì cú sút nào bằng chân phải, và phải tránh va chạm một cách tối đa. Iniesta đã nghe lời, và anh chỉ tung ra đường kiến tạo sắc lẹm cho Eto'o mở tỉ số trận đấu cùng những màn trình diễn chói sáng. Sau trận Chung kết, Iniesta đã phải lên bàn mổ và anh phải nghỉ thi đấu đến gần giữa tháng 9/2009.

[2] Bài hát gốc của ban nhạc Queen có tên là "We are the Champions", có lẽ điều này ai cũng biết. Và là một cules, hẳn các bạn cũng hiểu Campions là cách viết theo tiếng Tây Ban Nha.

Bonus thêm mấy tấm ảnh Gladiator :-j

[IMGx]http://img822.imageshack.us/img822/3117/gladiator05800copia1.gif[/IMGx][IMGX]http://img855.imageshack.us/img855/1070/adidaschampionsleaguefi.jpg[/IMGX][IMGX]http://img860.imageshack.us/img860/7167/guardiolagladiatorheroo.jpg[/IMGX]
[IMGx]http://img848.imageshack.us/img848/2092/barca2009.jpg[/IMGx][IMGX]http://img844.imageshack.us/img844/3097/ofcbarcelonalosentrenadb.jpg[/IMGX][IMGX]http://img269.imageshack.us/img269/6212/gladiatoro280881.jpg[/IMGX]
 

Autumnruv

Phó Chủ tịch FCBVN
Thành viên danh dự
Đầu quân
30/8/09
Bài viết
5,535
Được thích
11
Điểm
38
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Barça đồng
0
FC Barcelona - Những khoảnh khắc vinh quang tại Champions League (1992-2009)

Ở những bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn thước phim tư liệu của từng mùa giải mà CLB Barcelona lên ngôi tại đấu trường Champions League. Tiếp theo đây, mời các bạn thưởng thức video clips được thực hiện bởi BarçaTV, ghi lại những khoảnh khắc vinh quang từ Dream Team 1.0 của thánh Johan Cruyff đến người Hà Lan bay - Frank Rijkaard, và Dream Team 2.0 của Pep G-o-diola.

[YOUTUBE]zdNlOt0dshI[/YOUTUBE]​

Còn bây giờ, hãy chờ đón khoảnh khắc vinh quang vào rạng sáng 29/5, tại Wembley!
 

Xã viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.

Chủ đề mới nhất

Giới thiệu

  • Barçamania Việt Nam thành lập từ năm 2005. Chúng tôi không thiên vị trong các thảo luận, đảm bảo thông tin chính xác không giả mạo. Chúng tôi cam kết xây dựng diễn đàn lành mạnh và phi lợi nhuận.
Top